Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ

docx 1 trang Thương Thanh 26/07/2023 1710
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_on_tap_ve_tho.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ

  1. TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Năm học 2019 – 2020 PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TUẦN TỪ 13 -18.4.2020 ÔN TẬP VỀ THƠ Bài tập 1. Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao ” (Mùa xuân nho nhỏ, sgk Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2008) a/ Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. b/ Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. c/ Trong khổ thơ trên từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao? d/ Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. Bài tập 2. Nói về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có nhận xét: “Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi”. (Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9 – Lê Bảo – NXBGD, 2007) a. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. b. Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. c. Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó. d. Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế).