Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49+50: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

ppt 24 trang nhungbui22 10/08/2022 2291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49+50: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_4950_van_ban_bai_tho_ve_tieu_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49+50: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

  1. Văn bản: Phạm Tiến Duật
  2. a. Tác giả Phạm Tiến Duật Ông là “họa sĩ” của Đường Trường Sơn; là thư ký trung thành chép sử thời đại
  3. - Tác phẩm chính: + Vầng trăng quầng lửa (1971) + Thơ một chặng đường (1994)
  4. b). Tác phẩm - Viết năm 1969 In trong tập “Vầng trăng quầng lửa” - Đề tài: Chiến tranh và người lính. - Giọng thơ: sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung mà sâu sắc. - PTBĐ:TS+BC+MT - Thể loại: Thơ tự do
  5. * Nhan đề bài thơ. - “Xe không kính”: Hiện thực đời sống chiến tranh - “Bài thơ”: Chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy. Bài thơ không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
  6. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính
  7. Tiết 48: Bài thơ về tiểu đội xe không kính *Nhan đề bài thơ - Cách khai thác hiện thực của tác giả độc đáo, không chỉ viết về hiện thực gian khổ mà còn thể hiện chất thơ của hiện thực ấy.
  8. - Xe: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước. - Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" * Nghệ thuật: - Động từ mạnh. - Cách tả thực rất gần gũi với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên pha một chút ngang tàng, tinh nghịch. =>*Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go, khốc liệt.
  9. Thảo luận nhóm: 3 phút Tìm các chi tiết viết về những người lính lái xe và nhận xét về họ theo gợi ý sau: - Tư thế? N1 - Khó khăn phải đối mặt N2 - Tinh thần, thái độ N3 - Tâm hồn? N4 - Tình đồng đội N5 - Ý chí chiến đấu? N6
  10. 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe * Tư thế : - “Ung dung” - Nhìn: đất, trời, thẳng - Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời và đột ngột cánh chim. Nghệ thuật: Điệp ngữ, đảo ngữ, nhân hóa. Tư thế:Ung dung, bình tĩnh, tập trung cao độ của những chiến sĩ lái xe.
  11. Đường Trường Sơn huyền thoại
  12. - Khó khăn: Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối, gió xoa mắt đắng, "Không có kính, ừ thì ,"chưa cần “: điệp khúc tạo nên giọng điệu ngang tàng. * Tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ, khó khăn nguy hiểm, người chiến sĩ vẫn vui vẻ. Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
  13. * Tình đồng đội :
  14. * Tình đồng đội : “ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” - Những người lính bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, ra trận, lời thề quyết chiến thắng, truyền sức mạnh cho nhau vượt qua gian khổ.  Tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn, như anh em một nhà.
  15. * Ý chí chiến đấu “Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe thùng xe có xước” Liệt kê: Không kính, đèn, mui xe, thùng xe xước Điệp từ: Không có => Nhấn mạnh khó khăn, gian khổ và khốc liệt của chiến tranh “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước; Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
  16. - Hoán dụ: “trái tim”. Đó là trái tim yêu nước. Những người lính có lí tưởng cao đẹp, niềm tin sắt đá, chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  17. Tæng kÕt 1. NghÖ thuËt: - Đậm chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống. 2. Néi dung: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
  18. Thảo luận cặp đôi: So sánh và chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa những người lình trong 2 bài thơ ‘Đồng Chí’ và ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’
  19. 1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung: - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí: - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ: - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 2. Những điểm riêng khác nhau: - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình yêu nước khi lý tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”.