Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 17

doc 24 trang thienle22 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_17.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 17

  1. 1 TUẦN 17 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN : Luyện tập chung I.Mục tiêu: -Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. -HS có kĩ năng vận dụng thực hiện các phép tính với số thập phân; giải được các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Giáo dục hs tính cẩn thận, trình bày khoa học. II.Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1a: - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện vào vở. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. Bài tập 2a: - Cá nhân làm bài vào nháp: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. Bài tập 3 : - GV hướng dẫn HS tìm hiểu dự kiện bài toán, thống nhất cách giải - Hoạt động cá nhân : Cá nhân làm vào nháp -Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà cùng người thân thực hiện giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
  2. 2 Tiết 2: TẬP ĐỌC Ngu Công xã Trịnh Tường I.Mục tiêu: +Đọc đúng: lặn lội, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo. +Đọc diễn cảm: Biết đọc trôi chảy bài văn, với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. -Hiểu được: +Nghĩa các từ: Ngu Công, cao sản. +Nội dung bài: Ca ngợi ông Phàn Phù Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. II.Đồ dùng dạy- học : III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: 1. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc. - Cá nhân đọc thầm. -Tìm hiểu từ khó: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, ông Lìn Hoạt động cá nhân: Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài Ngu Công, cao sản - Hoạt động cá nhân: Luyện đọc theo 3 đoạn. - Hoạt động nhóm đôi: Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. - Các nhóm đọc bài trước lớp: Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. 2. Tìm hiểu bài: - Hoạt động cá nhân: Trả lời các câu hỏi ở SGK. - Ban học tập cho cả lớp chia sẻ các câu hỏi. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - TCĐG: + Đọc đúng bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc + Tự học, hợp tác
  3. 3 + Hiểu Nội dung: Ca ngợi ông Phàn Phù Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. 4. Hoạt động thực hành: - Hoạt động cá nhân: Luyện đọc đoạn 1. - Hoạt động nhóm đôi: Đọc cho nhau nghe, sữa lỗi cho nhau , nhấn mạnh các từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, - Hoạt động nhóm lớn: Thi đọc diễn cảm đoạn 1. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết + Biết đọc diễn cảm bài văn + Ý thức đọc hay, diễn cảm IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện đọc diễn cảm đoạn 1 cho người thân nghe,nhờ bố mẹ tư vấn , nhận xét giọng đọc cho mình. Tiết 3: CHÍNH TẢ: Người mẹ của 51 đứa con I.Mục tiêu: - HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1). - HS làm được bài tập 2. - Rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học III.Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: a) Tìm hiểu nội dung bài viết chính tả - Hoạt động cá nhân: + Đọc đoạn văn cần viết chính tả, nêu nội dung bài viết . + Tìm từ khó viết, viết vào vở nháp - Hoạt động nhóm đôi: Chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn viết: bươn chải, nuôi dưỡng, cưu mang.
