Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Kim Đồng

doc 16 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2016_2017_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Kim Đồng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC: I. PHẦN VĂN BẢN: THƠ - TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Tác phẩm – Thể Chủ đề Ý nghĩa TT Đặc sắc nội dung Đặc sắc nghệ thuật T/ giả loại Yêu Bài thơ thể hiện những -Thể thơ năm chữ, gần Tình yêu thiên thiên rung cảm tinh tế của gũi với các làn điệu dân nhiên tha thiết và Mùa xuân nhiên nhà thơ trước vẻ đẹp ca. khát vọng làm 1 nho nhỏ- Thơ và đất của mùa xuân thiên -Xuyên suốt bài thơ là một “mùa xuân Thanh Hải 5 chữ nước, nhiên, đất nước và khát những hình ảnh ẩn dụ, nho nhỏ” dâng Sáng tác yêu vọng được cống hiến vừa có ý nghĩa thực vừa hiến cho đời. 1980- sau đời, cho đất nước, cho cuộc có ý nghĩa tượng trưng. hòa bình. yêu đời. -Sử dụng các biện pháp cuộc tu từ: điệp ngữ, hoán dụ, sống ẩn dụ, đặc sắc. Viếng lăng Lòng Lòng thành kính và Giọng điệu trang Bài thơ thể hiện Bác-Viễn Thơ kính niềm xúc động sâu sắc nghiêm thành kính thiết tấm lòng thành 2 Phương 8 chữ yêu của nhà thơ đối với Bác tha, nhiều hình ảnh ẩn kính, biết ơn Sáng tác lãnh tụ. Hồ trong một lần từ dụ đẹp và gợi cảm, ngôn sâu sắc của tác 1976- sau miền Mam ra viếng ngữ bình dị. giả đối với Bác hòa bình. lăng Bác. Hồ . Biến chuyển của thiên -Hình ảnh thơ giàu sức Những cảm Sang thu- Thơ Yêu nhiên lúc giao mùa hạ – gợi cảm.Cảm nhận tinh nhận tinh tế của 3 Hữu Thỉnh 5 chữ thiên thu qua sự cảm nhận tế nên thơ nhẹ nhàng mà nhà thơ trước vẻ Sáng tác nhiên. tinh tế của nhà thơ. lắng đọng. đẹp của thiên 1977- sau -Sử dụng biện pháp tu nhiên trong hòa bình. từ: nhân hóa, câu thơ khoảnh khắc mang hàm ý. giao mùa. Bằng lời trò chuyện với -Cách nói giàu hình ảnh Bài thơ thể hiện Nói với con- Thơ Tình con, bài thơ thể hiện vừa cụ thể, vừa gợi cảm tình yêu thương 4 Y Phương- Tự do cảm gia niềm gắn bó tự hào về vừa gợi ý nghĩa sâu sắc. thắm thiết của Sáng tác Sau đình và quê hương và mong Ngôn ngữ bình dị, mộc cha mẹ dành 1975. tình ước của thế hệ trước mạc gần gũi người miền cho con cái; yêu quê với thế hệ sau, ý thức núi. tình yêu, niềm hương về đạo lí sống của dân -Sử dụng biện pháp: so tự hào về quê đất tộc. sánh, điệp ngữ, thành hương, đất nước. ngữ, nước. Bài thơ thể hiện khá rõ -Vận dụng sáng tạo ca Ca ngợi tình Con cò- một số nét của phong dao. Biện pháp ẩn dụ, mẫu tử thiêng 5 Chế Lan Tự do Tình cách nghệ thuật Chế triết lí sâu sắc. liêng, sâu sắc. Viên cảm gia Lan Viên trên cơ sở -Giọng điệu tâm tình, Sáng tác đình khai thác và phát triển hình ảnh giàu tính biểu 1982 hình ảnh con cò trong cảm. 1
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người. Cuộc sống chiến đấu -Truyện sử dụng ngôi Truyện ca ngợi Những ngôi của ba cô gái thanh niên kể thứ 1, nhân vật chính vẻ đẹp tâm hồn sao xa xôi- xung phong trên một là Phương Định. của ba cô gái 6 Lê Minh Tr. Người cao điểm ở tuyến đường -Cách kể chuyện tự thanh niên xung Khuê Sáng ngắn lính Trường Sơn trong nhiên, ngôn ngữ sinh phong trong tác những năm chiến tranh động, trẻ trung, đặc biệt hoàn cảnh chiến 1971(K.C chống Mĩ cứu nước. là thành công về nghệ tranh ác liệt. chống Mỹ) Truyện làm nổi bật tâm thuật miêu tả tâm lí nhân hồn trong sáng, giàu mơ vật. mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: STT Tác giả Tác Năm PTBĐ Nội dung Nghệ thuật phẩm ST - Công dụng và sức mạnh - Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách Nguyễn Tiếng kì diệu của văn nghệ đối dẫn dắt tự nhiên, lập luận sáng 1 Đình Thi nói của 1948 Nghị với cuộc sống của con tỏ, rõ ràng, thuyết phục: nêu văn nghệ luận người. luận điểm-dùng dẫn chứng phân tích-tổng hợp; cách viết giàu hình ảnh với nhiều dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, giọng văn chân thành, hứng khởi hấp dẫn người đọc. - Nhận thức được vai trò to - Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ Chuẩn bị lớn của con người về hành giản dị có tính thuyết phục. 