Đề thi thử vào 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lệ Chi

doc 13 trang thienle22 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lệ Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_truong_thcs_le.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lệ Chi

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN GDCD Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian phát đề) Đề số 1 Câu 1. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về tự chủ? A. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động. B. Cần giữ thái độ ôn hòa trong giao tiếp với người khác. C. Người tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp. D. Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của mình . Câu 2. Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất A. chí công vô tư. C. tự giác, sáng tạo. B. khoan dung. D. tự chủ. Câu 3. Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế? A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Câu 4. Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thường phê bình mình. C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. Câu 5. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột. Câu 6. Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thỏa thuận. C. Quy ước. B. Đạo đức. D. Kỉ luật. Câu 7. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về bảo vệ hòa bình? A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của lãnh đạo các nước. B. Chỉ có các nước lớn mới ngăn chặn được chiến tranh. C. Chiến tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. D. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình. Câu 8. Khi giải quyết công việc, người chí công vô tư luôn xuất phát từ
  2. A.lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung. B. lợi ích chung và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung. C. lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. lợi ích chung và đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của cá nhân khác. Câu 9. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển? A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao. C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Sẵn sáng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận. Câu 10. Người tự chủ là người biết làm chủ A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. B. suy nghĩ của mình và của người khác. C. hành vi của mình và của người khác. D. tình cảm của mình để chi phối người khác. Câu 11. Tự chủ là làm chủ? A. Gia đình. C. Xã hội. B. Tập thể. D. Bản thân. Câu 12. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung gọi là A. đối tác. C. giúp đỡ. B. hợp tác. D. chia sẻ. Câu 13. Hành vi nào dưới đây biểu hiện lòng yêu hòa bình? A. Dùng vũ lực để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân. B. Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình. C. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. D. Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế. Câu 14. Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế? A. Ngăn chặn chiến tranh. C. Chạy đua vũ trang. B. Hạn chế bùng nổ dân số. D. Bảo vệ môi trường. Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ? A. Tự chủ là chìa khóa của thành công. B. Tự chủ giúp con người đứng vững trước những cám dỗ. C. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn. D. Tự chủ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 16. Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là? A. Tự chủ. C. Tự lực. B. Dân chủ. D. Tự tin. Câu 17. Người tự chủ là người
  3. A. Làm việc gì cũng đúng. C. Luôn đưa ra quyết định vội vàng. B. Luôn hành động theo ý mình. D. Biết kiềm chế ham muốn của bản thân. Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về chí công vô tư? A. Sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân. B. Chí công vô tư không còn phù hợp trong xã hội hiện nay. C. Học sinh nhỏ tuổi không cần rèn luyện chí công vô tư. D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Câu 19. Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật? A. Không tham gia các hoạt động của lớp. B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. Câu 20. Những quy định trong văn bản nào sau đây không phải là kỉ luật? A. Hiến pháp. C. Hương ước của làng. B. Nội quy trường học. D. Điều lệ Đoàn thanh niên. Câu 21. Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn. B. Mặc kệ bao giờ các bạn trêu chán thì thôi. C. Nghĩ cách để trả thù các bạn đã trêu mình. D. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn đừng trêu trọc. Câu 22. Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc A. chỉ cần hai bên cùng có lợi. B. một bên làm và cùng hưởng lợi. C. cùng làm và một bên được hưởng lợi. D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác. Câu 23. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về bảo vệ hòa bình? A. Sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng không sử dụng thì không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. B. Kích động để gây hận thù giữa các dân tộc là hành động đi ngược lại hòa bình thế giới. C. Nước nào đã có hòa bình thì không nên đầu tư cho quốc phòng. D. Để có hoà bình thì những nước nhỏ hơn phải nhân nhượng trước những nước lớn hơn. Câu 24. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự A. công bằng. C. vụ lợi. B. thực dụng. D. tự chủ. Câu 25. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. bảo vệ đất nước. C. hoạt động chính trị. B. bảo vệ hòa bình. D. hoạt động ngoại giao.
