Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_8_bai_31_tinh_chat_ung_dung_cua_hidro.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro
- KHHH: H NTK: 1 CTHH: H2 PTK: 2
- I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 1. QUAN SÁT VÀ THÍ NGHIỆM - Có một ống nghiệm đậy nút kín chứa khí hiđro đặt trên giá gỗ. Nhận xét trạng thái, màu sắc của khí H2. - Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị
- Một quả bóng bay đã được bơm khí hiđro, miệng của bóng bay được buộc bằng sợi chỉ dài. Khi không giữ dây chỉ thì quả bóng bay sẽ di chuyển như thế nào ? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về tỉ khối của khí hiđro so với không khí ?
- ➢ Trả lời : - Khí Hiđro không màu, không mùi và không vị. - Bóng bay bơm hiđro sẽ bay lên cao vì khí Hiđro nhẹ hơn không khí (tỉ khối : 2/29).
- 2. TRẢ LỜI CÂU HỎI -Tỉ khối của khí hiđro đối với không khí là 2/29. Vậy khí hiđro nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 2 = 2 = ≈ 0,07 (lần) 2/ 29 29 0 -1 lít nước ở 15 C hòa tan được 25ml khí H2. Vậy tính tan trong nước của khí hiđro là như thế nào ? -Khí hiđro tan rất ít trong nước.
- 3.KẾT LUẬN: - Khí Hiđro không màu, không mùi và không vị. - Nhẹ nhất trong các chất khí - Ít tan trong nước
- II – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. TÁC DỤNG VỚI OXI a) Thí nghiệm :
- b. Nhận xét hiện tượng và giải thích : •Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. C •Phương trình hóa học : 2H2 + O2 → 2H2O.
- Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2 2 với 1 2.
- BÀI ĐỌC THÊM : NỔ KHÍ HIĐRO “ Khi bóng bay chứa khí hiđro phát nổ, chúng có thể gây thương tích nếu ở gần mặt. Những tác hại cụ thể là cháy tóc, bỏng mặt, mù mắt. Do khoảng cách cầm bóng gần người nên hiện tượng bỏng do nổ bóng bơm khí hydro thường là bỏng nặng, bỏng trên diện tích rộng. Tất nhiên, nếu không bơm bằng khí hydro mà bơm bằng khí heli thì bóng bay có nổ hay không vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm bơm bằng loại khí này rất đắt nên hầu hết người ta chuyển sang bơm bằng khí hiđro ”
- HÌNH ẢNH VỀ VỤ NỔ HIĐRO
- c) Trả lời câu hỏi - Tại sao hỗn hợp khí H2 và O2 khi cháy lại gây ra tiếng nổ ? Trong thí nghiệm này, các phân tử H2 đã tiếp xúc trực tiếp với các phân tử O2, khi được đốt nóng, chúng trực tiếp tham gia phản ứng, phản ứng này tỏa nhiều nhiệt. Thể tích hơi nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây chấn động không khí. Đó là tiếng nổ mà ta nghe được.
- Nếu đốt cháy dòng khí H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù cả trong lọ oxi cũng không gây ra tiếng nổ mạnh, vì sao ? - Vì khí Hiđro là tinh khiết Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để đốt cháy dùng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh ? - Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trước khi đốt khí hiđro phải thử xem khí hiđro đó có lẫn khí oxi không bằng cách thu khí hiđro vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu H2 là tinh khiết thì chỉ nghe tiếng nổ nhỏ, nếu lẫn O2 (hoặc không khí) tiếng nổ mạnh.
- 2. TÁC DỤNG VỚI ĐỒNG (II) OXIT a) Thí nghiệm :
- b. Nhận xét : • Ở nhiệt độ cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước. Phương trình hóa học : to H22+ CuO ⎯⎯→ H O + Cu c. Kết luận Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.
- III - ỨNG DỤNG ▪ Bơm kinh khí cầu ▪ Sản xuất nhiên liệu. ▪ Hàn cắt kim loại. ▪ Sản xuất amoniac, phân đạm
- BÀI TẬP 3 109 푆 퐾: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống cho các câu sau: - Trong các chất khí, hiđro là khí [ ] Khí hiđro có [ ]. - Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có [ ] vì [ ] của chất khác ; CuO có tính [ ] vì [ ] cho chất khác.
- Đáp án: - Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử. - Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì chiếm Oxi của chất khác; CuO có tính oxi hóa vì nhường oxi cho chất khác.
- Bài 2: Để thu khí hiđro, ta cần đặt bình như thế nào ? Vì sao? A. Nghiêng B. Đứng C. Ngược Vì H2 nhẹ hơn không khí
- DẶN DÒ ❑Làm BT 1,4,5,6* (SGK) ❑Chuẩn bị bài mới : Điều chế Hiđro – PƯ thế