Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài 1: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit, Bazơ (Có đáp án)

doc 3 trang nhungbui22 08/08/2022 4550
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài 1: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit, Bazơ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_11_bai_1.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài 1: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit, Bazơ (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ 1. Mức độ nhận biết. Câu 1. Một dung dịch có [H+] = 10-10 M. Môi trường của dung dịch là A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được A. axit. B. kiềm. C. trung tính. D. không xác định được. Câu 2. Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh? A. NaCl. B. NaOH C. HCl. D. K2SO4. Câu 3. Dung dịch nào sau đây có pH = 7? A. NH4Cl. B. NaOH. C. HCl. D. Nước cất. Câu 3. Trường hợp nào sau đây có pH = 7? A. Dd NH4Cl. B. Dd NaOH. C. Dd HCl. D. Nước cất. Câu 4. Công thức tính pH là A.pH = - log [H+]. B.pH = log [H+]. C.pH = +10 log [H+]. D.pH = - log [OH-]. Câu 5. Chọn câu nhận định sai trong các câu sau? A. Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng. B. Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ. C. Dung dịch mà giá trị pH 1,0.10-14. C. [H+][OH-] = 1,0.10-14. D. không xác định được. Câu 7. Hãy chỉ ra nhận định sai trong các nhận định sau đây? A. pH = -lg [H+]. B. pH + pOH = 14. C. [H+] = 10 a thì pH= a. D. [H+]. [OH-] = 10-14. Câu 8. Dung dịch X có pH =11 thì + -11 + -3 A. H =10 M. B. H =10 M. C. Làm làm quì tím hoá đỏ. D. Không không làm đổi màu phenolphthalein. 2. Mức độ thông hiểu.
  2. Câu 9. Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. không xác định được. Câu 10. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các lọ dung dịch mất nhãn không màu chứa: NaCl, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 là A. quì tím. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch HCl. Câu 11. Dung dịch X có pH = 10, dd Y có pH = 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. X có tính bazơ yếu hơn Y. B. X có tính axit yếu hơn Y. C. Tính axit của X bằng của Y. D. X có tính axit mạnh hơn Y. Câu 12. Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl có pH = a; dung dịch H2SO4 có pH = b; dung dịch NH4Cl có pH = c và dung dịch NaOH có pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. d < c< a < b. B. c < a< d < b. C. a < b < c < d. D. b < a < c < d. Câu 13. Dung dịch có pH =3 cần pha loãng dung dịch này bằng nước cất bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH=4? A. 12 lần. B. 10 lần. C. 1 lần. D. 100 lần. Câu 14. Dung dịch HCl 0,001M thì A. pH=3 và làm quì tím hoá đỏ. B. pH=11 và làm quì tím hoá xanh. C. pH=3 và làm quì tím hoá xanh. D. pH=11 và làm quì tím hoá đỏ. 3. Mức độ VD. Câu 15. Trộn 100 ml dd NaOH 0,1M với 100 ml dd H2SO4 0,1M thu được dd làm phenolphtalein A. chuyển sang màu hồng. B. chuyển sang màu xanh. C. chuyển sang màu vàng. D. không đổi màu. Câu 16. Trộn 20ml dd HCl 0,05M với 20ml dd H 2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi về thể tích khi trộn và các axit đã cho điện li hoàn toàn thì pH của dd thu được sau khi trộn là có giá trị bằng A. 1,0 B. 2,0 C. 3,0 D. 1,5.
  3. Câu 17. Cho 50 ml dd HCl 0,12M vào 50ml dd NaOH 0,1M. pH của dd sau phản ứng là bằng A. 1. B. 2. C. 7. D. 10. Câu 18. Muốn pha chế 300ml dd có NaOH có pH=10 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu? A. 11.10-4g. B.11,5.10-4g. C.12.10-4g. D.1,25.10-4g. 4. Mức độ VDC Câu 19. Nếu Trộn 100ml dd KOH có pH=12 với 100ml dd HCl 0,012M. Hỏi pH của dung dịch sau khi trộn bằng bao nhiêu? (Nếu coi không có sự thay đổi về thể tích khi trộn) A. pH=5. B.pH=4. C.pH=3. D.pH=2. Câu 20. 100ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M tác dụng trung hòa vừa đủ với 0,1 lít dung dịch B chứa NaOH 0,5M và KOH a M. a có giá trị là bao nhiêu? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.