  4. Câu 26. Ai cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? A. Cán bộ công nhân viên chức. C. Tất cả mọi công dân. B. Những người làm lãnh đạo. D. Học sinh, sinh viên. Câu 27. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh không được: A. Lên án những hành động thiếu công bằng. B. Chỉ bình bầu cho người mình quý mến. C. Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân. D. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Câu 28. Dân chủ là mọi người được A. làm những gì mình muốn. B. làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình. C. làm chủ công việc của tập thể và xã hội. D. quyết định công việc của mình và của người khác. Câu 29. Câu “Gió chiều nào theo chiều ấy” nói về người không có tính A. tự chủ. C. năng động. B. dũng cảm. D. tự lập. Câu 30. Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả và để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu biết về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. Câu 31. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Được quyền làm những gì mình thích. B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể. D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 32. Việc làm nào dưới đây vi phạm kỉ luật? A. Không làm bài tập về nhà. C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài. B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp. D. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Câu 33. Kỉ luật là những quy định chung của A. một nhóm bạn. C. tập thể và cộng đồng xã hội. B. Nhà nước. D. các quốc gia trên thế giới. Câu 34. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể. B. Nhắc nhở, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp. C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận. D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình. Câu 35. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. xung đột. C. hòa giải.
  5. B. hòa bình. D. hòa hoãn. Câu 36. Là người yêu hòa bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cổ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Tránh đi không tham gia vào cuộc đánh nhau đó. D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hòa giải. Câu 37. Để hợp tác hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần A. chấp nhận phần thua thiệt về mình. B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi. C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác. D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Câu 38: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau. B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác. C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn. D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác. Câu 39. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư ? A. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo. B. Là nguyên nhân dẫn đến bất hòa trong xã hội. C. Đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người. D. Góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 40. Câu nói “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất đạo đức nào? A. công bằng. C. dân chủ B. tự chủ. D. chí công vô tư. HÕt C¸n bé coi thi kh«ng ph¶i gi¶i thÝch g× thªm. Hä vµ tªn thÝ sinh: SBD: Ch÷ ký cña gi¸m thÞ sè 1 Ch÷ ký cña gi¸m thÞ sè 2
  6. MA TRẬN ĐỀ 01 Tên chủ đề Các mức độ Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chí công vô Nêu được khái Xác định đúng Đồng tình các tư niệm, biểu hiện, hành vi hành vi chí ý nghĩa chí công công vô tư vô tư Số câu: 5 3 1 9 Số điểm: 1.25 0.75 0.25 2.25 Tỉ lệ: 22.5% Bảo vệ hòa Nêu được khái Xác định đúng Đồng tình các Vận dụng xử lí bình niệm hòa bình, hành vi hành vi bảo vệ tình huống bảo vệ hòa bình hòa bình trong cuộc sống Số câu: 2 2 2 1 7 Số điểm: 0.5 0.5 0.5 0.25 1.75 Tỉ lệ: 17.5% Hợp tác Nêu khái niệm, Xác định đúng Đồng tình các Vận dụng xử lí cùng phát biểu hiện, hành vi hành vi hợp tác tình huống triển nguyên tắc, mục trong cuộc tiêu hợp tác sống Số câu: 4 1 2 1 8 Số điểm: 1 0.25 0.5 0.25 2 Tỉ lệ: 20% Tự chủ Nêu được khái Xác định đúng Đồng tình các Vận dụng xử lí niệm, biểu hiện, hành vi hành vi tự chủ tình huống ý nghĩa tự chủ trong cuộc sống Số câu: 5 1 1 1 8 Số điểm: 1.25 0.25 0.25 0.25 2 Tỉ lệ: 20% Dân chủ và Nêu được khái Xác định đúng Vận dụng xử lí kỉ luật niệm, biểu hiện hành vi tình huống của dân chủ, kỉ trong cuộc luật sống Số câu: 4 3 1 8 Số điểm: 1 0.75 0.25 2 Tỉ lệ: 20% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng điểm 5 2.5 1.5 1 10 Tỷ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN GDCD Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian phát đề) Đề số 2 Câu 1. Chủ động điều chỉnh cách thức giải quyết và xử lý công việc cho phù hợp với yêu cầu của thực tế là biểu hiện của: A. Năng động. C. Chí công vô tư. B. Sáng tạo D. Tự chủ. Câu 2. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của thiên tài. C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. D. Trong học tập chỉ cẩn chăm chỉ là đủ, không cần sáng tạo. Câu 3. Chị T luôn sắp xếp thời gian, có kế hoạch làm việc hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn. Theo em chị T là người thế nào? A. Năng động tạo ra chất lượng trong công việc. B. Tận dụng thời gian làm việc khác. C. Làm cho xong việc không cần chất lượng. D. Chưa nhiệt tình trong công việc. Câu 4. Cơ sở quan trọng của hôn nhân là A. tiền bạc. C. tình yêu chân chính. B. pháp luật. D. kế hoạch hóa gia đình. Câu 5. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Luôn mở sách giải ra chép khi gặp bài khó. B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. D. Chủ động đọc thêm sách báo để nâng cao hiểu. Câu 6. Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong thời gian ngắn là làm việc: A. Năng động, sáng tạo. C. Năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. Tự giác, sáng tạo. D. Tự giác, năng suất và sáng tạo. Câu 7. Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. C. Dễ làm, khó bỏ. B. Năng nhặt chặt bị. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 8. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em làm gì? A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T.
