Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chuyên đề: Bài tập trao đổi nhiệt
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chuyên đề: Bài tập trao đổi nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_vat_ly_lop_8_chuyen_de_bai_tap_trao_doi_nhiet.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chuyên đề: Bài tập trao đổi nhiệt
- Trao Trao đổi TĐN của đổi nhiệt chưa có 1 chất nhiệt hao phí, chưa chưa có TĐN của có hao chuyển thể 2 chất Bài phí tập Trao đổi nhiệt TĐN của nhiều chất trao chưa có hao đổi phí, có Trao nhiệt chuyển thể đổi nhiệt có hao phí
- Khái niệm Kí hiệu Nhiệt lượng Đơn vị Công thức Kiến thức Nội dung 1 Nguyên lý cần sử truyền nhiệt Nội dung 2 dụng Nội dung 3 Phương trình cân bằng nhiệt
- Bước 1: Tóm tắt, đổi đơn vị (nếu cần) => Xác định: m, t ban đầu, t cân bằng, c của các vật. Bước 2: Xác định có những vật nào trao đổi nhiệt với nhau. Phương ÞVật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt. pháp ÞCông thức tính Qthu, Qtỏa giải Bước 3: chung Viết phương trình cân bằng nhiệt. Bước 4: Giải phương trình. Bước 5: Biện luận nghiệm.
- BÀI TẬP 1 Khi đổ 3 kg nước sôi (1000C) vào 5 kg nước lạnh (200C) thì khi cân bằng nhiệt ta được hỗn hợp có nhiệt độ là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường. Nhiệt dung riêng của nước là: 4200 J/kg.K.
- ÁP DỤNG 1 Để xử lí thóc giống bằng phương pháp "ba sôi hai lạnh" trước khi gieo, người ta ngâm nó vào một cái vại nước chứa 3 phần nước sôi hòa với 2 phần nước lạnh. Hãy xác định nhiệt độ của nước "ba sôi hai lạnh" nếu nhiệt độ của nước lạnh khoảng 20 độ C. Biết nhiệt độ nước sôi là 100 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với vại chứa?
- ÁP DỤNG 2 Mẹ Dương làm giáo viên dạy môn vật lý, biết Dương vừa học về “Công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt”, mẹ liền giao nhiệm vụ cho Dương ngay: Chiều nay, khi đi học về, con pha giúp mẹ 40 lít nước ở 400C từ nước sôi 1000C và nước lạnh 250C. Để khi mẹ về có nước tắm cho em là vừa. Hỏi Dương cần dùng bao nhiêu lít nước nóng và nước lạnh để pha? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.
- ÁP DỤNG 3 Đề chọn ĐTHSG huyện Yên Phong năm 2014 – 2015 Người ta cho vòi nước nóng 700C và vòi nước lạnh 100C đồng thời chảy vào bể đã có sẵn 100kg nước ở nhiệt độ 600C. Hỏi phải mở hai vòi trong bao lâu thì thu được nước có nhiệt độ 450C. Cho biết lưu lượng của mỗi vòi là như nhau là 20kg/phút. Bỏ qua sự mất mát năng lượng ra môi trường.
- BÀI TẬP 2 Một thùng chứa lượng nước m ở nhiệt độ 250C. Người ta đổ một lượng 2m nước sôi (ở 1000C) vào thùng. Khi đạt cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong thùng là 700C. Nếu trước khi đổ lượng 2m nước sôi nói trên vào thùng này ta đổ đi tất cả lượng nước m đang có trong thùng thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
- BÀI TẬP 3 Có hai bình cách nhiệt. Bình một chứa m1 = 2 kg 0 nước ở nhiệt độ t1 = 40 C. Bình hai chứa m2 = 1 kg 0 nước ở nhiệt độ t2 = 20 C. Nếu trút từ bình 1 sang bình 2 một lượng m kg nước. Để bình 2 nhiệt độ ổn định lại trút một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là 380C. Tính khối lượng nước (m) đã trút ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.