Bài ôn tập Toán và Tiếng Việt Khối 4

pdf 6 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập Toán và Tiếng Việt Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_on_tap_toan_va_tieng_viet_khoi_4.pdf

Nội dung text: Bài ôn tập Toán và Tiếng Việt Khối 4

  1. BÀI ÔN TẬP TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỔ KHỐI 4 I. ÔN TẬP TOÁN Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( Câu 1,2,3) Bài 1: Phân số hai phần năm được viết là: A. 5 B. 25 C. 2 D. 22 2 52 5 55 8 3 24 19 Bài 2: Trong các phân số: ; ; ; ; phân số lớn hơn 1 là: 9 4 24 17 A. 8 B. 3 C. 24 D. 19 9 4 24 17 Bài 3: Giá trị của biểu thức 8438 – 2325 x 2 là: A. 3788 B. 6113 C. 12226 D.4650 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm sao cho: 53 chia hết cho cả 2 và 3 Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S A. 2km2 = 2000m2 B. 400dm2 = 4m2 C. 23m2 94dm2 = 2394dm2 D. 5000m2 = 5km2 Bài 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. Tổng của hai số là 10, hiệu của hai số cũng là 10. Vậy số lớn là: ; số bé là Bài 7: Một tấm kính hình chữ nhật có chiều rộng 15cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích tấm kính đó.
  2. Bài 8: Tìm x x x 45 = 1800 x - 245 = 15816 : 2 x + 45 = 1765 -232 Bài 9: Lan cao 140cm, Hoa cao hơn Lan 5cm nhưng lại thấp hơn Mai 5cm. Hỏi trung bình mỗi bạn cao bao nhiêu xăng ti mét? Bài 10: Với bốn số 0; 6; 1; 2 Hãy viết hai số có ba chữ số (ba chữ số khác nhau) chia hết cho 3.
  3. II.MÔN TIẾNG VIỆT Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé.” Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. (Theo Ra-tri-xa Phơ-ríp) 2. Dựa vào nội dung bài đọc “Cái giá của sự trung thực” trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Bài 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Năm tuổi trở xuống. D. Bốn tuổi trở xuống. Bài 2: Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
  4. B. Cho mình, cho cậu bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. D. Cho mình, cho bạn, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi. Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S Người Bạn của tác giả nói lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới sáu tuổi C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới năm tuổi D. Nói dối rằng cậu bé lớn mới gần bảy tuổi Bài 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng. Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ .Tôi không muốn bán đi của mình chỉ với 3 đô la. Bài 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Viết câu trả lời của em: Bài 6: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì? Bài 7: Viết tên các môn thể thao mà em biết:
  5. Bài 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau: Nhanh như Khỏe như . Bài 9: Câu tục ngữ: “Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.” muốn nói lên điều gì? Bài 10: Em hãy miêu tả lại chiếc cặp sách của em.