Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" - Hoàng Thị Hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_nhung_ngoi_sao_xa_xoi_hoang.pptx
- Những ngôi sao xa xôi.mp4
- Phim tư liệu của Không Quân Mỹ năm 1968 -1972 các mục tiêu bị đánh phá.mp4
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" - Hoàng Thị Hà
- G.V: Hoàng Thị Hà Tổ: Xã hội
- I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm bao nhiêu?
- Lê Minh Khuê đến từ tỉnh nào? a • Tây Ninh b •Thanh Hóa c •Hà Nội
- Thể loại quen thuộc Lê Minh Khuê chuyên viết là gì?
- Lê Minh Khuê bắt đầu viết truyện vào khoảng thời gian nào?
- Sắp xếp các dữ liệu sau thành tên 3 tác phẩm của Lê Minh Khuê
- man trá qua đường đã Một mình không quên Tôi Màu xanh
- I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả - Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê Thanh Hóa. - Gia nhập thanh niên xung phong trong thời chống Mĩ, bắt đầu viết văn vào những năm 70. - Có sở trường về truyện ngắn.
- Một số tác phẩm nổi tiếng của Lê Minh Khuê
- I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả 2. Tác phẩm
- - Truyện được sáng tác năm bao nhiêu? 1971
- - Năm sáng tác đó gợi cho em hoàn cảnh đất nước đang như thế nào?
- - Chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt
- Truyện kể theo ngôi thứ mấy? 1
- Thao Kể tên 3 Nho nhân vật chính của tác phẩm Phương Định
- Tác phẩm viết về đề tài gì?
- 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. - Được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ. b. Đề tài: - Ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- c. Ngôi kể: - Truyện kể theo ngôi thứ nhất. - Tác dụng: + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. + Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. => Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
- II. Đọc – hiểu văn bản 1). Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của các cô gái?
- -Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. -Công việc đặc biệt nguy hiểm: ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom.
- 10 1002 30 2004 0 300 Trừ 30 Trừ 50 5 6 điểm7 điểm8 500 0 Trừ 40 50 9 10 điểm11 12 80 0 Trừ 30 0 13 14 điểm15 16
- Em cảm nhận được điều gì qua hoàn cảnh sống và công việc ây?
- => Hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập. - Nhiệm vụ rất quan trọng, luôn phải đối mặt với cái chết, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
- 10 1002 30 2004 0 300 Trừ 30 Trừ 50 5 6 điểm7 điểm8 500 0 Trừ 40 50 9 10 điểm11 12 80 0 Trừ 30 0 13 14 điểm15 16
- Các nhóm cùng thống kê điểm chung giữa ba cô gái.
- 10 1002 30 2004 0 300 Trừ 30 Trừ 50 5 6 điểm7 điểm8 500 0 Trừ 40 50 9 10 điểm11 12 80 0 Trừ 30 0 13 14 điểm15 16
- - Là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám, đôi mươi
- - Đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh.
- - Có tình đồng đội gắn bó, thân thiết
- - Luôn lạc quan, yêu đời, đời sống nội tâm phong phú.
- * Nét riêng* Nét riêng
- Nhân vật Thao Nhân vật Nho Nhân vật Phương Định
- * Thao: - Tổ trưởng, từng trải hơn, dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu sự nữ tính những khát khao tuổi trẻ: “Áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu” Chị lại ‘hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm’’. - Trong công việc, rất cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. - Có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. - Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, không hát trôi chảy được bài nào nhưng lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rảnh rỗi là chị ngồi chép.
- Thao tổ trưởng, từng trải, nữ tính, cương quyết, táo bạo và đáng yêu.
- Nhóm 2
- • Nét riêng: * Nho: - Cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, có “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” dễ thương. - Rất hồn nhiên - cái hồn nhiên trẻ thơ: + “Vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”. + Khi bị thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. - Nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu ” Và trong lần phá bom, mặc dù bị thương nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.
- Nho dễ thương, hồn nhiên, dũng cảm
- Nhóm 3
- * Phương Định là con gái Hà Nội, xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của thời thiếu nữ.
- * Hồn nhiên, yêu đời: - Là cô gái trẻ Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư. - Hay nhớ về kỷ niệm => Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
- - Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá ); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.
- - Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó .” để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó, cô cảm thấy thú vị.
- - Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát - Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
- * Có phẩm chất anh hùng: - Có tinh thần trách nhiệm với công việc. - Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng. (Khi phá bom)
- - Thương yêu những người đồng đội: + Chăm sóc Nho chu đáo. + Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặc dù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát. + Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng. + Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn
- -> Mỗi người một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của của tuổi trẻ Việt Nam. - Lê Minh Khuê không tô vẽ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những nữ anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
- - Hình ảnh tả thực từ bầu trời đêm và từ mắt các cô gái trẻ - Hình ảnh ẩn dụ cho những nữ anh hùng trên bầu trời Trường Sơn- đại diện cho vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.
- III. Tổng kết: 1.Nội dung: - Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm; cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn - hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. «Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói lung linh»
- 2.Nghệ thuật: Nêu những nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm?
- 2.Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí. - Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình. - Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.
- IV: Luyện tập
- 2 Ý nghĩa tên gọi Phương Định là gì?
- Kiên định nhìn về một phương (với con đường đã chọn)
- Bài thơ Khoảng trời và hố bom viết về những cô gái mở đường trong KCCM là của tác giả nào?
- Phạm Tiến Duật