Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập giữa kỳ ii - Lê Đăng Niên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập giữa kỳ ii - Lê Đăng Niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_sinh_hoc_lop_9_chuyen_de_on_tap_giua_ky_ii_le_dang.ppt
Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập giữa kỳ ii - Lê Đăng Niên
- KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 9A2 CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP GIỮA KỲ II GV THỰC HIỆN: LÊ ĐĂNG NIÊN
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG. Chương II: HỆ SINH THÁI
- I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC -Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần - Ưu thế lai Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG. - Môi trường sống của sinh vật ( Khái niệm phân loại) - Các nhân tố sinh thái - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật ( ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. - Ảnh hưởng lẩn nhau giữa các sinh vật Chương II: HỆ SINH THÁI - Quần thể sinh vật - Quần thể người II. Hệ thống câu hỏi và bài tập 1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
- Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn? A. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt. B. Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm. C. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết. D. Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn. Đáp án: A
- Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần? A. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ. B. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau. C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái. Đáp án: C
- Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để A. duy trì một số tính trạng mong muốn. B. tạo dòng thuần. C. tạo ưu thế lai. D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai. Đáp án: C
- Câu 4: Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết? A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp. C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt. D. Không có đáp án nào đúng. Đáp án: A
- Câu 5: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơ, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn. Đáp án: A
- Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai? A. Sự tập trung các gen trọi có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính. D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Đáp án: C
- Câu 7: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? A. Dùng con đực thuộc giống trong nước cho giao phối với con cái thuốc giống thuần nhập nội. B. Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. C. Dùng con đực và con cái ở trong nước cho giao phối với nhau. D. Dùng con đực và con cái nhập từ nước ngoài về cho giao phối với nhau. Đáp án: B
- Câu 8: Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật. Đáp án: B
- Câu 9: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Đáp án: D
- Câu 10: Lựa chọn phát biểu đúng: A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian Đáp án: B
- Câu 11: Hãy lựa chọn phát biểu đúng A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm. B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng râm. C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng râm. D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm Đáp án: B
- Câu 12: Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: . bao gồm những cây sống nơi quang đãng. bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà. A. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng. B. Nhóm cây kỵ bóng, nhóm cây ưa sáng. C. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng. D. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây kỵ sáng. Đáp án: A
- Câu 13: Hãy chọn phát biểu đúng A. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. B. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối. C. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật. D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày. Đáp án: A
- Câu 14: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C. B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường. D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Đáp án: D
- Câu 15: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt? A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát. B. Cá, chim, thú, con người. C. Chim, thú, con người. D. Thực vật, cá, chim, thú. Đáp án: A
- Câu 16: Cho các phát biểu sau: 1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. 3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường. 4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0- 50C. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C ( ý 2, 3, 4)
- Câu 17: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng. C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn. Đáp án: C
- Câu 18: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá bằng cách tiết chất độc vào môi trường nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hê A. cạnh tranh B. ức chế - cảm nhiễm C. đối địch D. sinh vật này ăn sinh vật khác Đáp án: B
- Câu 19: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ? A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ. B. Cây thiếu ánh sáng. C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng. D. Cả 3 ý trên đều đúng Đáp án: D
- Câu 20: Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn thuộc quan hệ A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh-nửa kí sinh Đáp án: C
- Câu 21: Quần thể sinh vật là A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Đáp án: A
- Câu 22: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá. Đáp án: D
- Câu 23: Đặc trưng cơ bản của quần thể là A. tỉ lệ giới tính. B. thành phần nhóm tuổi. C. mật đô quần thể. D. tất cả các đáp án trên. Đáp án: D
- Câu 24: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút. Đáp án: B
- Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn. D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp. Đáp án: C
- Câu 26: Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Giới tính B. Lứa tuổi C. Mật độ D. Pháp luật Đáp án: D
- Câu 27: Tháp dân số già có những đặc điểm gì? A. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình thấp. B. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình cao. C. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. D. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao. Đáp án: B
- Câu 28: Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế-xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có? A. Con người có lao động và tư duy. B. Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể. C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Đáp án: D
- Câu 29: Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau: (1) thiếu nơi ở; (2) thiếu lượng thực; (3) ô nhiễm môi trường; (4) nâng cao điều kiện sống cho người dân; (5) tài nguyên ít bị khai thác? A. (1); (2); (3) B. B. (4); (5) C. C. (1); (2) D. D. (1); (2); (5) Đáp án: A
- 2. Bài tập và câu hỏi tự luận. a. Các dạng bài tập. Dạng 1: Loại bài tập về giới hạn sinh thái a. Phương pháp giải: - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với loại nhân tố sinh thái nhất định nào đó. - Mốc tối thiểu để sinh vật còn chịu đụng được gọi là giới hạn dưới. - Mốc tối đa để sinh vật còn chịu đụng được gọi là giới hạn trên. - Khoảng giới hạn mà sinh vật phát triển tốt nhất gọi là khoảng thuận lợi. - Giới hạn sinh thái càng rộng, loài càng thích nghi hơn và có khả năng phân bố rộng hơn các loài có giới hạn sinh thái hẹp.
