Bài kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

docx 11 trang Thủy Hạnh 15/12/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I LỚP 5A3 NĂM HỌC 2017 - 2018 STT Chủ đề Số câu Mức 1 Mức Mức 3 Mức 4 Tổng Số điểm (Nhận biết) 2(Thông (Vận (Vận dụng hiểu) dụng) nâng cao) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 văn bản Câu số 1,2 3,4 7 8 1 Số điểm 1,0 1,0 1,0 0.5 4 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 về từ, câu Câu số 5 6 9 10 2 Số điểm 1,0 1,0 1,0 0,5 3 Tổng số câu 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 2,0 2,0 2,0 1,0 7 An Lạc, ngày 22 /12/2017 Duyệt của BGH. Người lập: Lê thị Hà
  2. TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Họ và tên: NĂM HỌC: 2017 – 2018 LỚP: 5.A3 MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 40phút ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN A. Đọc thành tiếng:(3điểm) . Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo yêu cầu của giáo viên trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. B. Đọc hiểu:(7điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau và khoanh tròn vào những chữ cái có ý trả lời đúng nhất: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?” Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc: - Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về lối bà Hai, xin bà gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên đầu dây bên kia: - A lô ! Công an huyện đây ! Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới. Ba gã trộm đứng khựng lại như rôbốt hết pin. Tiếng còng tây đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em: - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! (Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu) Câu 1.Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện thấy điều gì lạ? A. Những dấu chân người lớn hằn trên đất. B. Hơn chục cây gỗ to bị chặt. C.Bọn trộm gỗ bàn nhau chở gỗ đi.
  3. D. Tất cả các ý trên. Câu 2.Những việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người thông minh dũng cảm? A.Thắc mắc khi thấy những dấu chân người lớn hằn trên đất B. Lần theođường tắt gọi điện thoại báo công an, phối hợp với công an bắt bọn trộm gỗ. C. Lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc. D. Lần theo đường tắt, gọi điện báo cho công an. Câu 3. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người bạn nhỏ trong bài ? A. Có ý thức bảo vệ rừng. B. Có sự dũng cảm và thông minh. C. Biết yêu rừng. D.Có ý thức bảo vệ rừng , có sự thông minh và dũng cảm. Câu 4.Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? A. Vì yêu vẻ đẹp của rừng. B.Vì rừng là tài nguyên quý C. Vì yêu rừng,hiểu rừng là tài sản chung của đất nước và có trách nhiệm bảo vệ rừng. D.Vì rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Câu 5.Trong câu “Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?” có mấy đại từ? A. Một đại từ .B. Hai đại từ . C.Ba đại từ.D. Bốn đại từ . Câu 6. Câu văn “ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!”là kiểu câu gì? A. Câu cảm B.Câu kể C.Câu hỏi C. Câu khiến. Câu7: Bạn nhỏ trong bài đã ý thức được điều gì ? Câu 8.Qua bài đọc , em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? Câu 9.Tìm chủ ngữ ,vị ngữ và quan hệ từ trong câu “Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!” - Chủ ngữ: - Vị ngữ: . - Quan hệ từ: Câu 10.Em hãy kể một việc làm tốt của em , của những người xung quanh để bảo vệ môi trường nơi em sinh sống? .
  4. TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Họ và tên: . NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP : 5A3 Thời gian làm bài:50 phút ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . 1. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm) Bài viết: Chiều biên giới ( Trang 176 sách T/V lớp 5, tập 1)
  5. 2. Tập làm văn:(8 điểm) Đề bài:Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất. Bài làm.
  6. PHÒNG GIÁO DỤC TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 5A3 NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN : TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra :28 / 12 / 2017 I . KIỂM TRA ĐỌC:(40 phút) A. Đọc thành tiếng:Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo yêu cầu của giáo viên trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. B. Đọc hiểu: Em hãy đọc thầm bài văn sau và khoanh tròn vào những chữ cái có ý trả lời đúng nhất: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?” Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc: - Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về lối bà Hai, xin bà gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên đầu dây bên kia: - A lô ! Công an huyện đây ! Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới. Ba gã trộm đứng khựng lại như rôbốt hết pin. Tiếng còng tây đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em: - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! (Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu) Câu 1.Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện thấy điều gì lạ? A. Những dấu chân người lớn hằn trên đất. B. Hơn chục cây gỗ to bị chặt. C.Bọn trộm gỗ bàn nhau chở gỗ đi. D. Tất cả các ý trên.
