Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9

docx 3 trang Thương Thanh 24/07/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9

  1. BÀI TẬP ÔN TẬP TUẦN 30- NGỮ VĂN 9 PHẦN I: KHAI THÁC VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 Văn bản “ Đồng chí”, “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Bài 1 : Nêu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Đồng chí” Bài 2 : a. Chép chính xác 7 câu thơ của bài “ Đồng Chí” b.Tìm thành ngữ trong đoạn thơ và giải nghĩa c. Câu thơ thứ 3 từ “ đôi” có thể thay thành từ “ hai” được không ? d.Giải nghĩa từ “ tri kỉ” theo em điều gì đã khiến cho những người lính từ “ xa lạ” trở thành “ tri kỉ” ? e.Câu thơ cuối của khổ thơ xét về cấu tạo thuộc kiểu câu gì? Ý nghĩa của câu thơ đó? g.Tìm bpnt trong câu thơ “ Súng bên súng đầu sát bên đầu” và nêu tác dụng . h.Viết 1 đoạn văn theo kết cấu diễn dịch khoảng 12 câu phân tích 7 câu thơ đầu của bài” Đồng Chí” trong đoạn văn có sử dụng 1 phép nối. Bài 3: Cho câu thơ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” a.Chép chính xác 9 câu thơ tiếp b.Có ý kiến cho rằng, từ “mặc kệ” thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Suy nghĩ của em như thế nào về ý kiến đó? c.Tìm bpnt và nêu tác dụng trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” d.Trong khổ thơ có những hình ảnh “áo rách”, “quần vá”, “chân không giày”. Những từ đó thuộc cùng trường từ vựng gì? Việc tác giả đưa ra những từ như vậy thể hiện ý nghĩa gì? e.Câu thơ “Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” khiến cho em liên tưởng đến những câu thơ nào trong chương trình NV9. Tác phẩm nào? Tác giả? Hai câu thơ trên của bài “Đồng chí” và những câu thơ vừa chép giúp cho em hiểu thêm điều gì về những người lính? g. Cho câu chủ đề sau: “Khổ thơ thứ hai của bài “Đồng chí” không chỉ nói lên tình cảm sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện được sức mạnh của những tình cảm ấy. Hãy viết 1 đoạn văn theo kết cấu T-P-H khoảng 12 câu để làm rõ câu chủ đề trên Bài 4: a. Chép 3 câu thơ cuối của bài “Đồng chí” b. Em hiểu thế nào là “Sương muối”. Từ đó, em hiểu thêm gì về cuộc sống, chiến đấu của những người lính?
  2. c. Tìm bpnt và nêu tác dụng “Đầu súng trăng treo” d. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, phân tích 3 câu cuối của bài. Bài 5: Đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2 của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và thực hiện yêu cầu: a.Bài thơ có những câu thơ vừa đọc được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đề tài của bài thơ là gì? b.Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ có những câu thơ vừa đọc? c.Nhận xét về giọng điệu thơ hai câu đầu của khổ thơ 1. Giọng điệu ấy cho em cảm nhận điều gì? d.Chỉ rõ và nêu giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ còn lại của khổ thơ. e. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu cảm nhận về hai khổ đầu của bài thơ. Gạch chân và chỉ rõ một câu bị động, một câu phủ định. g. Bài thơ nào cũng có cùng đề tài với bài thơ trên mà em được học trong chương trình ngữ văn 9 kì 1. Ghi rõ tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác. Bài 6 : a. Chép nguyên văn khổ 3 + 4 trong bài thơ bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” b. Giọng điệu trong 2 khổ thơ có gì đặc biệt? Giọng điệu ấy được thể hiện qua cấu trúc từ ngữ nào? c. Cả 2 khổ thơ đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Em hãy xác định câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Theo em tác dụng của biện pháp tu từ ấy là gì? d. Trong “ Đồng chí ” của Chính Hữu có câu: “ Miệng cười buốt giá ” còn “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật có viết: “ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha ” giúp em cảm nhận được điều gì về nụ cười của những người lính e. Viết đoạn văn tổng - phân – hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về 2 khổ thơ trên ( Gạch chân một câu ghép, một câu cảm thán! ) Bài 7: Kết thúc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật có viết: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu a: Hai câu đầu của đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Việc sử dụng những biện pháp tu từ ấy đem đến cho em những cảm nhận gì? Câu b: Chỉ ra những mặt tương phản đối lập trong bốn câu thơ của đoạn thơ trên? Ý nghĩa của sự đối lập tương phản ấy? Câu c: Việc sử dụng từ “trái tim” trong câu thơ cuối liên quan đến cách phát triển từ vựng tiếng Việt nào đã học? Chỉ rõ? Ngoài ra còn có những cách phát triển từ vựng tiếng Việt nào khác? Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ trên? Câu d: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về ý chí quyết tâm của người chiến sĩ lái xe trong khổ cuối của bài thơ. Gạch chân và chỉ rõ một câu bị động, một câu phủ định có trong đoạn văn.
  3. PHẦN II. KHAI THÁC NGỮ LIỆU MỞ Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau: “ Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này- các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ đặc biệt là những người mẹ -gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” (Phê-đê- ri-cô May -ô, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, văn 9 tập 2) 1. Hãy chỉ rõ một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. 2. Trong đoạn trích trên, tại sao tác giả lại cho rằng : “Giáo dục tức là giải phóng.”? 3. Dựa vào nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của giáo dục đối với bản thân mình.