Bộ Đề kiểm tra cuối kỳ I - Lớp 4

doc 16 trang thienle22 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ Đề kiểm tra cuối kỳ I - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_cuoi_ky_i_lop_4.doc

Nội dung text: Bộ Đề kiểm tra cuối kỳ I - Lớp 4

  1. UBND THỊ XÃ SƠN TÂY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Năm học 2019 – 2020 Môn: Toán - Lớp 4 (Thời gian làm bài 40 p) Họ và tên: . Lớp 4D Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0,5điểm) Kết quả của phép nhân 307 x 40 là: A. 1228 B. 12280 C. 2280 D. 12290 Câu 2 : (0,5điểm) Giá trị của biểu thức : 57 x 59 – 57 x 49 là : A. 570 B. 57 C. 750 D. 75 Câu 3 : (0,5điểm) Kết quả tính : 73 000 : 100 là: A. 73 B. 7300 C. 730 D. 703 Câu 4: (0,5điểm) Số dư trong phép chia 4325 : 123 là: A. 2 B.143 C. 20 D. 35 Câu 5: (0,5điểm) Tìm x biết: x : 11 = 78 A. x = 89 B. x = 758 C. x = 858 C. x = 788 Câu 6 : (0,5 điểm) Biểu thức (32 x 8) : 4 bằng với biểu thức nào dưới đây? A. 32 : 4 : 8 B. 32 : 4 x 8 C. 32:4 x 8: 4 D. 32: 8:4 Câu 7: (1 điểm) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m2 5dm2 = . dm2 là: A. 95 B. 950 C. 9005 D. 905 Câu 8: (1 điểm) Tổng của 2 số là 196. Hiệu của chúng bằng 32.Vậy số bé là: A. 164 B. 80 C. 114 D. 82 Câu 9: (1 điểm) Trong hình vẽ bên có: A. 5 góc vuông, 1 góc tù, 2 góc nhọn, 1 góc bẹt B. 5 góc vuông, 1 góc tù, 2 góc nhọn, C. 4 góc vuông. 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc bẹt D. 5 góc vuông, 1 góc tù, 1 góc nhọn, PHẦN II: TỰ LUẬN:(4 điểm) Câu 1 : ( 1 điểm) Đặt tính và tính:
  2. 2375 x 317 14453 : 34 . . . . Câu 2: ( 2 điểm) Bà Lan trồng rau trên mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 36 m, chiều rộng kém chiều dài 8 m. Hỏi: a) Diện tích mảnh đất đó là bao nhiêu m2 ? b) Bà Lan thu được bao nhiêu kg rau trên mảnh đất đó? Biết rằng trung bình 1m 2 thu được 2 kg rau. . . . . Câu 3: ( 1 điểm) Cho biểu thức P = 285 x ( 100 – m) a. Tính giá trị của P khi m là số lớn nhất có hai chữ số khác nhau. b. Với giá trị nào của m thì biểu thức P có giá trị lớn nhất ? Khi đó giá trị của P là bao nhiêu? . . . Phòng GD & ĐT thị xã Sơn Tây Trường Tiểu học Lê Lợi ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ I- MÔN TOÁN LỚP 4D (Năm học: 2019 – 2020)
  3. I.Trắc nghiệm: 6 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 B A C C C B D D B 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 0,5 đ 1 đ 1đ 1 đ II. Tự luận: 4 điểm Câu 1: (1 điểm) 2375 x317 = 752875 14453 : 34 = 425 ( dư 3) Câu 2: (2 điểm) a) Nửa chu vi mảnh đất đó là: 36 : 2 = 18 (m) Chiều dài mảnh đất là: (18 + 8 ) : 2 = 13 (m) 1, 5 điểm Chiều rộng mảnh đất là: 13 – 8 = 5 (m) Diện tích mảnh đất đó là: 13 x 5 = 65 (m2) b) Số kg rau thu được là: 65 x 2 = 130 kg Đáp số: 65 m 2 0,5 điểm 130 kg. Câu 3: (1 điểm) a) m = 98 nên P = 285 x ( 100 – 98) = 285 x 2 = 570 b) Với m = 0 thì P lớn nhất. Khi đó P = 285 x 100 = 28500
  4. UBND THỊ XÃ SƠN TÂY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Năm học 2019 – 2020 Đề chính thức Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian làm bài 80p) Họ và tên: . Lớp 4D Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm Đọc: Viết: Chung: Phần I. Kiểm tra đọc (10 điểm). I.Đọc thành tiếng (3 điểm). Kiểm tra các bài đọc từ tuần 9 đến tuần 16 và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. II. Đọc hiểu và làm bài tập (7 điểm) Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi là người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2). Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước). (Thái Vũ)
  5. (1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa (2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1.( 0,5 điểm)Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào? A. Là người đen đủi, xấu xí B. Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ C. Là người thông minh, học giỏi nhất trường D. Là người nhanh nhẹn, chăm chỉ. Câu 2(0,5 điểm)Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ? A. Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất B. Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt C. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân D. Vì Mạc Đĩnh Chi là cậu bé kiếm củi. Câu 3(0,5 điểm).Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? A. Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường B. Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay C. Vì ông là người có công . D. Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông. Câu 4( 0,5 điểm). Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”? A. Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý. B. Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý. C. Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó. D. Hoa sen có vẻ đẹp tự nhiên cần nâng niu. Câu 5(1 điểm) Nêu nội dung bài đọc.