2 Vũ hành 2001 Nghị trang, mục tiêu, nhiệm vụ - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục Khoan trang luận khi bước vào thế kỉ mới. ngữ. vào thế - Nhận thức được những kỉ mới mặt mạnh, mặt yếu từ đó có ý thức rèn luyện thành con người toàn diện. Văn bản nêu lên tầm quan - Bàn về đọc sách là tác phẩm trọng, ý nghĩa của việc đọc nghị luận có tính thuyết phục, 3 Chu Bàn về 1995 Nghị sách, các khó khăn nguy sức hấp dẫn cao bởi cách trình Quang đọc sách luận hại dễ gặp của việc đọc bày vừa đạt lí vừa thấu tình, bởi Tiềm sách trong tình hình hiện lời văn giàu hình ảnh nhiều chỗ nay. Từ đó đưa ra cách lựa tác giả dùng cách nói ví von thật 2
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG chọn sách cần đọc và cách cụ thể và thú vị. đọc như thế nào cho hiệu - Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí quả. dẫn dắt tự nhiên. Chó sói Bằng cách so sánh hình H. Ten đã lập luận bằng phương và cừu tượng con cừu và con chó pháp so sánh, phân tích, chứng 4 Hi-pô-lít trong 1853 Nghị sói trong thơ ngụ ngôn La minh, dùng lí lẽ, dẫn chứng giàu Ten thơ ngụ luận Phông-ten với những dòng sức thuyết phục. ngôn của viết về hai con vật ấy của La nhà khoa học Buy - Phông, Phông- tác giả đã nêu bật đặc trưng ten của sáng tác nghệ thuật. VĂN BẢN NƯỚC NGOÀI STT Tác giả Tác Năm Thể Nội dung Nghệ thuật phẩm ST loại Rô-bin- Cuộc sống khó khăn Ngôn ngữ kể truyện với giọng điệu 1 Đ. Đi- xơn 1719 Tiểu và tinh thần lạc quan hài hước. phô ngoài thuyết của Rô - bin – xơn ở đảo ngoài đảo hoang. hoang Qua các nhân vật Xi- Miêu tả diễn biến tâm trạng của 3 2 Mô - pa – Bố của Truyện mông, Blăng-sốt,Phi- nhân vật tinh tế và sâu sắc kết hợp tự Xăng Xi-mông ngắn líp tác giả nhắc nhở sự và nghị luận. người đọc về lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Đoạn trích bộc lộ - Không sử dụng nhân hóa một cách 3 Giắc Lân- Con chó 1903 Tiểu những nhận xét tinh tế triệt để. Chỉ qua lời kể chuyện cũng đơn Bấc. thuyết của tác giả về con chó đã bộc lộ “tâm hồn” của con chó Bấc đồng thời thể hiện Bấc. tình cảm của tác giả - Truyện vẫn rất sinh động, chân thật, với loài vật. nhờ tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của tác giả với loài vật. *Yêu cầu: - Đối với các tác phẩm truyện, nắm vững những nội dung liên quan đến văn bản: Tên tác giả, thời gian sáng tác,thể loại, chủ đề, phương thức biểu đạt, nhân vật chính, ngôi kể, nội dung, nghệ thuật. Tóm tắt, nêu tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề, nêu và phân tích đặc điểm của nhân vật trong truyện. - Đối với các tác phẩm thơ đã học: học thuộc lòng tên tác giả, thời gian sáng tác, thể thơ, chủ đề, nội dung, nghệ thuật,ý nghĩa nhan đề ; phân tích những hình ảnh thơ đặc sắc hoặc những đoạn thơ hay (về nghệ thuật, nội dung). - Biết sắp xếp các tác phẩm truyện, thơ theo từng giai đoạn văn học, từng chủ đề; nhận biết điểm tương đồng và khác biệt nổi bật giữa các tác phẩm về nội dung, nghệ thuật. 3
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG II. PHẦN TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN CÂU T.P CHÍNH Ý NGHĨA CẤU TẠO VỊ TRÍ -Là những Là thành phần chính của câu - Chủ ngữ có cấu tạo: - Đứng trước vị ngữ: thành phần nêu những sự vật, hiện + Danh từ, đại từ bắt buộc tượng có hành động, + Cụm danh từ VD: Hoa mai //nở rộ. phải có mặt trạng thái, đặc điểm được + Động từ, tính từ CN VN trong câu CHỦ nêu ở vị ngữ. + Một câu có thể có - Có khi đứng sau vị ngữ để câu có NGỮ một hoặc nhiều chủ Lấp lánh //những vì sao. cấu tạo ngữ. VN CN hoàn chỉnh và diễn đạt - Vị ngữ có cấu tạo: - Đứng sau chủ ngữ một ý trọn + Động từ, cụm động Mặt trời //mọc. vẹn. Là thành phần chính của từ CN VN - Gồm chủ VỊ NGỮ câu nêu lên hành động, + Tính từ, cụm tính từ - Có khi đứng trước chủ ngữ và vị trạng thái, tính chất của sự + Danh từ, cụm danh ngữ ngữ. vật, hiện tượng nêu ở chủ từ (kết hợp với từ là) Lấp lánh //những hạt ngữ. - Một câu có thể có sương. một hoặc nhiều vị VN CN ngữ. TP. PHỤ Ý NGHĨA CẤU TẠO VỊ TRÍ - Đứng đầu câu -Thành - Dùng thêm vào câu