Đề cương ôn tập thi cuối kì I Sinh học 8

docx 2 trang thienle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi cuối kì I Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_thi_cuoi_ki_i_sinh_hoc_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập thi cuối kì I Sinh học 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ I SINH HỌC 8 Câu 1: Ở người già xương thường bị gãy là do: A. Tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống B. Tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống C. Tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên D. Tỉ lệ sụn tăng lên Câu 2: Thành phần của máu gồm: A. Huyết tương 55%, hồng cầu và bạch cầu chiếm 45%. B. Huyết tương 45%, Hồng cầu và bạch cầu chiếm 55%. C. Huyết tương 55%, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45%. D. Huyết tương 45%, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 55%. Câu 3: Loại enzim nào sau đây có ở khoang miệng ? A. Lipaza B. Pepsin C. Amilaza D. Tripsin Câu 4. Thành phần của máu gồm: a. Hồng cầu và tiểu cầu. b. Bạch cầu và hồng cầu. c. Huyết tương và các tế bào máu. d. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Câu 5. Mỗi chu kì co dãn của tim gồm: a. 0,8 giây. b. 0,3 giây. c. 0,1 giây. d. 0,4 giây Câu 6: Cấp cưu khi bị sai khớp là: A.Chườm nước đá, băng cố định, đưa đến bệnh viện. C. Đưa đến bệnh viện. B.Không được nắn bóp bừa bãi, đưa đến bệnh viện. D. Uống thuốc, nghỉ ngơi. Câu 7. . Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ? A. Ôxi B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit ) C.Cả A và B D. Nước và muối khoáng Câu 8. Con người là một trong những đại diện của A. lớp Chim. B. lớp Lưỡng cư. C. lớp Bò sát. D. lớp Thú. Câu 9. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định C. Biết tư duy D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) Câu 10. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ? A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người D. Tất cả các phương án trên Câu 11. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án còn lại C. Thể thao B. Tâm lý giáo dục học D. Y học Câu 12. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ? A. Con người B. Gôrila C. Đười ươi D. Vượn Câu 13. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng C. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau D. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
  2. Câu 14. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 15. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ? A. 3 phần : đầu, thân và chân B. 2 phần : đầu và thân C. 3 phần : đầu, thân và các chi D. 3 phần : đầu, cổ và thân Câu 16. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ? A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết Câu 17. Thanh quản là một bộ phận của A. hệ hô hấp. B. hệ tiêu hóa. C. hệ bài tiết. D. hệ sinh dục. Câu 18. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 19. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ? A. Cacbon B. Ôxi C. Lưu huỳnh D. Nitơ Câu 20. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ? A. Hiđrô B. Ôxi C. Cacbon B. Tất cả các phương án trên. TỰ LUẬN: Câu 1Ở người có những nhóm máu nào? Nêu đặc điểm từng nhóm?Vì sao khi truyền máu lại thử máu? Hãy vẽ sơ đồ truyền máu. Câu 2– So sánh trao đổi khí ở cấp độ cơ thể với trao đổi khí ở cấp độ tế bào? -Ở những nơi đông người (công viên, trường học, bệnh viện, cơ quan, ) người ta để bảng ‘‘Cấm hút thuốc lá ’’. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này ? Câu 3 So sánh sự khác nhau về cấu tạo và hoạt động tiêu hóa của dạ dày với ruột non? Tại sao protein trong thức ăn bị tiêu hóa mà protein trong dạ dày lại không bị tiêu hóa? Câu 4 Vẽ sơ đồ cơ chế đông máu? Câu 5: Tại sao thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non theo từng đợt? Ruột non có phải nơi tiêu hóa quan trọng nhất không? Vì sao? Câu 6: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?