3 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 3_de_thi_thu_vao_lop_10_mon_van.docx
Nội dung text: 3 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
- ĐỀ SỐ 1 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn PHẦN I (5 điểm) Hình ảnh con thuyền được nhắc đến nhiều trong thơ ca, có một nhà thơ đã viết: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2013) 1. Những câu thơ trên thuộc bài thơ nào ? Của ai ? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ? Em liên tưởng tới những câu thơ nào ở một bài thơ khác đã được học, cũng miêu tả về con thuyên ra khơi đầy hứng khởi ? 2. Em hiểu cách nói "Thuyền ta" nghĩa là gì ? Theo em, có thể thay thế "Thuyền ta" bằng đoàn thuyền được không ? Vì sao ? 3 . Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 0 câu, mở đầu đoạn bằng câu sau: "Hình ảnh đoàn thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ chính là vị thế làm chủ biển khơi của những con người lao động mới". Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu hỏi tu từ (gạch dưới phép nối, câu hỏi tu từ). PHẦN II (5 điểm) Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê viết: "Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điềuđó.” ( Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 201 3) 1 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. " và cho biết đó là kiểu câu gì . 2. Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện ? Em hiểu chúng tôi là những ai ? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích đó ? 3. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay (viết khoảng một trang giấy thi).
- ĐỀ SỐ 2 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn Phần I (6 điểm) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ than dan tay ra về, Bước dần theo ngọn tiếu khê, Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Nguyễn Du - Truyện Kiều) 1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó? 2. Chúng ta đều biết “nao nao ” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh ” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ? 3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích "có cách dùng từ như vậy. 4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận của em vê khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu( Gạch chân câu bị động và các từ ngữ làm phép thế). Phần II (4điểm) “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”. (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê). 1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện? 2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào? 3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
- ĐỀ SỐ 3 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Phần I: ( 5.5 điểm ): Dưới đây là đoạn trích trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám. - Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em? Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”. 1. Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào trong tác phẩm? 2. Chỉ rõ câu văn có sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật. 3. Đoạn văn đã góp phần thể hiện một phẩm chất đáng quý của các nhân vật trong truyện. Theo em, đó là phẩm chất gì? 4. Nét đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ trong thời kỳ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai” đã trở thành niềm xúc động, nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào của biết bao văn nghệ sĩ. Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, viết theo phương pháp lập luận quy nạp, nêu những suy nghĩ của em về nét đẹp tâm hồn của nhân vật chính trong tác phẩm – một nữ thanh niên xung phong trong “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường Sơn, trong đoạn có sử dụng câu hỏi tu từ và câu có thành phần tình thái. (gạch dưới câu hỏi tu từ và thành phần tình thái). Phần II: (4.5 điểm) “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” (“Quê hương” – Tế Hanh) 1. Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới khổ thơ ( trong một văn bản ở SGK Ngữ văn lớp 9) khắc họa hình ảnh con thuyền với vẻ đẹp kì vĩ đang lướt sóng ra khơi đánh bắt cá dưới ánh trăng. Hãy chép chính xác khổ thơ đó và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 2. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ em vừa chép. 3. Theo em, cách xưng hô của tác giả trong đoạn thơ trên có ý nghĩa như thế nào?
- 4. Trong chương trình Ngữ văn 9, em đã được học một tác phẩm ngợi ca sự cống hiến âm thầm, miệt mài cho đất nước của những con người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tác phẩm nào? Của ai? 5. Sự cống hiến sức lực, trí tuệ của biết bao thế hệ người Việt đã dựng xây nên giang sơn gấm vóc. Và giờ đây, mỗi người dân nước Việt lại tiếp tục bền bỉ dâng hiến sức mình để bảo vệ vẹn toàn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, đặc biệt là chủ quyền biển đảo. Là một công dân trẻ, em thấy mình cần phải làm những gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước? (Trình bày trong khoảng 8 câu văn)