để xác Ngày mai, tôi về quê. phần phụ định thời gian, nơi chốn, TN là thành nguyên nhân, mục đích, - Một từ - Cuối câu TRẠNG phần không phương tiện, cách thức diễn - Một cụm từ Lũ trẻ nô đùa, ngoài sân. NGỮ bắt buộc ra sự việc nêu trong câu. TN phải có mặt - Trạng ngữ cuối câu thường - Có khi giữa câu trong câu. tách thành câu riêng. Chim họa mi trên cành hót líu lo. TN -Gồm trạng - Là thành phần phụ nêu lên -Đứng trước chủ ngữ ngữ và khởi đề tài được nói đến trong Tiền thì ông ta thừa nhưng ngữ. KHỞI câu. - Một từ hạnh phúc thì ông ta NGỮ - Trước khởi ngữ thường có - Một cụm từ thiếu. các quan hệ từ (với, đối KN với, ). TP. BIỆT LẬP ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CHỨC NĂNG VÍ DỤ - Thường diễn đạt bằng - Được dùng để thể Sương chùng chình qua những từ ngữ như: hình hiện cách nhìn của ngõ TÌNH như, dường như, có lẽ, có người nói đối với sự Hình như thu đã về. THÁI thể, chắc chắn, thì ra, nghe việc được nói đến đâu, nghe nói, có vẻ như, trong câu. 4
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG - Thường diễn đạt bằng - Được dùng để bộc lộ - Thành CẢM những từ ngữ như cảm thán: tâm lí của người nói Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – phần biệt THÁN ôi, a, chao ôi, trời ơi, than (vui, buồn, mừng bếp lửa! lập là thành ôi, giận, ) phần không -Thường đứng ở đầu câu; -Được dùng để tạo lập Bầu ơi thương lấy bí cùng tham gia diễn GỌI thường diễn đạt bằng những hoặc duy trì quan hệ Tuy rằng khác giống đạt nghĩa sự ĐÁP từ ngữ: ơi, ừ,này, nè, ê, giao tiếp. nhưng chung một giàn việc trong vâng, dạ, câu. - Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu Phương Định, nhân vật - Gồm tình gạch ngang, hai dấu phẩy, - Được dùng để bổ chính trong truyện ngắn thái, cảm PHỤ hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa sung ý nghĩa cho bộ “Những ngôi sao xa xôi”, thán, gọi đáp, CHÚ một dấu gạch ngang với một phận đứng trước. là một cô gái Hà Nội xinh phụ chú dấu phẩy. Có khi thành phần đẹp, trẻ trung. phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. LIÊN KẾT CÂU- LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN : Khái niệm Đặc điểm - Các đoạn văn trong • Liên kết về nội dung: liên kết chủ đề và liên kết lô gic một văn bản cũng như - Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ các câu trong một chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề). đoạn văn liên kết chặt - Các đoạn văn và các câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic). chẽ với nhau về nội • Liên kết về hình thức: các câu và các đoạn văn liên kết với nhau bằng những dung và hình thức. từ ngữ thuộc các phép liên kết: - Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép thế: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý Nghĩa tường minh Hàm ý Điều kiện để sử dụng nghĩa hàm ý - Là phần thông báo được - Là phần thông báo tuy không - Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện sau diễn đạt trực tiếp bằng từ được diễn đạt trực tiếp bằng từ đây: ngữ trong câu. ngữ trong câu nhưng có thể suy + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý ra từ những từ ngữ ấy. vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. * Yêu cầu : -Nắm vững khái niệm. Xác định và phân tích các thành phần của câu. -Biết cách phân tích các phép liên kết câu trong đoạn văn. -Hiểu và xác định định được nghĩa tường minh và hàm ý. -Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện các thành phần câu và các phép liên kết câu, liên kết đoạn và giải đoán được hàm ý trong đoạn văn. 5
