Bài giảng Hóa học 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

ppt 11 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_8_bai_15_dinh_luat_bao_toan_khoi_luong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!
  2. Thí nghiệm
  3. Định luật bảo toàn khối lượng được hai nhà khoa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier khám phá độc lập với nhau qua những thí nghiệm được cân đo chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng. Năm 1748, nhà hóa học người Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov đặt ra định đề. Năm 1789, nhà hóa học người Pháp Antoine Lavoisier phát biểu định luật này. Khi cân bình nút kín đựng bột kim loại trước và sau khi nung, M.V.Lomonosov nhận thấy rằng khối lượng của chúng không thay đổi, mặc dù những chuyển hoá hoá học đã xảy ra với kim loại trong bình. Khi áp dụng các phương pháp định lượng nghiên cứu phản ứng hoá học, năm 1748 Lomonosov đã tìm định luật quan trọng này. Lomonosov trình bày định luật như sau: "Tất cả những biến đổi xảy raLô trong-mô- tựnô nhiên-xôp thực chất là nếu lấy Lađi -baovoa nhiêu-diê ở vật thể này,(người thì có bấy Nga, nhiêu 1711 được-1765) thêm vào ở(người vật thể Pháp, khác. 1743Như vậy,- 1794) nếu ở đây giảm đi bao nhiêu vật chất, thì sẽ có từng ấy vật chất tăng lên ở chỗ khác".
  4. Bài tập áp dụng: BT 2: (SGK-54) Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat (Na2SO4) là 14,2 gam, khối lượng của các sản phẩm: bari sunfat (BaSO4) là 23,3 gam, natri clorua (NaCl) là 11,7 gam. Hãy tính khối lượng của Bari clorua (BaCl2) đã phản ứng.
  5. Bài tập 1 : Cho 11,2 gam sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo ra 17,6 gam FeS. Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng?
  6. Bài tập 2 : Cho 13 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric thu được sản phẩm gồm: 27,2 gam kẽm clorua và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit clo hiđric đã tham gia phản ứng là
  7. Bài tập 4:a) Viết công thức khối lượng của kim loại sắt tác dụng với axit sunfuric H2SO4 loãng tạo ra sắt(II) sunfat FeSO4 và khí hiđro. b) Cho biết khối lượng của sắt và axit sunfuric đã phản ứng là 5,6 gam và 9,8 gam, khối lượng của sắt(II) sunfat là 15,2 gam. Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.
  8. Bài tập 3: Khi nung 100 kg đá vôi thành phần chính là CaCO3 thu được canxi oxit 42kg CaO và 33 kg cacbonic CO2. Tính phần trăm khối lượng CaCO3 có trong đá vôi.
  9. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho 28 gam vôi sống CaO tác dụng với nước tạo ra 37 gam vôi tôi Ca(OH)2. Tính lượng nước cần tác dụng. A. 9,0 gam B. 10,3 gam C. 14,5 gam D. 14,2 gam Câu 2: Trong một bình kín có chứa bột magie cacbonat. Đem đun nóng thì có phản ứng tạo ra magie oxit và khí cacbonic. Hỏi khối lượng của bình thay đổi như thế nào? A. Giảm đi B. Tăng lên C. Không đổi D. Không xác định
  10. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc nội dung bài, nắm được nội dung định luật và giải thích. Xem lại bản chất của phản ứng hóa học. - Làm bài tập 1/54 SGK, 15.1→15.3/20SBT.
  11. Bài học đến đây là kết thúc Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô và các em!