  7. Câu 2.Những việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người thông minh dũng cảm? A.Thắc mắc khi thấy những dấu chân người lớn hằn trên đất B. Lần theo đường tắt gọi điện thoại báo công an, phối hợp với công an bắt bọn trộm gỗ. C. Lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc. D. Lần theo đường tắt, gọi điện báo cho công an. Câu 3. Em có suy nghĩ gì về người bạn nhỏ trong bài ? A. Có ý thức bảo vệ rừng. B. Có sự dũng cảm và thông minh. C. Biết yêu rừng. D.Thông minh và dũng cảm.Có ý thức bảo vệ rừng . Câu 4.Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? A. Vì yêu vẻ đẹp của rừng. B.Vì rừng là tài nguyên quý C. Vì yêu rừng,hiểu rừng là tài sản chung của đất nước và có trách nhiệm bảo vệ rừng. D.Vì rừng điều hòa khí hậu. Câu 5.Trong câu “Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?” có mấy đại từ? A. Một đại từ .B. Hai đại từ . C. Ba đại từ.D. Bốn đại từ . Câu 6. Câu văn “ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!”là kiểu câu gì? A. Câu cảm B.Câu kể C.Câu hỏi C. Câu khiến. Câu7: Bạn nhỏ trong bài đã ý thức được điều gì ? Câu 8.Qua bài đọc , em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? Câu 9.Tìm chủ ngữ ,vị ngữ và quan hệ từ trong câu “Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!” - Chủ ngữ: - Vị ngữ: . - Quan hệ từ: Câu 10.Em hãy kể một việc làm tốt của em , của những người xung quanh để bảo vệ môi trường nơi em sinh sống? II.KIỂM TRA VIẾT:(50 phút) A. Chính tả: Nghe - viết Bài :Chiều biên giới ( Trang 176 sách T/V lớp 5, tập 1) B. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất. An Lạc, ngày 22 /12/2017 Duyệt của BGH. Người lập: Lê Thị Hà
  8. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG T.H NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I- LỚP 5A3 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN :TIẾNG VIỆT I. PHẦN ĐỌC : (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng :3 điểm. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản (đọc hay, đọc diễn cảm) trong thời gian 3 đến 5 phút và trả lờì được câu hỏi (3điểm) Học đọc chậm không đúng tốc độ ,tùy theo mức độ để cho điểm. 2. Đọc hiểu,kiến thức về từ câu : 7 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B D C B A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0điểm 1,0 điểm Câu Đáp án Thang điểm Bạn nhỏ trong bài hiểu rừng là tài sản chung nên bạn 7 xem mình là một công nhân nhỏ tuổi cũng phải có trách 1,0 điểm nhiệm gìn giữ và bảo vệ rừng. 8 Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. 0,5 điểm Chủ ngữ: cháu Vị ngữ:quả là chàng gác rừng dũng cảm. 1,0 điểm 9 Quan hệ từ:là HS nêu được những việc làm tốt của bản thân hoặc những người xung quanh để vảo vệ môi trường nơi mình sinh sống : - Không xả rác bữa bãi ở mọi lúc mọi nơi - Tiết kiệm nước 0,5 điểm 10 - Trồng cây phủ xanh đồi trọc - Dọn vệ sinh nhà cửa, đường phố - Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền Mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường nha, hãy chung tay góp sức để làm cho môi trường ngày càng xanh-sạch-đẹp. ( HS phải nêu được từ 3 việc làm trở lên )
  9. II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1.Chính tả : 2 điểm - Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét ( một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm) - Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn toàn bài trừ không quá 0,5 điểm 2.Tập làm văn: 8 điểm - Nội dung : đủ 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ) + Mở bài : Giới thiệu người em định tả, có ấn tượng gì với em . ?( 1 điểm ) + Thân bài :( 4 điểm ) :ND 1,5điểm ;KN 1,5 điểm ;Cảm xúc 1điểm + Kết bài :( 1 điểm ) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ ( 0,5 điểm) + Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp ( 0,5 điểm) +Viết bài có sáng tạo ( 1 điểm) + Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm +Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm : 8;7;6; 5;4 ;3, . An lạc, ngày 22/12/2017 Duyệt của BGH Người lập: Lê thị Hà