  6. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG THỨC NGHỊ LUẬN 1.Yêu cầu: a. Nghi luận xã hội : Về một tư tưởng, đạo lý; về một hiện tượng đời sống. - Xác định yêu cầu của đề, nội dung vấn đề nghị luận, nắm vững kỹ năng làm văn để viết một đoạn văn ngắn hoặc bài văn ngắn về một tư tưởng đạo lí, hoặc một hiện tượng đời sống. b. Nghị luận văn học : về một tác phẩm truyện (đoạn trích), về một đoạn thơ, bài thơ: - Tác phẩm thơ và truyện ngắn Việt Nam hiện đại (Sgk Ngữ văn 9, tập 2). - Nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết một bài văn phân tích (cảm nhận) một đoạn thơ, bài thơ hoặc phân tích một đoạn truyện , đặc điểm nhân vật trong truyện. -Tiến hành các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trên cơ sở tổ chức, triển khai các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn nghị luận. 2. Dàn ý khái quát của một số kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một hiện tượng đời sống: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập 2. Thân bài: - Biểu hiện (thực trạng) của hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài ( ). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó ( ). Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục. -Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng đời sống đó: +Nguyên nhân chủ quan ( ) + Nguyên nhân khách quan ( ) - Phân tích mặt lợi, mặt hại hại của hiện tượng đời sống đó: + Đối với cá nhân mỗi người ( ) + Đối với cộng đồng, xã hội ( ) - Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. + Về phía mỗi cá nhân ( ) + Về phía cộng đồng, cơ quan chức năng ( ) 3.Kết bài: - Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn ( ) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người ( ) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ( ) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ( ) 2. Thân bài: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận ( ) hoặc phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề (lập luận ngược lại vấn đề) Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? - Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. 6
  7. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG + Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm + Đề xuất phương châm đúng đắn 3. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 1/Mở bài: + Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. + Giới thiệu nhân vật ( tên nhân vật, đặc điểm khái quát của nhân vật, ) 2/Thân bài: + Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện (đoạn trích). + Phân tích- đánh giá những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện (đoạn trích). +Phân tich- đánh giá về nhân vật thông qua phân tích các chi tiêt tiêu biểu có trong truyện (ngoại hình, cử chỉ, hành động, tâm trạng, ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. 3/ Kết bài: +Nêu nhận định và đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích). +Cảm nghĩ về nhân vật. Nghị luận về nhân vật: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm truyện (tên tác phẩm, tác giả, nội dung chính ) - Giới thiệu nhân vật (tên nhân vật, đặc điểm khái quát của nhân vật ) 2. Thân bài: Trình bày những luận điểm nhận xét, đánh giá về nhân vật thông qua phân tích các chi tiết tiêu biểu có trong truyện (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, tâm trạng của nhân vật), nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả: - Luận điểm 1: đặc điểm, tính cách của nhân vật +luận cứ dẫn chứng, lí lẽ phân tích đặc điểm, tính cách nv +luận cứ + . - Luận điểm 2: đặc điểm, tính cách của nhân vật +luận cứ dẫn chứng, lí lẽ phân tích đặc điểm, tính cách nv +luận cứ + - Luận điểm 3: 3. Kết bài: - Nhận định, đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Cảm nghĩ về nhân vật. Nghị luận về đoạn thơ- bài thơ: 1/Mở bài: - Dẫn vào đề ( có thể giới thiệu tác giả- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm) - Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ được nghị luận ( chép đầy đủ đoạn thơ) 2/Thân bài: 7
  8. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG a.Giới thiệu khái quát: Có thể : - Giới thiệu tác giả ,có thể nêu phong cách nếu phần mở bài đã giới - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ, đoạn thơ thiệu rồi ta chỉ cần nêu - Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong mạch cảm xúc toàn bài cảm nhận chung . - Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ: cảm xúc chủ đạo b.Phân tích bài thơ, đoạn thơ: Có thể phân tích theo hai cách: + Cắt ngang: đi theo bố cục, phân tích từng phần. + Bổ dọc: phân tích theo các chủ điểm. * Phân tích nội dung – nghệ thuật: - Đoạn 1 ( Ý 1) phân tích + từ ngữ, hình ảnh đắc địa, sáng tạo biểu hiện cảm xúc, tình cảm, + biện pháp tu từ tư tưởngcủa nhân vật trữ tình + nhạc điệu: vần, âm,nhịp, phép điệp, đối như thế nào? + cấu tứ, tứ thơ v.v - Đoạn 2 ( Ý 2) (như trên) c. Đánh giá chung: - Về phương diện nội dung: + Đóng góp cho đề tài + Ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người -Về phương diện nghệ thuật: + Thành công trong sử dụng thể thơ, ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh, tứ thơ + Dấu ấn của một phong cách thơ 3/ Kết bài: Cảm nhận của bản thân về bài thơ, đoạn thơ ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ ). B. BÀI TẬP VẬN DỤNG I. PHẦN VĂN BẢN: 1. Kể tên và nêu vấn đề nghị luận của các văn bản nghị luận đã học ở HK II. 2. Sắp xếp các văn bản truyện thơ hiện đại đã học theo các giai đoạn sau? a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954): . b. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam và xây dựng CNXH ở miền Bắc (1955-1975): . c. Giai đoạn hòa bình (Sau 1975): . . 3. Sắp xếp các văn bản truyện thơ hiện đại đã học theo những chủ đề sau? a. Người lính: . . b. Tinh yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, lãnh tụ: c. Tình cảm gia đình. . 4. Tóm tắt và nêu tình huống của các truyện “Những ngôi sao xa xôi”. 5. Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau? a. Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. b. Sang thu của Hữu Thỉnh. c. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. d.Nói với con của Y Phương. 6. Phân tích các biện pháp tu từ sử dụng trong các đoạn thơ sau: 8
  9. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) b. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. . Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần con mưa Sấm cũng bớt bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi (Sang thu-Hữu Thỉnh) c. Một mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ dâng cho đời. Dù là tuổi hai mươi, Dù là khi tóc bạc. ( Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải) e. Người đồng mình thương lắm con ơi. Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói. . ( Nói với con- Y Phương) . . f. Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1/ -Xác định và gọi tên các thành thần phụ, thành phần biệt lập có trong đoạn văn. -Phân tích các phép liên kết có trong những đoạn văn sau. a/ (1)Chị nghẹn ngào, không nước mắt. (2)Tôi moi đất. (3)Bế Nho đặt lên đùi mình. (4)Máu túa ra từ cánh tay Nho, ngấm vào đất. (5)Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa.(6) Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. (7)Quả bom tung lên và nổ trên không. (8)Hầm của nó bị sập. (Lê Minh Khuê) b/ (1)Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (2)Những cái đó ở thiệt xa (3) Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi (Lê Minh Khuê) 9
  10. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG c /(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3) Mỗi loại học vấn cho đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. (4) Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách ghi chép, lưu truyền lại. (Chu Quang Tiềm) d/ (1) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. (2) Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan) 2. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong các câu sau: a. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. b. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. c. Ơi, con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời. d. Đàn cò chở nắng qua sông Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta 3. Xác định và gọi tên các thành phần phụ có trong các câu sau: a. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. b. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. c. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. d. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! e. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. f. Ở rừng mùa này thường như thế. g. Lúc đầu, tôi không biết nhưng rồi tôi nghe có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. 4.Biến đổi câu sau thành câu có khởi ngữ: a/Cô ấy nói rất hay và cười cũng rất duyên. b/Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà. c/Ông giáo ấy không hút thuốc. Ông giáo ấy không uống rượu. 5.Tìm câu có chứa hàm ý và giải đoán hàm ý trong câu vừa tìm. -Trời ơi chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩa tặc lưỡi đứng dậy ( Nguyễn Thành Long) 10
