Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 12 khối 9 - Tiết 158

doc 2 trang thienle22 4000
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 12 khối 9 - Tiết 158", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_bai_so_12_khoi_9_tiet_158.doc
  • docxHƯỚNG DẪN CHẤM-BIỂU ĐIỂM.docx
  • docxMA TRẬN (1).docx

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 12 khối 9 - Tiết 158

  1. Trường THCS Dương Hà Ngày .tháng năm 2019 Họ và tên: Tiết 158 BÀI KIỂM TRA MÔN: Văn BÀI SỐ: 12 Lớp: 9 Khối: 9 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: 45’ §iÓm Lêi phª cña thÇy/ c« gi¸o §Ò bµi: Đề 01 I/ Phần tr¾c nghiÖm khách quan: (2® ) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu những câu trả lời đúng: Câu 1. Ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ? A. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ. C. Nêu lên đề tài được nói tới trong câu. B. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ. D. Là thành phần không thể thiếu được trong câu. Câu 2. Những câu văn nào dưới đây có khởi ngữ? A. Về trí thông minh thì nó là nhất. C. Nó là một học sinh thông minh. B. Nó thông minh nhưng nó hơi ẩu. D. Trí thông minh, nó là số một của lớp. Câu 3. Thành phần câu được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần phụ chú. Câu 4. Trong câu “Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”, thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với từ ngữ trước đó? A. Quan hệ bổ sung. B. Quan hệ nguyên nhân. C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ tương phản. Câu 5. Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thành định nghĩa: “ là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy” ? A. Nghĩa tường minh B. Hàm ý. C. Nghĩa cụ thể. D. Nghĩa khái quát. Câu 6. Câu in đậm sau đây: “Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?” chứa hàm ý gì? A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ. C. Hỏi học sinh đó đi muộn bao nhiêu phút. B. Phê bình học sinh đó không đi đúng giờ. D. Hỏi học sinh đó bây giờ là mấy giờ. Câu 7. Những dòng nào dưới đây có hình ảnh ẩn dụ? A. Mặt trời đã lên. C. Đó là đôi bàn tay vàng của công ty chúng tôi. B. Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. D. Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời. Câu 8. Câu văn: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa nước mắt.” thuộc loại câu nào? A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn. II. Phần tù luËn: (8 ®) Câu 1:(2 đ) Gạch chân thành phần biệt lập trong những câu sau và nêu rõ đó là thành phần biệt lập gì? a. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng). b. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Làng- Kim Lân). Câu 2: (2 đ) Nhận xét về kiểu câu được sử dụng trong đoạn văn sau: “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê). Việc sử dụng kiểu câu đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: (1 đ) Theo em, tác giả gửi thông điệp gì qua nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”? Câu 4: (3 đ) Phân tích khổ hai bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết, một câu ghép và khởi ngữ (gạch chân)./.
  2. Trường THCS Dương Hà Ngày .tháng năm 2019 Họ và tên: Tiết 158 BÀI KIỂM TRA MÔN: Văn BÀI SỐ:12 Lớp: 9 Khối: 9 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: 45’ §iÓm Lêi phª cña thÇy/ c« gi¸o §Ò bµi: 02 I/ Phần tr¾c nghiÖm khách quan: (2® ) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu những câu trả lời đúng: Câu 1. Thành phần câu được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần phụ chú. Câu 2. Phần gạch chân trong câu “Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng.” là A. cụm danh từ. B. cụm động từ. C. cụm tính từ. D. cụm C- V Câu 3. Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thành định nghĩa: “ là cách sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.” ? A. Phép thế B. Phép nối. C. Phép lặp. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng. Câu 4. Cách hiểu nào không đúng hàm ý câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”? A. Chỉ còn năm phút là chia tay. C. Tại sao con người lại cứ phải chia tay nhau nhỉ? B. Tiếc quá, không còn thời gian để trò chuyện. D. Giá khách ở lại thêm thì hay biết bao! Câu 5. Dòng nào dưới đây có hình ảnh hoán dụ? A. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. C. Đó là đôi bàn tay vàng của công ty chúng tôi. B. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. D. Làng chợ Dầu Việt gian theo Tây. Câu 6. Câu văn: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” thuộc loại câu nào? A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn. Câu 7. Khởi ngữ là A. thành phần câu đứng trước chủ ngữ. C. là thành phần không thể thiếu được trong câu. B. có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ. D. nêu lên đề tài được nói tới trong câu. Câu 8. Câu văn nào dưới đây có khởi ngữ? A. Về nhan sắc thì nó là nhất. C. Nó là một người có nhan sắc. B. Nó đẹp nhưng nó hơi kiêu. D. Nhan sắc, nó là số một của lớp. II. Phần tù luËn: (8 ®) Câu 1: (2đ) Gạch chân thành phần biệt lập trong những câu sau, ghi rõ đó là thành phần biệt lập gì? a, Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) b, - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (Làng- Kim Lân) Câu 2: (2 đ) Nhận xét về trật tự các thành phần câu trong phần trích sau và nêu tác dụng: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc (Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Câu 3: (1đ) Theo em, tác giả gửi thông điệp gì qua nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Câu 4: (3đ) Phân tích khổ ba bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh theo cách trình bày quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết, một câu ghép và khởi ngữ (gạch chân)./.