Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Chuyên đề: Thấu kính phân kì

docx 6 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Chuyên đề: Thấu kính phân kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_vat_ly_lop_9_chuyen_de_thau_kinh_phan_ki.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Chuyên đề: Thấu kính phân kì

  1. BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ_28/4/2022/9A2 Bài 1: Hãy ghép mỗi thành phần (1,2,3,4,5) bên cột 1 với thành phần (a,b,c,d,e) ở cột 2 và sắp xếp để thành một câu hoàn chỉnh đúng về nội dung vật lý. Cột 1 Cột 2 1. Kính cận a. Ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. 2. Phần rìa dày hơn phần giữa b. Tia tới song song trục chính của thấu kính phân kì thì tia ló. 3. Tia tới đến quang tâm thì tia ló c. Thấu kính phân kì có 4. Kéo dài đi qua tiêu điểm chính d. Truyền thẳng theo hướng của tia tới. 5. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì e. Là một trong các ứng dụng của thấu kính luôn cho phân kì
  2. Bài 2: Cho tia tới (1) và tia ló (2) của một điểm sáng qua thấu kính phân kì. Hãy hoàn thành các tia sáng trên. Xác định điểm sáng S và ảnh S’ của S.
  3. Bài 3: Hoàn thành các tia (1) và (2) cho trên hình vẽ
  4. Bài 4: Một thấu kính phân kì có tiêu cự f . Khi đặt vật AB dạng đoạn thẳng, AB vuông góc với trục chính trước thấu kính (A nằm trên trục chính), khoảng cách vật tới thấu kính là d =12cm thì khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính d’ = 8cm. 1 1 1 a. Chứng minh công thức: . = ′ ― b. Tìm chiều cao của ảnh và vật, biết tổng của chúng là 10cm. c. Nếu một người có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến 60cm thì dùng thấu kính trên làm kính đeo có phù hợp không. Tại sao? Bài 5: Cho vật sáng AB và thấu kính như bài 4, biết AB = 10cm, và AB cách thấu kính là d = 2f. Biết thấu kính có tiêu cự f cm. Xác định độ cao ảnh A’B’. Bài 6: Cho vật sáng AB như bài 4. a. Hãy xác định vị trí của ảnh, của vật và tiêu cự của thấu kính. Biết ảnh A’B’ chỉ cao bằng
  5. 1/3 vật AB và khoảng cách giữa ảnh và vật là 2,4cm. b. Nếu vật dịch lại gần thấu kính thêm 6cm, thì khoảng cách của ảnh và vật là bao nhiêu? Bài 7: Đặt vật sáng AB có dạng đoạn thẳng, vật vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho A nằm trên trục chính và cách thấu kính 40cm thì cho ảnh A’B’ cách thấu kính 20cm. a. Hỏi thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tính tiêu cự của thấu kính đó. b. Biết AB = 5cm. Tìm chiều cao của ảnh. Bài 8: Đặt vật sáng AB như bài 4 trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 10cm ta thu được ảnh A’B’. Di chuyển AB một khoảng 15cm lại gần thấu kính ta thấy ảnh A’B’ di chuyển một khoảng
  6. 1,5cm. Xác định vị trí của vật và ảnh lúc đầu và sau khi dịch chuyển. Bài 9: Cho vật AB vuông góc với trục chính và A’B’ là ảnh của AB (như hình vẽ). Bằng phép vẽ ảnh hãy xác định quang tâm O, các tiêu điểm F, F’ và loại thấu kính. Bài 10: Dựng ảnh S’ của điểm sáng S trong trường hợp S nằm trên trục chính của thấu kính phân kì, S cách quang tâm O là d = 2f, f là tiêu cự của thấu kính, ảnh S’ cách thấu kính bao nhiêu?