  11. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: * Một số đề tham khảo: 1.Nghị luận về các sự việc, hiên tượng và các vấn đề tư tưởng đạo lý sau: -Ý thức học tập của Hs hiện nay.( Tình trạng học vẹt, học tủ, lười học, ) -Tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người.(không khí, đất, nước, ) -Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh. -Hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay. -Giá trị của sách. -Ngôn ngữ tuổi teen. -Ý chí, nghị lực của con người. -Đức tính trung thực. -Tính tự lập -Lòng biết ơn. -Lòng yêu thương con người. -Lòng yêu quê hương- đất nước. 2.Nghị luận phân các nhân vật sau và đoạn trích – truyện. - Phương Định (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê). - Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê). - Nhĩ ( Bến quê- Nguyễn Minh Châu) 3.Nghị luận bài thơ- đoạn thơ. -Phân tích ( hoặc cảm nhận) bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Có thể phân tích -Phân tích( hoặc cảm nhận) bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. một khổ thơ -Phân tích( hoặc cảm nhận) bài Nói với con của Y Phương. hoặc hình ảnh thơ -Phân tích( hoặc cảm nhận) bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. bất kì Lưu ý: Các đề trên chỉ có tính chất chất tham khảo, Hs nên tham khảo thêm các đề khác. IV/ MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II CÁC NĂM Năm học 2011- 2012 ( Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) Câu 1: (2 điểm): 1.1. Khổ thơ sau trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? (1 điểm) “ Người đồng mình thương lắm con ơi. Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói.” 1.2.Gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu văn sau: (1 điểm) a.Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) b.Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) Câu 2: (3 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo. 11
  12. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Câu 3: (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Năm học 2012- 2013 ( Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (1 điểm) Điền tên các văn bản thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9- HKII ( không tính các văn bản đọc thêm) theo hai chủ đề sau: -Chủ đề: Tình cảm gia đình: -Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và lãnh tụ: Câu 2: (1 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém ” (Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm) a.Cụm từ “Đối với việc học tập”làm thành phần gì trong câu? b.Chỉ ra phép thế dùng để liên kết câu trong đoạn trích trên. Câu 3: (3 điểm) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai. Em hãy viết bài văn nghị luận (dài khoảng một trang giấy thi) để làm rõ trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Câu 4: (5 điểm): Phân tích hai khổ thơ sau đây để làm rõ tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải. Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ 12