  4. 4 - Cả lớp chia sẻ nội dung bài. b) Viết chính tả - GV đọc mẫu bài viết chính tả. - Hoạt động cá nhân: Nghe giáo viên đọc và viết chính tả vào vở. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài viết cho nhau. 4. Hoạt động thực hành Bài tập: 2 - Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở BTTV in. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, viết. - KTĐG: ghi chép ngắn, viết nhận xét - TCĐG: + HS Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn . + Nắn nót cẩn thận khi viết + Tự học IV.Hoạt động ứng dụng - Đọc cho bố mẹ nghe một bài thơ và nói với bố mẹ những tiếng bắt vần trong bài thơ đó. Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ Ôn tập I. Mục tiêu: -Hệ thống kiến thức lịch sử từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biện Phủ năm1954. -Rèn kĩ năng ghi nhớ các kiến thức lịch sử. -GD truyền thống lịch sử của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1đến bài 10) III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi: - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ta đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: a. Hoạt động nhóm:
  5. 5 - Tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm và trả lời các câu hỏi sgk. - GV gợi ý cho các từng nhóm. b. Đàm thoại cả lớp: - Tổ chức cho HS hỏi đáp trớc lớp: + Nhóm 1 hỏi – Nhóm 2 đáp + Nhóm 2 hỏi – Nhóm 1 đáp. - GV nhận xét, hệ thống lại nội dung ôn tập: + Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lợc nớc ta. + Cuối thế kỉ XIX phong trào chống Pháp của Trơng Định và phong trào Cần Vương. + Phong trào Đông du của Phan Bội Châu và đầu thế kỉ XX. + Ngày 3-2-1930 ĐCS Việt Nam ra đời. + Ngày 19-8-1945 khởi nghĩa giành chính quyền ở HN. + Ngày 2-9-1945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập. - Giúp HS nắm được ý nghĩa của hai sự kiện tiêu biểu: ĐCS Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám. Đánh giá thường xuyên: - Phương phápĐG : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật ĐG: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn. -Tiêu chí đánh giá: Häc sinh nắm được: Hệ thống kiến thức lịch sử từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biện Phủ năm1954.n IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân nội dung bài học. - Nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra. Tiết 2: ĐẠO ĐỨC. Hợp tác với người xung quanh.(T) I. Mục tiêu.- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi - Biết được hợp tác với mọi ngời trong công việc chung sẽ nâng cao đợc hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.Có kĩ năng hoạt động với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi ngời trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. II. Đồ dùng dạy- học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động:
  6. 6 - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Vì sao phải biết thợp tác với ngời xung quanh? 2. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm )Trả lời các câu hỏi tình huống trong sgk: + Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào? + Em có nhận xét gì về cách trồng cây ở mỗi tổ? + Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào? - HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. 4.Hoạt động thực hành: (HS làm việc cặp đôi), thảo luận trả lời bài tập số 1 sgk. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình Việc làm thể hiện sự hợp tác Việc làm không hợp tác. a, d, đ b, c, e ,i. Bài 2: (làm việc cá nhân )Bày tỏ thái độ với các việc làm: - Hs đọc các tình huống SGK + Hs nêu ý kiến đối với nhận định dưới đây bằng cách đánh dấu nhân vào ô phù hợp: HS nêu kết quả của mình. - Nhận xét- bổ sung. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Củng cố cho HS: - Biết được hợp tác với mọi ngời trong công việc chung sẽ nâng cao đợc hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.Có kĩ năng hoạt động với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi ngời trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. IV. Hoạt động ứng dụng - Tìm những việc làm trong thực tế mà cần phải hợp tác mới có hiệu quả về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi? Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN
  7. 7 Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố về chuyển các hỗn số thành số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân, giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS vận dụng làm tốt các bài tập SGK. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng dạy- học: . III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1:(Hoạt động cá nhân) Viết các hỗn số sau thành số thập phân. - GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi. -Hs làm vào vở - Gọi HS lên bảng làm. GV chữa bài thống nhất kết quả Bài 2: (Hoạt động nhóm đôi)Tìm x. - Yêu cầu HS xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính. -Hs làm vào vở - Gọi HS lên bảng làm. GV chữa bài thống nhất kết quả Bài 3: (hoạt động cá nhân) - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - HS tóm tắt và giải bài toán vào vở - Gọi HS lên bảng làm. GV chữa bài thống nhất kết quả * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Củng cố về chuyển các hỗn số thành số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân, giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng người thân thực hiện giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập về từ và cấu tạo từ. I.Mục tiêu:- HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK. - GDHS giữ gìn sự phong phú của Tiếng Việt, ý thức tự giác học tập.