  6. Câu 6( 1 điểm).Trong câu “Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.” có mấy tính từ: A. 2 tính từ. Đó là: . B. 3 tính từ. Đó là : C. 4 tính từ. Đó là : . D. 5 tính từ. Đó là : . Câu 7 ( 1 điểm) Tìm và viết ra 1 câu tục ngữ thuộc chủ đề Ý chí – Nghị lực. Câu 8( 1 điểm). Đặt 1 câu hỏi với mục đích thể hiện yêu cầu, mong muốn : Phần II. Kiểm tra viết (10 điểm). 1. Chính tả (nghe - viết) ( 2điểm) Viết bài “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” – Đoạn từ “Bạch Thái Bưởi mở công ty bán lại tàu cho ông.”- SGK Tiếng Việt 4 Tập I – Trang 115. 2 . Tập làm văn : ( 8 điểm) Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em thích.
  7. Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây Trường Tiểu học Lê Lợi ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ I- MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4D (Năm học: 2019– 2020) I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 9 đến Tuần 17 (Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm.(2 điểm) - Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm) 2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 Khoanh đúng A C D B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5:(1 điểm) Bài đọc ca ngợi sự tài giỏi,thông minh và công lao của Mạc Đĩnh Chi. Câu 7:( 1điểm) Câu 8:(1 điểm) B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn miêu tả đồ vật theo yêu cầu đề bài(có phần mở bài, thân bài , kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Câu có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa phù hợp.
  8. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. *Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà giáo viên cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. UBND THỊ XÃ SƠN TÂY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Năm học 2019 – 2020 Đề chính thức Môn: Khoa học - Lớp 4 (Thời gian làm bài 40p) Họ và tên: . Lớp 4D Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm I. TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và thực hiện theo yêu cầu của bài tập: Câu 1(0,5 điểm) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là. A. Bệnh béo phì. C. Bệnh biếu cổ, bệnh đau mắt B. Tiêu chảy, bệnh tả, bệnh lị D. Bệnh suy dinh dưỡng Câu 2( 0,5 điểm) Chất nào có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể ? A. Chất bột đường B. Chất đạm C. Chất béo D. Chất xơ Câu 3( 0,5 điểm) Khi thấy cơ thể có biểu hiện bị bệnh cần: A. Lấy thuốc uống ngay C. Báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết . B. Không nói cho ai biết. D. Nói với bạn nhờ bạn giúp đỡ . Câu 4( 0,5 điểm)Vật nào dưới đây không cho nước thấm qua? A. Chai thủy tinh. C. Giấy B. Vải bông. D. Bông gòn Câu 5 ( 1 điểm)Sinh vật có thể chết khi nào? A. Mất từ 1% đến 5% nước trong cơ thể. B. Mất từ 5% đến 10 % nước trong cơ thể. C. Mất từ 10 % đến 15% nước trong cơ thể. D. Mất từ 10 % đến 20% nước trong cơ thể. Câu 7.(1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào trước các câu sau:
  9. A. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật. B. Con người có thể thích nghi dần với cuộc sống không có nước. C. Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất. D. Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại. Câu 8.(1điểm) Điền các từ in nghiêng trong khung vào chỗ chấm ( ) thích hợp các đám mây; bay hơi; hơi nước; ngưng tụ - Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên vào không khí. - bay lên cao, gặp lạnh thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên Câu 6 .( 1 điểm) Nối A với B cho phù hợp. A B Thiếu vitamin A Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ. Thiếu i ốt Bị còi xương. Thiếu vi-ta-min D Mắt nhìn kém có thể dẫn đên mù lòa II. TỰ LUẬN Câu 1 ( 1 điểm) Nêu các tính chất của không khí? Lấy 1 ví dụ về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống Câu 2( 1 điểm) Nêu vai trò của chất đạm và chất béo?
