Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 33

docx 4 trang Thương Thanh 24/07/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_33.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 33

  1. CÂU HỎI – BÀI TẬP VĂN LỚP 9 – TUẦN 33 Văn bản “ Ánh trăng”, “ Đoàn thuyền đánh cá” I. KHAI THÁC VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 Bài 1: Cho hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi "Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa" a. Hai khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả và cho biết hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? b. Khái quát nội dung hai khổ thơ trên bằng một câu văn. c. Phát hiện các phép tu từ nổi bật và cho biết tác dụng của các phép tu từ đó. d. Từ " ngỡ"có sắc thái biểu cảm như thế nào? e. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về 2 khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một cảm thán. Bài 2: Đọc đoạn thơ sau: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn a. Từ “người dưng” có nghĩa là gì? b. Từ ngữ nào cho em thấy hoàn cảnh sống hiện tại của nhà thơ? Đó là hoàn cảnh như thế nào? c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất và nêu rõ tác dụng? d. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc khổ thơ nào trong bài thơ đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ? e. Phân tích giá trị biểu cảm của từ “đột ngột” trong câu thơ “đột ngột vầng trăng tròn”
  2. g. Cảm nhận về hai khổ thơ trên bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu, gạch chân một câu hỏi tu từ và một câu cảm thán. Bài 3: Khổ thơ thứ 5: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng a. Từ “mặt” trong câu thơ đầu tiên được hiểu theo những nét nghĩa nào? Chỉ rõ từng nét nghĩa đó. b. Theo em từ nào trong khổ thơ đã thể hiện rõ nhất cảm xúc của tác giả? Đó là cảm xúc gì? c. Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” không chỉ có ở khổ thơ này mà còn được xuất hiện ở khổ thơ mở đầu. Các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở hai khổ thơ đó khác nhau như thế nào? d. Theo em, vì sao mỗi khổ thơ trong bài chỉ có một chữ viết hoa ở đầu câu thơ đầu tiên? e. Viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận về khổ thơ trên. Gạch chân và chỉ rõ một câu bị động, một câu cảm thán. Bài 4: Khổ thơ cuối Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a. Nhận xét về bài thơ có những câu thơ trên, có ý kiến “ Bài thơ là sự kết hợp giữa chất tự sự và chất trữ tình, mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ”. Em hãy chỉ ra cái “dáng dấp của một câu chuyện nhỏ” trong bài thơ này? b. Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó ? c. Trong bài thơ, ở các khổ thơ khác tác giả dùng hình ảnh ‘vầng trăng”, tại sao đến khổ thơ cuối ông lại viết “ánh trăng” ? d. Việc sử dụng đại từ “ ta” trong câu thơ cuối có ý nghĩa gì? e. Cảm nhận của em về cái “ giật mình” của nhân vật trữ tình trong câu thơ cuối? g. Trong chương trình Ngữ văn 9, em cũng đã được học một bài thơ khác cũng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Nêu tên bài thơ và tên tác giả? h. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu cảm nhận về khổ cuối, gạch chân và chỉ rõ một câu ghép, một câu cảm thán. Bài 5: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” Bài 6 : Chép những câu thơ có từ “hát” trong bài. Nêu ý nghĩa của những từ “hát” đó Bài 7: Tìm bpnt và nêu tác dụng trong câu thơ sau:
  3. a. “Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” b. “Biển cho ta cá như lòng mẹ” Bài 8: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách viết quy nạp phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, trong khổ thơ có sử dụng khởi ngữ, thành phần tình thái, phép thế. ( gạch chân thành phần đó, và phép thế). Bài 9: Vẻ đẹp của con người lao động hòa hợp với thiên nhiên. ( Trình bày bằng một đoạn văn diễn dịch, trong đoạn văn có sử dụng phép nối, câu ghép). II. KHAI THÁC NGỮ LIỆU MỞ Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa ” (Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Tuổi trẻ) Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ và xác định kiểu câu sau theo cấu tạo: Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Câu 2: Em hiểu như thế nào về định lý mà tác giả đưa ra? Câu 3: Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Bài 2: Đọc bài thơ Nói với em của Vũ Quần Phương và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
  4. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nguồn: SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2002) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu có trong bài thơ và nêu tác dụng. Câu 3. Từ nội dung bài thơ trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( khoảng một trang giấy thi) về bổn phận của con cái với cha mẹ.