Bài kiểm tra học kì I môn Vật lí lớp 8

docx 8 trang thienle22 4140
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Vật lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Vật lí lớp 8

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ Môn: Vật lí Lớp 8 Đề số 1 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút I . TRẮC NHIỆM: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (8 điểm). Câu 1: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. Câu 2: Đơn vị đo áp suất là gì ? A. Niutơn (N). B.Niutơn mét (Nm). C.Niutơn trên mét (N/m). D.Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 3: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. C. Hai người chuyển động so với mặt đường. D. Hai người đứng yên so với bánh xe. Câu 4: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp không nào có công cơ học? A.Con bò đang kéo chiếc xe đi trên đường. B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. C. Quả táo đang rơi từ trên cây xuống. D. Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. Câu 5: Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét FA. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B.Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C.Vật sẽ nổi lên khi FA < P. D.Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 6: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A.Toa tầu. B.Bầu trời. C.Cây bên đường. D. Đường ray. Câu 7: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Câu 8: Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. B. Do mọi vật đều có quán tính. C. Do có lực khác cản lại. D. Do giác quan của mọi người bị sai lầm. Câu 9: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. A. S = v/t. B.t = v/S. C.t = S/v. D.S = t /v Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 11: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển
  2. động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s. Câu 12: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 13: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý. B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực. Câu 14: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 2500Pa; B. 400Pa; C. 250Pa; D. 25000Pa. Câu 15: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Câu 16: Công thức tính lực đẩy Acsimét là: A. FA= D.V; B. FA= Pvật; C. FA= d.V; D. FA= d.h. Câu 17: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nàolớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất. B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. H C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. K I D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất. R Câu 18: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2.Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36N/m2. B. 36 000N/m2. C.360 000N/m2. D. 18 000N/m2. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình. B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình. C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng. D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó. Câu 20: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p =P.h B. p =F.h C. p = d.h D. p = d.A Câu 21: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A.Tăng lên; B. Giảm đi; C. Không thay đổi; D. Chỉ số 0. Câu 22: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.
  3. B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Câu 23: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi 3 3 3 quả cầu? Biết Dnhôm = 2700kg/m ; Dđồng = 8900kg/m ; Dsắt = 7800kg/m . A. F1A > F2A > F3A; B F1A = F2A = F3A; C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A. Câu 24: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Câu 25: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: A. Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. Câu 26: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D. Vì lực là đại lượng vừa có phương, chiều. Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ? A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép. B. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn. C. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn. D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 28: Câu nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển? A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd. B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 29: Phát biểu nào đúng khi nói định luật về công? A.Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta hại về công. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D.Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Câu 30: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ? A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước. B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng. C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng. D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng. Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất khí ? A. Mọi vật trên trái đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí. B. Chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không phải chịu một áp suất nào như ngâm mình trong nước.
  4. C. Mọi vật trên trái đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn trái đất không phải chịu áp suất này. D. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Câu 32: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân. B. Quả cầu nổi vì dđồng dthuỷ ngân. D Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân. II. TỰ LUẬN (2 điểm). Bài 1 (1,5 điểm). Treo một vật vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 11,7N. Vẫn treo vật bằng lực kế và nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì phần nước tràn ra có thể tích là 0,15 lít. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3 . Tính a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi nhúng vật vào bình tràn. b. Lực kế lúc này chỉ giá trị bao nhiêu? c. Trọng lượng riêng của vật? Bài 2 (0,5 điểm). Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.
  5. UBND HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ Môn: Vật lí Lớp 8 Đề số 2 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút I . TRẮC NHIỆM: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (8 điểm). Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A.Toa tầu. B.Bầu trời. C.Cây bên đường. D. Đường ray. Câu 2: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. A. S = v/t. B.t = v/S. C.t = S/v. D.S = t /v Câu 3: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s. Câu 4: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D. Vì lực là đại lượng vừa có phương, chiều. Câu 5: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Câu 6: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Câu 7: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: A. Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. Câu 8: Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. B. Do mọi vật đều có quán tính. C. Do có lực khác cản lại. D. Do giác quan của mọi người bị sai lầm. Câu 9: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. B.Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. C.Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. D.Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ? A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
  6. B. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn. C. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn. D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 12: Đơn vị của công cơ học là gì ? A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Jun (J). D. Paxcan (pa). Câu 13: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 14: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý. B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực. Câu 15: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36N/m2. B. 36 000N/m2. C.360 000N/m2. D. 18 000N/m2. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình. B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình. C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng. D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó. Câu 17: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p =P.h B. p =F.h C. p = d.h D. p = d.A Câu 18: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nàolớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất. B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. H C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. K I D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất. R Câu 19: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 2500Pa; B. 400Pa; C. 250Pa; D. 25000Pa. Câu 20: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất khí ? A. Mọi vật trên trái đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí. B. Chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không phải chịu một áp suất nào như ngâm mình trong nước. C. Mọi vật trên trái đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn trái đất không phải chịu áp suất này.
  7. D. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Câu 22: Câu nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển? A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd. B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 23: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ? A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước. B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng. C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng. D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng. Câu 24: Công thức tính lực đẩy Ác – si – mét là: A. FA= D.V; B. FA= Pvật; C. FA= d.V; D. FA= d.h. Câu 25: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A.Tăng lên; B. Giảm đi; C. Không thay đổi; D. Chỉ số 0. Câu 26: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn. B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Câu 27: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng 3 3 3 lên mỗi quả cầu? Biết Dnhôm = 2700kg/m ; Dđồng = 8900kg/m ; Dsắt = 7800kg/m . A. F1A > F2A > F3A; B F1A = F2A = F3A; C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A. Câu 28: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. C. Hai người chuyển động so với mặt đường. D. Hai người đứng yên so với bánh xe. Câu 29: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Con bò đang kéo chiếc xe đi trên đường. B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. C. Quả táo đang rơi từ trên cây xuống. D. Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. Câu 30: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân. B. Quả cầu nổi vì dđồng dthuỷ ngân. D Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân. Câu 31: Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét FA. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B.Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C.Vật sẽ nổi lên khi FA < P. D.Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 32: Phát biểu nào đúng khi nói định luật về công? A. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
  8. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta hại về công. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. II. TỰ LUẬN (2 điểm). Bài 1 (1,5 điểm). Treo một vật vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế và nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì phần nước tràn ra có thể tích là 20cm3 Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3 . Tính a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi nhúng vật vào bình tràn. b. Lực kế lúc này chỉ giá trị bao nhiêu? c. Tính trọng lượng riêng của vật? Bài 2 (0,5 điểm). Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10000 N/m3 và 27000 N/m3.