  10. Câu 3 :(2 điểm) Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ? Em có thể làm được việc gì để bảo vệ nguồn nước ? Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây Trường Tiểu học Lê Lợi ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ I- MÔN KHOA HỌC LỚP 4D (Năm học: 2019– 2020) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án B Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án C Câu 4 : Đáp án A Câu 5 : Đáp án D Câu 6: Thứ tự cần điền: Đ-S-Đ-Đ Thứ tự điền: bay hơi, hơi nước, ngưng tụ,các đám mây. Câu 6 .( 1 điểm) Nối A với B cho phù hợp. A B Thiếu vitamin A Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ. Thiếu i ốt Bị còi xương. Thiếu vi-ta-min D Mắt nhìn kém có thể dẫn đên mù lòa II.TỰ LUẬN Câu 1( 1 điểm) Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra Câu 2: ( 1 điểm) Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người. - Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K
  11. Câu 3 : ( 2 điểm) Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: - Nguồn nước không phải là vô tận. - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. - Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình, cho gia đình. - Tiết kiệm nước cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. (Tùy HS trả lời các cách tiết kiệm nước để cho điểm phù hợp) UBND THỊ XÃ SƠN TÂY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Năm học 2019 – 2020 Đề chính thức Môn Sử - Địa (Thời gian làm bài 40p) Họ và tên: . Lớp 4D Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm A. PHẦN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: (0,5 điểm)Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? A. Đại Cồ Việt. C. Việt Nam. B. Âu Lạc. D. Văn Lang. Câu 2: (0,5 điểm)Ai là người lãnh đạo nhân dân ta chống lại quân Nam Hán năm 938 ? A. Hai Bà Trưng. C. Dương Đình Nghệ. B. Ngô Quyền. D. Lê Hoàn. Câu 3: (0,5 điểm) Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? A. Để chống lũ lụt. C. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang. B. Để chống hạn hán. D. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê .Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? (0,5 điểm) A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt. C. Nhử giặc khiêu chiến . B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng. D. Đánh vào kho quân lương để tiêu diệt giặc. Câu 5: (1 điểm) Hãy chọn sự kiện ở cột A nối với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng .
  12. A B 1. Xây thành Cổ Loa A. An Dương Vương 2. .Xây dựng phòng tuyến sông B.Trần Hưng Đạo Như Nguyệt 3. Chống quân xâm lược Mông C. Lý Công Uẩn - Nguyên. 4. Dời kinh đô ra Thăng Long D.Lý Thường Kiệt II. TỰ LUẬN: Câu 1 (1 điểm): Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Câu 2 (1 điểm): Khi giặc Mông Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? B. PHẦN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0,5 điểm) Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về Dãy núi Hoàng Liên Sơn? A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
  13. C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc. D. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. Câu 2: (0,5 điểm) Trung du Bắc Bộ là vùng: A. Có thế mạnh về đánh cá. B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta. C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản. Câu 3: (0,5 điểm) Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? A. Di Linh B. Kon Tum C. Lâm Viên D. Đắc Lắc Câu 4: (0,5 điểm) Phù sa của những con sông nào bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ ? A. Sông Hồng và sông Lô C. Sông Hồng và sông Thái Bình B. Sông Thái Bình và sông Đuống D. Sông Đuống và sông Hồng Câu 5: (1 điểm) Chọn ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp: A B 1. Có các cao nguyên được .A. Khai thác sức nước phủ đất đỏ Ba-dan 2. Có nhiều loại rừng B. Khai thác gỗ và lâm sản 3.Là nơi bắt nguồn nhiều C. Chăn nuôi gia súc con sông 4. Có nhiều đồng cỏ lớn D. Trồng cây công nghiệp II. TỰ LUẬN: Câu 1: (1 điểm) Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì?
  14. Câu 2: (1 điểm) Hiện nay các thành phố lớn ở nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo em chúng ta có thể làm được gì để khắc phục tình trạng trên? Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây Trường Tiểu học Lê Lợi ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ I- MÔN SỬ - ĐỊA LỚP 4D (Năm học: 2019– 2020) A. LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án D B D B 1-A 2-D 3-B 4-C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. TỰ LUẬN: (2đ ) Câu 1 (1 điểm): Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt. Câu 2 (1 điểm): Vua tôi nhà Trần dùng kế “ Vườn không nhà trống”. Chủ động rút khỏi kinh thanhfThawng Long.Quân Mông Nguyên vào được Thăng Long nhưng không tìm thấy một bóng người, một chút lương thực để ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. Chính lúc đó quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long để tiêu diệt. B. ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án B C C C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5
  15. Câu 5 1-D 2-B 3-A 4-C 0,5 0,5 0,5 0,5 II. TỰ LUẬN: Câu 1: (1điểm) Do rừng bị khai thác cạn kiệt, do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi Để khắc phục tình trạng này người dân đã tích cực trồng lại rừng trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Câu 2:(1 điểm) - Sử dụng các phương tiện giao thông cong cộng. - Không xả rác bừa bãi ra môi trường. - Trồng nhiều cây xanh. - Sử dụng xăng sinh học