- b. Bài tập vận dụng: Bài 1: 1. Khi nghiên cứu về tác động của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Việt Nam người ta đưa ra các mốc nhiệt độ như sau; a. 5,6 0C b. 420C c. 300C d. Từ 200C đến 350C e. Từ 5,60C đến 420C Dựa vào quy luật giới hạn sinh thái. Hãy gọi tên các mốc nhiệt độ nói trên. 2. Ở cá chép, giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ là 20C – 440C. Hãy cho biết trong hai loài rô phi Việt Nam và loài cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn, vì sao? Hướng dẫn giải:
- 1. Gọi tên các mốc nhiệt độ về giới hạn sinh thái của loài cá rô phi Việt Nam . a. 5,6 0C: Giới hạn dưới b. 420C: Giới hạn trên c. 300C: Điểm cực thuận d. Từ 200C đến 350C: Khoảng thuận lợi e. Từ 5,60C đến 420C: Giới hạn sinh thái (giới hạn chịu đựng) 2. Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? - Giới hạn chịu đựng của cá rô phi Việt Nam Từ 5,60C đến 420C. - Giới hạn chịu đựng của cá chép Từ 20C – 440C. - Vậy cá chép có giới hạn chịu đựng rộng hơn cá rô phi Việt Nam nên chúng có khả năng phân bố rộng hơn.
- Bài 2: Loài A có giới hạn nhiệt độ từ 30C – 750C.Loài phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 420C. Hãy vẽ đường biểu diễn về giới hạn nhiệt độ của loài trên. Hướng dẫn giải Mức thuận lợi Giới hạn sinh thái t0 0 3 420 750 Giới hạn Điểm cực thuận Giới hạn dưới dưới
- Dạng 2: Xác định các mối quan hệ sinh thái a. phương pháp giải - Nắm chắc sơ đồ tổng quát về các mối quan hệ sinh thái. Hỗ trợ Cùng loài Cộng Cạnh sinh tranh Hội Hỗ trợ sinh Cạnh tranh Quan hệ Đối sinh thái địch Khác Kí sinh bửa loài Ức chế cảm kí sinh nhiễm SV ăn SV Hợp tác khác
- b. Bài tập vận dụng Bài 1: Cho các hiện tượng sau: 1. Cây liền rễ dưới lòng đất 2. Ve bét sống trên lưng trâu 3. Một bầy linh cẩu cùng hạ một con bò rừng 4. Hiện tượng tự tỉa cành trong một rừng cây 5. Dê ăn cỏ 6. Chim di cư thành đàn 7. Hải quỳ sống chung với cua biển 8. Dây tơ hồng quấn quanh một cây ăn quả 9. Cá mập ăn chính con của mình 10. Vi khuẩn nốt sần với rễ cây họ đậu 11. Cá ép bám vào mai rùa biển 12. Cây nắp ấm bắt côn trùng 13. Địa y sống bám trên cây thân gỗ 14. Bọ rùa ăn rệp cây. Hãy cho biết mỗi hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái nào?
- Hướng dẫn giải Mối quan hệ sinh thái Các hiện tượng Quan hệ hỗ trợ cùng loài 1; 6; 3 Quan hệ cạnh tranh cùng loài 4; 9 Quan hệ hỗ trợ cộng sinh 7; 10 Quan hệ hỗ trợ hội sinh 11; 13 Quan hệ đối địch SV ăn SV 5; 14; 12 khác Quan hệ đối địch kí sinh nửa 2; 8 kí sinh
- Bài 2: cho các hiện tượng sau: 1. Cây tầm gửi 2. Động vật nổi ăn thức ăn thừa của giáp xác 3. Hổ báo ăn hươu nai 4. Chấy rận sống ở lớp da thú 5. Cây mọc theo nhóm 6. Kiến và cây kiến sống chung. Trong đó, cây kiến giúp kiến chỗ ở, thức ăn thừa của kiến là nguồn phân bón cho cây 7. Chim ăn hạt 8. Bầy trâu rừng chống lại bầy hổ bằng cách đưa con yếu vào bên trong và xếp thành vòng vây quanh bên ngoài 9. Bầy sơn dương tháo chạy tán loạn trước thú dữ. Hãy xắp sếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh tháo cho phù hợp.
