Bài tập Ngữ văn lớp 9D
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn lớp 9D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ngu_van_lop_9d.docx
Nội dung text: Bài tập Ngữ văn lớp 9D
- ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 9 Ngày kiểm tra: 11/12/2019 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việtt có viết: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” Rồi sau đó, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động gắn liền với hình ảnh bà và tình bà cháu: “Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe. Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” 1. Nêu hoàn cảnh ra dời của bài thơ. 2. Hình ảnh “nắng mưa” trong câu thơ “cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” sử dụng nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó? Chép chính xác một câu thơ khác trong bài cũng có hình ảnh này. 3. Cũng trong bài thơ, giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi” nhưng bà dặn cháu khi viết thư cho bố ở chiến khu “chớ kể này, kể nọ”, “cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà? Qua lời dặn đó, em hiểu thêm gì về những phẩm chất cao đẹp của bà? 4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp nêu cảm nhận của em về tình bà cháu qua khổ thơ trên, trong đó sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu phủ định). PHẦN II (4,0 điểm) Dưới đây là lời tâm sự của nhân vật chính trong một truyện ngắn giàu chất trữ tình: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ văn 9, tập một) 1. Đây là lời tâm sự của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Lời tâm sự đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật? 2. Ghi ra một câu nghi vấn được dùng trong đoạn trích. Ý nghĩa của câu văn đó là gì?
- 3. Từ tâm sự của nhân vật trong đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp trong cuộc sống hôm nay KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Ngày: 12/12/2019 Thời gian làm bài: 90 phút
- ĐỀ 2 Phần I (6 điểm) Cho đoạn thơ: "Hồi nhỏ sống với đồng Trần trụi với thiên nhiên với sông rồi với bể hồn nhiên như cây cỏ hồi chiến tranh ở rừng ngỡ không bao giờ quên vầng trăng thành tri kỉ cái vầng trăng tình nghĩa " 1. Những câu thơ trên được trính từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Hình ảnh "đồng" , "sông", "bể", "rừng" xuất hiện trong đoạn thơ còn được lặp lại trong một khổ thơ khác của bài. Việc tác giả sử dụng lặp lại các hình ảnh thơ ấy có ý nghĩa như thế nào? 3. Dựa vào những câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tình cảm giữa con người với vầng trăng, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép nối (gạch dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). 4. Chép lại hai câu tục ngữ viết về đạo lí sống ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam giống với chủ đề có trong bài thơ ở đoạn thơ trên. Phần II (4 điểm) Dưới đây là những câu văn trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019) 1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng của viêc lựa chọn ngôi kể đó? 2. Trong tác phẩm, “những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà “cháu” đề cập đến là những ai? Vì sao “cháu” lại cho rằng họ đáng vẽ hơn mình? 3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực té, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn. ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020
- Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 (không thể thời gian giao đề) Đề bài gồm 01 trang Phần I. (6,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Chính Hữu, Đồng chí, SGK Ngữ Văn 9, tập một, NXBGD, 2018) 1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản (chú thích tên tác giả) em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được ra mắt bạn đọc có cùng năm sáng tác với bài thơ này. 2. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh? 3. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch chân) PHẦN II (4 điểm) Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam tả nỗi nhớ của Kiều, Nguyễn Du có viết: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1) 1. Nỗi nhớ của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên hướng đến ai? Lúc này, cảnh ngộ của nàng đáng thương như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều? 2. Giải thích thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh"? 3. Từ tấm lòng hiếu thảo của Kiều, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ (Đoạn văn có độ dài khỏang 2/3 trang giấy thi).
- Phần II (4.0 điểm) Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, những dòng viết về tình cảm của ông Sáu dành cho con đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rẫu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả miêu tả đôi mắt của những ai? Em hiểu gì về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt ấy? (1.5 điểm) 2. Bằng một đoạn văn tự sự khoảng 2/3 trang giấy thi có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, hãy kể lại đoạn truyện về cuộc chia tay đầy xúc động của cha con ông Sáu trước lúc ông lên đường. (gạch chân và chú thích rõ yếu tố miêu tả nội tâm) (2.5 điểm) Hết ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2019 - 2020 - Ngày thi: 11/12/2019
- Thời gian làm bài: 90 phút Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra ĐỀ 4 Phần I (6đ): Cho đoạn trích trong văn bản “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”, Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? 2. Giải thích nghĩ của từ “nói trống”? Cho biết lí do bé Thu sử dụng cách nói đó. 3. Bé Thu đã thực hiện hành động nói nào qua các câu: “- Vô ăn cơm!”, “- Con kêu rồi mà người ta không nghe”? 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật của bé Thu từ khi gặp mặt cha đến khi bé bỏ sang nhà bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ “vì nên ” (gạch chân và chú thích rõ)