  8. 8 -Hình thành nhân cách tích cực cho HS. II. Đồ dùng dạy học III.Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Lập bảng phân loại từ trong khổ thơ theo cấu tạo - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở nháp - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS lên bảng làm. GV cùng cả lớp chữa bài. Bài tập 2: Các từ trong mỗi nhóm có quan hệ như thế nào với nhau - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS trả lời. GV cùng cả lớp chữa bài. Bài tập 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong bài văn - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở nháp - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài. Bài tập 4: - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS lên bảng làm . GV cùng cả lớp chữa bài. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - TCĐG: Tìm và phân loại được từ đơn,từ phức,từ đồng nghĩa,từ nhiều nghĩa,từ đồng âm. IV.Hoạt động ứng dụng - Đọc lại bài Cây rơm cho bố mẹ nghe và giải thích lí do nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa của nó. Tiết 3: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
  9. 9 I.Mục tiêu: -HS biết tìm và kể được câu chuyện đã được nghe, đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác bằng lời của mình, biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. -HS thể hiện được giọng tự nhiên của câu chuyện và đặt câu hỏi cho bạn, hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, biết nhận xét đúng lời kể của bạn. -Bồi dưỡng cho HS lối sống tốt đẹp, luôn quan tâm giúp đỡ và mang lại niềm vui cho mọi người. II.Đồ dùng dạy- học: -Một số sách, truyện, bài báo viết về các danh nhân, truyện thiếu nhi. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 4. Hoạt động thực hành: - GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - Mỗi câu chuyện HS kể xong nói ý nghĩa câu chuyện của mình - Các em kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. - Cả lớp bình chọn câu chuyện kể hay, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi thú vị. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, kể chuyện - TCĐG: + Kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện + Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện . + Có ý thức lắng nghe IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện Chuỗi ngọc lam mà em đã kể ở lớp và nhờ bố mẹ tư vấn, nhận xét giọng kể của mình.
  10. 10 Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Ôn tập I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. II.Đồ dùng dạy- học: - Hình trang 68 sgk. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp trả lời câu hỏi: - Em hãy nêu đặc điểm và cộng dụng của một số tơ sợi tự nhiên và tơ sợi tổng hợp? 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: a. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập. - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập. ? Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu. ? Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình. Phòng tránh Giải thích. được bệnh. Hình 1: Nằm màn. Hình 2: Rửa sạch tay(trước và sau khi đi đại tiện) Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội. Hình 4: Ăn chín. b. Hoạt động 2: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu: - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu. - Nhận xét, góp ý bổ sung * GV Hệ thống nội dung ôn tập. *Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp ĐG: Quan sát, Vấn đáp. - Kĩ thuậtĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng -Mục tiêu ĐG: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
  11. 11 IV.Hoạt động ứng dụng: - Về nhà cùng người thân chia sẻ nội dung bài học. - Nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị bài kiểm tra. Tiết 2: ĐỊA LÍ: Ôn tập cuối học kì 1 I. Mục tiêu: Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II Đồ dùng dạy - học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ trống Việt Nam . III. Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động cơ bản: - Ban học tập tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sinh sống chủ yếu ở đâu? Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ? 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm GV phát phiếu học tập - Phân nhóm hoàn thành bài tập: HS HĐ theo N4 - GV quan sát, uốn nắn. 1. Nêu vị trí, giới hạn của nước ta. 2. Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta. 3. Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. 4. Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. 5. Kể tên một số loại KS của nước ta và cho biết chúng có ở đâu ? 6. Hãy nếu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. 7. Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? 8. Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta. - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . HĐ2 - Tổ chức trò chơi “đối đáp” về đặc điểm chính của khí hậu và sông ngòi của nư- ớc ta. + Học sinh chơi tiếp sức. *Đánh giá thường xuyên:
  12. 12 * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập - Tiêu chí đánh giá: Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. IV.Hoạt động ứng dụng: Chia sẽ với bạn tên các địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta? Thứ tư, ngày 19 tháng 12 năm 2017 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Ca dao về lao động, sản xuất. I. Mục tiêu:- Hs biết ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát. -Hiểu ý nghĩa:lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi ngưòi . -GD yêu lao động,quý trọng người lao động. II.Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: a). Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài hướng dẫn giọng đọc. - Cá nhân đọc thầm.chia đoạn - Tìm hiểu từ khó: công lênh, ruộng hoang, sản xuất - Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài tấc, - TBHT điều hành lớp chia sẻ chú giải - Hoạt động cá nhân: Luyện đọc theo 3 bài ca dao. - Hoạt động nhóm ba: Mỗi em đọc một bài, nối tiếp nhau đến hết. - Gọi các nhóm đọc bài, kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai. b). Tìm hiểu bài: - Hoạt động N2: thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK - TBHT điều hành cả lớp chia sẻ các câu hỏi; * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi
  13. 13 - TCĐG: + Đọc đúng thể nội dung một bài thơ thể thơ tự do. + Hiểu các từ ngữ: công lênh, ruộng hoang, sản xuất + Tích cực luyện đọc. + Tự học, hợp tác +Nắm nội dung: lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. 4. Hoạt động thực hành: - Hoạt động cá nhân: Chọn bài để luyện đọc . - Hoạt động nhóm đôi: Đọc cho nhau nghe, sữa lỗi cho nhau (Nếu có), - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết +Đọc diễn cảm: đọc lưu loát toàn bài. + Ý thức đọc hay, diễn cảm IV. Hoạt động ứng dụng: Em đọc lại cả bài cho cả nhà cùng nghe và tìm thêm 1 số bài ca dao, tục ngữ nói về nỗi vất vả của người nông dân trong lao động và sản xuất. Tiết 2: TOÁN Giới thiệu máy tính bỏ túi. I.Mục tiêu: - Giúp HS làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và tính phần trăm. -Bước đầu nhận dạng được các kí hiệu trên màn hình, sử dụng được máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng dạy- học: Máy tính bỏ túi. III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: *HĐ1: Làm quen với máy tính bỏ túi. - HS quan sát máy tính bỏ túi ? Em thấy trên mặt máy tính có những gì?( Màn hình, các phím)
  14. 14 ? Trên các phím có ghi gì? ( HS tự kể trong nhóm) - Yêu cầu HS nhấn phím ON/C và phím OFF và nêu kết quả quan sát được trên màn hình.( nhấn phím ON/C khởi động máy; nhấn phím OFF tắt máy.) -Để biết thêm tác dụng về các phím khác ta chuyển sang phần thực hiện các phép tính. *HĐ2:Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi -GV ghi ví dụ về phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09 - Thực hiện phép tính trên bằng máy tính bỏ túi? - HS đọc kết quả xuất hiện trên màn hình. (32.39 tức là 32,39. Dấu chấm trên màn hình để ghi dấu phẩy). -Yêu cầu HS thực hiện tương tự với các phép tính còn lại: trừ, nhân, chia. 4.Hoạt động thực hành Bài 1: - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện rồi ghi kết quả vào vở. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và tính phần trăm. Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TẬ P LÀM VĂN Ôn tập về viết đơn I.Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về viết đơn: quy cách trình bày một lá đơn, những nội dung cơ bản của một lá đơn. - HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn, biết viết một lá đơn theo yêu cầu. - Trình bày trước các bạn rõ ràng, lưu loát. II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu bài tập (mẫu đơn BT1). III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: HĐ1: Làm bài tập 1: - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện vào phiếu có mẫu đơn in sẵn. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
  15. 15 -Gọi HS trình bày bài làm. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. HĐ2: Làm bài tập 2: - Cá nhân làm bài vào vở: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS làm bài. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: Hệ thống lại những kiến thức đã học về viết đơn: quy cách trình bày một lá đơn, những nội dung cơ bản của một lá đơn. - HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn, biết viết một lá đơn theo yêu cầu IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà trình bày lá đơn ở bài tập 2 cho mọi người trong gia điình nghe. Tiết 2 TOÁN : Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm. I.Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. -HS sử dụng được máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II Đồ dùng dạy- học: Máy tính bỏ túi; phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: *HĐ1. Tìm hiểu các ví dụ. * Ví dụ 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40. - Yêu cầu HS nêu cách tính theo quy tắc. H: Em nào biết thực hiện tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 trên máy tính bỏ túi? - Cả lớp cùng thực hiện phép tính trên bằng máy tính bỏ túi. -Yêu cầu HS trình bày cách tính, GV chốt lại: (cần ấn các phím: 7  4 0 % * Ví dụ 2: Tính 34% của 56.