- Hướng dẫn giải Mối quan hệ sinh thái Các hiện tượng Quan hệ hỗ trợ cùng loài 5; 8 Quan hệ cạnh tranh cùng loài 9 Quan hệ hỗ trợ cộng sinh 6 Quan hệ hỗ trợ hội sinh 2 Quan hệ đối địch SV ăn SV 3;7 khác Quan hệ đối địch kí sinh nửa 1;4 kí sinh
- b. Câu hỏi tự luận TRÒ CHƠI LUẬT CHƠI - Phần thi gồm 8 câu hỏi. Chia lớp thành 2 đội chơi. - Mỗi đội lần lượt chọn câu hỏi và thảo luận trong đội của mình về phương án trả lời. - Thời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi 30 giây. - Đội còn lại, thiếu ý bị trừ điểm. - Các thành viên trong đội có quyền bổ sung một lần. - Đội còn lại được quyền bổ sung nếu đúng được cộng điểm. Một đội có một lần chọn ngôi sao hy vọng cũng thảo luận tìm phương án trả lời, bổ sung. ( nếu đúng được gấp đôi số điểm nếu sai bị trừ một nửa số điểm và quyền trả lời dành cho đội kia). - Đội chọn câu hỏi được quyền trả lời trước, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm - Đội nào nhiều điểm nhất là đội đó dành chiến thắng.
- TRÒ CHƠI 1 2 3 4 5 6 7 8
- Câu 1: Chọn từ thích hợp: cùng loài, khu vực, thế hệ mới, Sinh sản điền vào chổ trống những câu sau. Trả lời Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể , cùng sinh cùng loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định có khả năng tạo thành những Sinh sản thế hệ mới HẾT THỜI GIAN
- Câu 2: Sử dụng cụm từ thích hợp: Nơi sống; Sinh vật; Sự sống; trực tiếp để hoàn thiện các thông tin sau: Môi trường sống là Nơi sống Của Sinh vật Bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp , hoặc gián tiếp lên Sự sống , phát triển, sinh sản của sinh vật. HẾT THỜI GIAN
- Câu 3: Điền từ thích hợp vào chổ trống Quần thể người có những Đăc điểm sinh học giống với quần thể sinh vật Quần thể người có những đặc trưng khác quần thể sinh vật khác: kinh tế, hôn nhân, pháp luật,giáo dục văn hóa Vì con người có và Lao động tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể HẾT THỜI GIAN
- Câu 4: Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? 1. Quan hệ hổ trợ - Quan hệ cộng sinh - Quan hệ hội sinh - Quan hệ cạnh tranh. 2. Quan hệ đối địch. - Quan hệ sinh vật ăn sinh vật - Quan hệ kí sinh, nũa kí sinh HẾT THỜI GIAN
- Câu 5: giới hạn sinh thái là gì? Cho 2 ví dụ? Trả lời: - Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng sẽ phân bố rộng, dễ thích nghi. + Ví dụ cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C – 420C, vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 900C. HẾT THỜI GIAN
- Câu 6: Chọn các từ, cụm từ: Sinh trưởng; Sinh trưởng; sinh sản; Nhận biết; định hướng để hoàn thành thiện thông tin sau: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật, tạo điều kiện cho động vật .các vật và . . di chuyển trong không Nhận biết Định hướng gian. Ánh sang là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng . .và của động vật. Có nhóm động vật Sinh trưởng Sinh sản ưa sang và nhóm động vật ưa tối. HẾT THỜI GIAN
- Câu 7: Điền từ thích hợp vào chổ trống Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của thực vật. Làm thay đổi những đặc điểm củaHình thái, sinh lí thực vật. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây Ưa sáng Và nhóm cây Ưa bóng HẾT THỜI GIAN
- Câu 8: Ưu thế lai là gì? Hãy lấy VD về hiện tượng ưu thế lai? - Hiện tượng cơ thể F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn phát triển mạnh hơn, sức chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai HẾT THỜI GIAN
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? Câu 2: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai? Câu 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai? Câu 4: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ? Câu 5: môi trường sống của sinh vật là gì? có mấy loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật. Cho ví dụ? Câu 6: các nhân tố sinh thái của môi trường? Câu 7: Giới hạn sinh thái là gì lấy VD Câu 8: ảnh hưởng của ánh sang lên đời sống của thực vật? Câu 9: ảnh hưởng của ánh sang lên đời sống của động vật? Câu 10. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của sinh vật? Câu 11. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật? Câu 12. Quan hệ cùng loài? Ý nghĩa mối quan hệ cùng loài? Câu 13. Đặc điểm mối quan hệ khác loài? Ý nghĩa của mối quan hệ khác loài?
- Câu 14. Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho ví dụ? Câu 15. Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể? Câu 16. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật? Câu 17. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác Câu 18. ý nghĩa của sự tăng dân số và phát triển xã hội?