  13. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi Một nốt trầm xao xuyến. Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Năm học 2013- 2014 ( Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1 (2 điểm) 1.1 Đọc hai dòng thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” (Ngữ văn 9- Tập 2) a.Hai dòng thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b.Xác định biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ trên? 1.2 Chỉ ra phép lặp và phép nối có trong đoạn văn sau: “Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian thì vô giá”. (Phương Liên- Ngữ văn 9- Tập 2) Câu 2: (3 điểm): Facebook là một trang mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia kết nối, giao lưu, chia sẻ, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang mắc hội chứng nghiện Facebook, lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, sống xa rời thực tế, ngộ nhận cuộc sống thường ngày qua thế giới ảo. Em hãy viết một bài nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (5 điểm) Phân tích đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của người cha với con qua đoạn thơ sau: 13
  14. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc ” (Trích Nói với con- Y Phương) Năm học 2014- 2015 ( Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (1.5 đ) Đọc những dòng thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói (Ngữ văn 9- Tập 2) a.Những dòng thơ trên được trích từ văn bản nào, tác giả? b.Nêu nội dung và biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở những dòng thơ trên. Câu 2: (1.5 đ) a.Thế nào là thành phần biệt lập? b.Chỉ ra hai thành phần biệt lập (gọi tên cụ thể từng thành phần) trong đoạn trích sau. “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” ( Bến quê- Nguễn Minh Châu) 14
  15. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Câu 3: (2đ) “Tan trường, những gì nhìn thấy trong lớp là vô số giấy vở, giấy vỏ bánh kẹo, hộp cơm thừa, Lớp học nào cũng vậy, rác gom lại luôn đầy chặt một thùng rác loại nhỏ.Chỉ có điều có thùng rác nhưng học sinh không vứt vào đó mà vứt luôn ra lớp học. Tôi có mười sáu năm làm công nhân vệ sinh tại một trường học. Mười sáu năm gắn bó vơi nghề, cảm nhận chung của tôi là ý thức giữ gìn vệ sinh của các em học sinh ngày càng kém ” ( Trích từ “BáoTuổi Trẻ” ra ngày 21/3/2015) Trên đây là nhận xét của một công nhân vệ sinh về ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh. Còn ý kiến của em thì sao? Hãy trình bày thành một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 20 dòng. Câu 4: (5 đ) Phân tích 2 khổ thơ sau để làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần con mưa Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ, Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi (Sang thu-Hữu Thỉnh) Năm học 2015- 2016 ( Phòng GD – ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (1 đ) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa a.Hai dòng thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b.Nêu nội dung của hai dòng thơ? 15
  16. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 -NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Câu 2: (1 đ) Viết 1 câu mnag hàm ý từ chối vào vị trí B trong đoạn hội thoại sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng hàm ý đó? A: Cho tớ chép bài tập số 3 của cậu đi! B: . Câu 3: (3 đ) Giả vờ cận thị Khi cô giáo chuyển em trai từ bàn đầu xuống bàn thứ 5, mẹ mắng: “Con dốt thế, cứ giả vờ cận thị để cô giáo cho ngồi bàn đầu, nhìn bảng cho dễ” Rồi mẹ lại nói chuyện với cô giáo để em đươc chuyển lên bàn đầu. Mẹ nói là em bị cận thị, nên tha thiết mong cô giáo ưu tiên. Hôm qua, em đi học về, mẹ đã vội hỏi: “Con đã được chuyển lên bàn đầu chưa?”. Em trả lời: “Cô giáo bảo con chuyển lên nhưng con không chịu”. Me nói như quát: “Con ơi là con có có biết mẹ phải nài nỉ cô giáo thế nào cô mới đồng ý cho con lên bàn trên không?” Em phản ứng: “Nhưng con cao hơn các bạn khác, phải biết nhường bạn chứ ạ? Con lại không bị cận thị như lời mẹ nói, kỳ lắm mẹ ạ” ( Theo Lí Thế Mạnh, trích từ “Báo tuổi trẻ” ra ngày 6/4/ 2016) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết một bài văn ngắn không quá 1 trang giấy thi bàn về bài học ấy. Câu 4: (5 đ) Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác Hồ của nhà thơ Viễn Phương qua đoạn trích sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Mà sao nghe nhói ở trong tim! ( Trích Viếng lăng Bác- Viễn Phương) 16