  16. 16 - HS nêu cách tính theo quy tắc đã học và tính báo kết quả. - Các nhóm thực hành tính 34% của 56 trên máy tính và sau đó so sánh kết quả với cách tính theo quy tắc. -GV chốt lại: Thay 34: 100 bằng 34%, ta ấn các phím: 5 6 x 3 4 % * Ví dụ 3: Tìm một số biế 65% của nó bằng 78. - HS nêu cách tính đã học và tính.(78 : 65 x 100= 120) -Gv gợi ý cho HS cách ấn bàn phím để tính là: 7 8  6 5 % - HS so sánh kết quả của cách tính theo quy tắc và cách tính máy. -HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi. 4. Hoạt động thực hành Bài 1.(dòng 1;2) - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện rồi ghi kết quả vào phiếu. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. Bài 2.( .(dòng 1;2) - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện rồi ghi kết quả vào vở. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS làm bài. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: HS ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. -HS sử dụng được máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. IV . Hoạt động ứng dụng: Về nhà thực hành sử dụng được máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập về câu I.Mục tiêu: - HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
  17. 17 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2. - GDHS ý thức tự giác học bài và vận dụng vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: VBT tiếng việt III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Đọc mẩu chuyện vui và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới. - Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở BTTV in - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS trả lời. GV chữa bài Bài tập 2: Phân loại các kiểu câu trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu. - Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở BTTV in - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Gọi HS trả lời. GV cùng cả lớp chữa bài * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2. IV. Hoạt động ứng dụng - Đặt một câu hỏi, một câu kể, một câu khiến và một câu cảm rồi đọc cho người thân nghe và xin ý kiến nhận xét Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2018. Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Trả bài văn tả người. I.Mục tiêu: - Giúp HS rút kinh nghiệm về các mặt: bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, lỗi chính tả.
  18. 18 - Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. - Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp. III.Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: HĐ1: Nhận xét chung và chữa một số lỗi điển hình. - Nhận xét chung về kết qủa bài viết của HS - Phát phiếu một số lỗi chính tả điển hình - HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự sau: + HS chữa lần lượt từng lỗi. - Nhóm trưởng gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. Cả nhóm nhận xét, thống nhất kết quả. HĐ2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS, yêu cầu các em tự chữa lỗi theo trình tự sau: + HS đọc lại bài văn của mình và tự chữa lỗi. + HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - GV cho HS học tập bài văn, đoạn văn hay. - Yêu cầu HS viết lại đoạn văn trong bài văn mà các em cảm thấy chưa hay. - Nhận xét ,biểu dương những HS làm bài tốt. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: - Giúp HS rút kinh nghiệm về các mặt: bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, lỗi chính tả. - Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà viết lại bài văn đọc cho cả gia đình nghe.
  19. 19 TIẾT 2 TOÁN . Hình tam giác. .I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. II. Đồ dùng dạy- học : - Các hình tam giác như trong SGK., - E ke. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hình tam giác. a. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác: - HS quan sát các hình tam giác trong SGK. - HS chỉ 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của mỗi hình tam giác. - HS viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác. b. Giới thiệu 3 dạng của hình tam giác (theo góc). - GV giới thiệu hình tam giác theo các đặc điểm: + Hình tam giác có 3 góc nhọn. + Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. c. Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng: - GV giới thiệu như SGK/86 4. Hoạt động thực hành. Bài 1: - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện rồi ghi kết quả vào phiếu. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS trình bày bài làm. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. Bài 2: - Hoạt động cá nhân: Cùng nhau thực hiện rồi ghi kết quả vào vở. HS thực hiện bài toán bằng cách đếm số ô vuông. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Gọi HS bài làm. GV cùng cả lớp chữa bài thống nhất kết quả. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp
  20. 20 - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân đặc điểm của hình tam giác . Tiết 3 ÔN LUYỆN TOÁN : HƯỚNG DẪN LÀM VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 17 I/ Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính với số thập phân; biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - Biết đặc điểm của hình tam giác: 3 cạnh,3 đỉnh, 3 góc; phân biệt 3 dạng hình tam giác( phân loại theo góc);nhận biết được đáy và đường cao tương ứng của hình - HS Vận dụng làm bài tập M1 làm bài tập 1->4. M2 làm BT 1-> 5, M3 làm bài tập 1-> 8. M4 làm bài tập 1-> 8 và bài tập vận dụng. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh đúng cho HS II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế ( Em Tuấn, Sang, Ánh, Huệ, )cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, + Đối với HS tiếp thu nhanh ( Em Thảo, Ngọc, Tài, Trọng ). Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng. Đánh giá: - PPĐG: Quan sát. Vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, trình bày miệng, phân tích - TCĐG: Thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
  21. 21 - Biết được một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm;tìm được tỉ số phần trăm của hai số. IV. Hoạt động ứng dụng - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. TIẾT 4 ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 17 I/ Mục tiêu: - Giúp HS có ý thức học tốt., Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy- học. 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành. - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế ( Em Tuấn, Sang, Ánh, Huệ, )cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, trang 56,57 + Đối với HS tiếp thu nhanh ( Em Thảo, Ngọc, Tài, Trọng ). Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng. Đánh giá: - PPĐG: Quan sát. Vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, trình bày miệng, phân tích - TCĐG: - Củng cố về từ loại trong câu, Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ. - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho. - IV. Hoạt động ứng dụng: Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC: Kiểm tra cuối học kì 1 Đề của chuyên môn trường.