  8. C. Xin chuyển sang nhóm khác vì không đồng ý với ý kiến của T và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để nâng cao hiểu biết. Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. B. Giúp mỗi người làm nên bất kì điều gì mình muốn. C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp. Câu 10. Người có tính năng động, sáng tạo A. luôn chờ đợi may mắn đến với mình. B. dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn. C. say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, hữu ích cho cuộc đời. D. nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm thành tựu của người khác. Câu 11. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây? A. Tích cực nâng cao tay nghề. C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật. B. Làm bừa làm ẩu để làm đề kiểm tra. D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Câu 12. Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận . Câu 13. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người A. thụ động. C. năng động. B. lười biếng. D. khoan dung. Câu 14. M đang học lớp 9 thì bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà giàu. M không đồng ý thì mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này? A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ. B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó. C. Đến chỗ gia đình nhà giàu kia yêu cầu hủy hôn. D. Giúp cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật. Câu 15. Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật? A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước. C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa. B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động. D. Nâng cao trình độ chuyên môn. Câu 16. Mọi người có để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. A. quyền lao động. C. nghĩa vụ lao động. B. trách nhiệm lao động. D. ý thức lao động. Câu 17. Trong sản xuất, biểu hiện của năng suất, chất lượng, hiệu quả là: A. Chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả.
  9. B. Buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. Dùng nguyên liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. Tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 18. Bạn M đang học lớp 9 thì bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho T – con một gia đình nhà giàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình? A. Mẹ bạn M, bạn M. C. Anh T và bạn M. B. Mẹ bạn M, anh T. D. Mẹ con bạn M và anh T. Câu 19. Bạn T là học sinh lớp 10 bỏ học giữa chừng và đòi gia đình cho đi lấy chồng. Bạn trai của T vừa đủ 20 tuổi, không học hành, không nghề nghiệp, suốt ngày chơi bời lêu lổng. Hai bên gia đình và họ hàng tìm mọi cách để can ngăn. Hành động của 2 bên gia đình đã A. Xâm phạm quyền tự do và kết hôn của công dân. B. Vi phạm những điều mà pháp luật cấm. C. Thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình. D. Vi phạm luật Hôn nhân và gia đình. Câu 20. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào được kết hôn? A. Giữa công dân không cùng tôn giáo. C. Giữa bố chồng với con dâu. B. Giữa những người đang có vợ (chồng). D. Giữa những người cùng giới tính. Câu 21. Trong giấy phép kinh doanh của chị P có 8 loại hàng, nhưng ban quản lý thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng có bán tới 14 loại hàng. Trong trường hợp này, chị P đã vi phạm quy định nào về kinh doanh? A. Kinh doanh không đúng giấy phép kinh doanh. B. Kê khai sai số vốn kinh doanh C. Kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cấm. D. Kê khai sai các mặt hàng kinh doanh. Câu 22. Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Trong trường hợp đó, em cần làm gì? A. Góp ý, phê bình, nhắc nhở chú cửa hàng. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức. D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết. Câu 23. Pháp luật hiện hành quy định độ tuổi kết hôn của nam giới là: A. Từ 20 tuổi. C. Từ 20 tuổi trở lên. B. Đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 20 tuổi trở lên. Câu 24. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định trong: A. Hiến pháp. C. Bộ luật Dân sự. B. Bộ luật hình sự. D. Luật Hôn nhân và gia đình. Câu 25. Bộ luật lao động không cấm hành vi nào dưới đây? A. Cưỡng bức ngược đãi người lao động. B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để trục lợi.
