Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 2: Lực - Hai lực cân bằng

docx 2 trang Thương Thanh 24/07/2023 3450
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 2: Lực - Hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_chu_de_2_luc_hai_luc_can_ban.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 2: Lực - Hai lực cân bằng

  1. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2 : LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 1 : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C A B B C D B A B A C C D A B Câu 1 : Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng? A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. Câu 2 : Gió tác dụng vào buồm một lực có A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền. C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống. D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên. Câu 3 : Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1. B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây. C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1. D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2. Câu 4 : Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực? A. Cân Rô – béc – van B. Lực kế C. Nhiệt kế D. Thước Câu 5 : Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì A. không chịu tác dụng của lực nào. B. chỉ chịu lực nâng của sàn. C. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất. D. chỉ chịu lực hút của Trái Đất. Câu 6 : Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng? A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe. B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó. C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó. D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng. Câu 7 : Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
  2. A. Đọc một trang sáchB. Xách một xô nước C. Nâng một tấm gỗ D. Đẩy một chiếc xe Câu 8 : Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm chuyển động quả banh. B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng. D. không làm biến dạng quả bóng. Câu 9 : Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi? A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại. B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h. C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn. D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Câu 10 : Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực? A. Túi nilong đựng nước không rơi.B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng. C. Dây cao su dãn ra.D. Cả ba dấu hiệu trên. Câu 11 : Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì. Câu 12 : Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu? A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng. B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người. C. Lực của người tác dụng vào lốp xe. D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.