  22. 22 Tiết 2:KĨ THUẬT : THỨC ĂN NUÔI GÀ.( Tiết 1) I. Mục tiêu: -Liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. -Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà. -Có nhận thức bước dầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi. II. Đồ dùng: - G: Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà. Một số mẫu thức ăn nuôi gà ( lúa, ngô, tấm đỗ tương ) -HS- Phiếu học tập. III.Hoạt động học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp chơi một trò chơi. 2. Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: *HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà -Thảo luận nhóm các câu hỏi sau ? Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và phát triển ? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu. ? Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà. - giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn theo nội dung sgk tr56 và kết luận HĐ1. *HĐ 2:Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà - Kể tên các loại thức ăn nuôi gà. -Thức ăn của gà được chia làm mấy loại. *HĐ3:Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà. - H thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập * Tiêu chí đánh giá: -Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. -Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của 1 số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên các giống gà được nuôi ở gia đình. - Về nhà giúp đỡ động viên, giúp đỡ gia đình phát triển chăn nuôi gà. Chia sẻ với người thân tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
  23. 23 Tiết 3: SINH HOẠT: sinh ho¹t LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 17. - Triển khai phương hướng trong tuần 18. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong sinh hoạt TT II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Tiến hành 1/ Khởi động: Lớp phó văn thể điều khiển cả lớp cùng hát một bài hát tập thể do Đội triển khai. 2/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 17 - CTHĐTQ đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 17 về các mặt như: + Thực hiện các nội qui của Đội, của trường: Đeo khăn quàng, đi học đúng giờ, ăn mặc đồng phục Thực hiện nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Thực hiện nề nếp học tập: Học bài và làm bài tập ở nhà, xây dựng bài trên lớp + Thực hiện nề nếp vệ sinh - Các tổ trưởng đánh giá về hoạt động của tổ mình - Học sinh trong lớp thảo luận, bổ sung . -Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét, tổng kết 3/ Phương hướng hoạt động trong tuần 18: - Phát động PT Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập quân đội NDVN 22/12. -Tiếp tục thi đua học tốt,ôn tập tốt để chuẩn bị thi cuối học kì 1. - Tăng cường chăm sóc hoa để chuẩn bị cho đợt chấm bồn hoa sắp tới của Đội. - Trang trí lớp học để phục vụ các hoạt động học tập. - Tiếp tục giữ vững các hoạt động đã làm được trong tuần 18. - Đến trường tự giác làm vệ sinh lớp học và VS khu vực được phân công. - Tăng cường bồi dưỡng chữ viết đẹp: Thảo, Ngọc, Huệ ,Hằng, Anh - Giúp đỡ HS yếu : Tuấn, Sang, Như ( Tính toán, luyện tập làm văn) - Nhắc nhở , hướng dẫn Hs làm BT trong hai ngày nghỉ cuối tuần. *Tuyên dương: Kí duyệt ngày 17 tháng 12 năm 2018 P. Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Dạ