  10. D. Hoạt động dạy nghề, học nghề để có việc làm. Câu 26. Nam nữ không đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì A. vẫn được công nhận là vợ chồng. C. sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. B. vẫn được pháp luật bảo vệ. D. không được công nhận là vợ chồng. Câu 27. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo A. khả năng của bản thân. C. quy định của thị trường. B. sở thích của bản thân. D. quy định của pháp luật. Câu 28. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là A. đầu cơ tích trữ. C. kinh doanh. B. tổ chức kinh tế. D. buôn bán. Câu 29. Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là nhằm A. mở rộng thị trường. C. thu lợi nhuận. B. phát triển thương hiệu. D. nộp thuế cho Nhà nước. Câu 30. Quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh được gọi là quyền A. tự do buôn bán. C. tự do lao động. B. tự do kinh doanh. D. lựa chọn nghề nghiệp. Câu 31. Thuế không có tác dụng nào sau đây? A. thu lợi nhuận. C. điều chỉnh cơ cấu kinh tế. B. ổn định thị trường. D. đảm bảo phát triển kinh tế. Câu 32. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh? A. Kê khai đúng số vốn. C. Kinh doanh đúng ngành trong giấy phép. B. Nộp thuế đúng quy định. D. Buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu. Câu 33. Phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là A. lệ phí. C. chi phí. B. thuế. D. lợi tức. Câu 34. Người lao động là người A. từ đủ 15 tuổi trở lên. C. từ đủ 17 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 35. Nội dung nào dưới đây không phải quyền của người lao động? A. Hưởng lương phù hợp với trình độ. B. Tự do làm những việc mình thích. C. Làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn lao động. D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định. Câu 36. Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách ra chép, vừa nhanh vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách ra chép cùng H. C. Đợi H chép xong chép lại của H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Câu 37. Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi
  11. A. xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật. B. không kí hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng. C. tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ. D. thuê trẻ em 13 tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại. Câu 38. Nội dung nào sau đây không phải nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta? A. Môn đăng hộ đối. C. Một vợ một chồng. B. Tự nguyện, tiến bộ. D.Vợ chồng bình đẳng. Câu 39. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động? A. lao động. C. trải nghiệm. B. dịch vụ. D. hướng nghiệp. Câu 40. Ông A- chủ cơ sở kinh doanh đã thuê một số người lao động vào làm việc tại cơ sở của mình trong đó có em H mới 14 tuổi. Ông A đã vi phạm quy định gì về sử dụng lao động? A. Ngược đãi người lao động. C. Sử dụng lao động chưa đủ tuổi. B. Bóc lột sức lao động của người làm. D. Sử dụng lao động đúng độ tuổi. HÕt C¸n bé coi thi kh«ng ph¶i gi¶i thÝch g× thªm. Hä vµ tªn thÝ sinh: SBD: Ch÷ ký cña gi¸m thÞ sè 1 Ch÷ ký cña gi¸m thÞ sè 2
  12. MA TRẬN ĐỀ 02 Tên chủ đề Các mức độ Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Năng động, Nêu được khái Xác định đúng Vận dụng xử lí sáng tạo niệm năng động, hành vi tình huống sáng tạo Số câu: 2 5 1 8 Số điểm: 0.5 1.25 0.25 2 Tỉ lệ: 20% Làm việc có Nêu được khái Xác định đúng Nhận xét, đánh Vận dụng xử lí năng suất, niệm, biểu hiện hành vi giá hành vi tình huống chất lượng, của làm việc trong cuộc hiệu quả năng suất, chất sống lượng, hiệu quả Số câu: 2 2 1 1 6 Số điểm: 0.5 0.5 0.25 0.25 1.5 Tỉ lệ: 15% Quyền và Nêu được một Xác định đúng Nhận xét, đánh Vận dụng xử lí nghĩa vụ số nguyên tắc hành vi giá hành vi tình huống của công của chế độ hôn trong hôn nhân trong cuộc dân trong nhân, quyền và sống hôn nhân nghĩa vụ của CD trong hôn nhân Số câu: 5 1 2 1 9 Số điểm: 1.25 0.25 0.5 0.25 2.25 Tỉ lệ: 22.5% Quyền tự Nêu được khái Xác định đúng Nhận xét, đánh Vận dụng xử lí do kinh niệm kinh hành vi vi phạm. giá hành vi tình huống doanh và doanh, quyền tự trong cuộc nghĩa vụ do kinh doanh, sống đóng thuế thuế, tác dụng của thuế. Số câu: 5 1 2 1 9 Số điểm: 1.25 0.25 0.5 0.25 2.25 Tỉ lệ: 22.5% Quyền và Nêu được khái Xác định đúng Nhận xét, đánh nghĩa vụ lao niệm lao động, hành vi giá các hành vi động của nội dung quyền trong lao động. công dân và nghĩa vụ lao động, một số quy định của nhà nước. Số câu: 6 1 1 8 Số điểm: 1.5 0.25 0.25 2 Tỉ lệ: 20% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng điểm 5 2.5 1.5 1 10 Tỷ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%
  13. ĐÁP ÁN Đề 01: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A A C C D D C C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B D C C A D D D A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D D B A B C B C A D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A A C B B D C B D D Đề 02: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C A C A C A D B C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C C D A C D D C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A D D D D D D C C B 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A D B A B D D A A C