Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản "Đồng chí"

ppt 30 trang Thương Thanh 01/08/2023 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản "Đồng chí"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_34_van_ban_dong_chi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản "Đồng chí"

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS NGỌC HỒI NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
  2. MÔN NGỮ VĂN LỚP 9A4
  3. Đọc hai câu thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi: Lớp cha trước lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành (?) Tình cảm giữa những người lính với nhau được gắn kết với nhau qua cụm từ nào? Em biết gì về cụm từ ấy?
  4. Tiết 34 VĂN BẢN : ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu -
  5. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ 1. Trình bày những hiểu biết của bản thân về nhà thơ Chính Hữu theo kĩ thuật KWL. 2. Học thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”. 3. Giới thiệu bài thơ “Đồng chí” trên các phương diện: hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, mạch cảm xúc, bố cục, nội dung chính. 4. Soạn bài theo hướng dẫn SGK.
  6. - Tên thật là Trần Đình Đắc - Quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh - Cuộc đời: Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc. - Sự nghiệp: + Đề tài: người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. + Cảm xúc dồn nén cô đọng, ngôn ngữ hình ảnh mộc mạc giản dị, chân thực cụ thể mà giàu tính khái quát. + Tác phẩm tiêu biểu: Đầu súng trăng treo - Năm 2000, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng NHÀ THƠ: CHÍNH HỮU Hồ Chí Minh về văn học - (1926 - 2007), nghệ thuật.
  7. TÁC PHẨM CỦA CHÍNH HỮU Quan niệm sáng tác của Chính Hữu: Thơ phải ngắn ở câu chữ những phải dài ở sự ngân vang. Nhận xét của Nhà thơ Vũ Quần Phương: Chính Hữu là “Nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông. Và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ viết về người lính.
  8. TRONG CHIẾN TRANH 1966
  9. SAU CHIẾN TRANH “Lá rụng về cội” “Tiếng ngân” Thơ Chính Hữu đầy ắp những hoài niệm. ( hoài niệm, nỗi nhớ trong thơ Chính Hữu là sự “nhớ lại và suy nghĩ”, sự “chiêm nghiệm thâm trầm về cuộc đời”) “Những ngày Người bộ hành lặng lẽ niên thiếu”
  10. CÁC TẬP THƠ TIÊU BIỂU CỦA NHÀ THƠ
  11. Văn bản : ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) Quê hương anh nước mặn đồng chua Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Anh với tôi đôi người xa lạ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Áo anh rách vai Đồng chí ! Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 1948
  12. Bài thơ đươc khơi nguồn từ hoàn cảnh thực tế của bản thân Chính Hữu. Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, Chính Hữu là quản trị viên đại đội. Ông có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng. Quan trọng nhất là chăm sóc anh em thương binh và trôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì làm việc vất vả nên nhà thơ bị ốm nặng, phải nằm điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu. Người đồng chí ấy đã tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội - người bạn nông dân của mình. Bài thơ ra đời vào 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
  13. BỐ CỤC Cơ sở của tình đồng chí. Tiết 1 7 Câu thơ đầu Những biểu hiện của 10 câu thơ tiếp theo tình đồng chí Tiết 2 Biểu tượng của tình đồng chí 3 câu thơ cuối Tiết 2
  14. 1. Tìm những chi tiết, hình ảnh, đặc sắc nghệ thuật và nội dung biểu thị của các câu thơ theo sự phân công và gợi ý của giáo viên. 2. Sau khi tìm hiểu kiến thức theo yêu cầu 1, em hãy khái quát nội dung phần thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình vào ô chính giữa bằng một từ ghép Hán Việt bắt đầu bằng tiếng “Đồng”. Quê hương anh nước mặn đồng chua Nghệ TỔ 1 thuật Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Nội Chi dung Anh với tôi đôi người xa lạ tiết TỔ 2 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 5 phút TỔ 3 Súng bên súng, đầu sát bên đầu TỔ 4 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
  15. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Lời giới thiệu mộc mạc, giản dị. Phép đối, ngôn ngữ giàu tính hiện thực, khái quát, thành ngữ Sự đồng cảnh ngộ, cùng chung giai cấp là cái gốc tạo nên tình đồng chí.
  16. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Hình ảnh sóng đôi, phép đối => Chung lí tưởng Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Điệp từ “Súng”, “bên”, “đầu”, Chung nhiệm vụ ẩn dụ, hình ảnh sóng đôi, tiểu đối thiêng liêng, cao cả. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Thời tiết Khó khăn, khắc nghiệt thiếu thốn Hình ảnh thực, ẩn dụ, ngôn ngữ Đồng cảm, sẻ chia giàu tính hiện thực, khái quát
  17. Xét về cấu tạo, câu thơ thứ bảy của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Phân tích tác dụng của câu thơ trong đoạn thơ? - Cấu tạo: Câu đặc biệt + dấu chấm cảm (!) -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Tác dụng: - Khẳng định tình cảm mới mẻ của những người lính cách mạng: Kết tinh cao đẹp từ tình bạn, tình người. - Nốt nhấn, bản lề nối kết cơ sở hình thành tình đồng đội, đồng chí của những người lính cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.
  18. 1. Tìm từ xưng hô trong đoạn thơ? 2. Nhận xét về việc sử dụng từ xưng hô và ra cái hay trong việc sử dụng từ xưng hô của tác giả? Quê hương anh nước mặn đồng chua Hai dòng thơ - xa lạ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Cùng 1 dòng thơ -> sự gần gũi, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, thân quen Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! Gắn kết, bền chặt không thể tách rời của những con người đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm.
  19. Đồng đội ta Là hớp nước chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. (Giá từng thước đất – Chính Hữu)
  20. ĐỒNG CHÍ (TIẾT 2) 10 câu thơ tiếp theo Những biểu hiện của tình đồng chí. 3 câu thơ cuối Biểu tượng của tình đồng chí.
  21. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Viết đoạn văn cảm thụ về cơ sở hình thành tích đồng chí qua 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” - Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung ở những câu tiếp theo trong bài thơ. - Sưu tầm những bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Tổng kết Tiếng Việt.
  22. Hát mãi khúc quân hành
  23. CHÂN THÀNH CẢM ƠN BAN GIÁM KHẢO CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH