Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú

doc 40 trang thienle22 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_ban_giam_hieu_trong_cong_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú

  1. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Mục lục Trang A. Phần mở đầu 2 I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích, yêu cầu 4 III. Đối tượng nghiên cứu 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 B. Phần nội dung 6 I. Cơ sở thực tiễn lí luận để giải quyết đề tài 6 II. Đặc điểm tình hình nhà trường 6 III. Phân công các bộ phận làm bán trú 10 1. Ban chỉ đạo bán trú 10 2. Phân công trực bán trú 10 3. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu 10 4. Nhiệm vụ của người trực bán trú 11 5. Mức đóng tiền ăn 15 6. Cán bộ y tế 15 7. Bộ phận tài vụ 16 8. Nhân viên nhà bếp 16 9. Ký hợp đồng với người bán lương thực, thực phẩm 17 10. Hợp đồng với người trông trưa 18 11. Kho 18 12. Bảo vệ tài sản bán trú 19 III. Những kết quả đạt được trong công tác bán trú 20 1. Về sĩ số 20 2. Về sức khoẻ 21 3. Cơ sở vật chất 22 4. Kết quả về đạo đức và học tập của học sinh qua các năm học 23 5. Thu nhập của giáo viên và nhân viên trông bán trú 26 6. Các đợt kiểm tra 27 Kết luận 28 Phụ lục về công tác bán trú 30 Tài liệu tham khảo 40 1
  2. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Trường tiểu học Khương Thượng – Quận Đống Đa là trường đầu tiên trong quận được xây dựng là trường học 2 buổi/ ngày và có bán trú. Công tác bán trú là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường. Ngoài việc dạy chữ cho học sinh, các thầy cô giáo còn có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, chăm lo việc ăn trưa và quà chiều cho học sinh để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, giúp phụ huynh yên tâm công tác khi có nơi gửi con tin cậy. Học sinh được ăn ngủ trưa tại trường sẽ giúp các em đỡ phải đi lại nhiều, có thời gian vui chơi và sức khoẻ tốt để học buổi chiều. Xuất phát từ đặc điểm của trường tiểu học Khương Thượng: Thừa khoảng 10 giáo viên nên Ban giám hiệu nhà trường phân công 1 số giáo viên dạy ở các khối 2,3, 4 dạy chung 2 cô / một lớp. Một cô dạy ca sáng, một cô dạy ca chiều và buổi trưa cùng trông bán trú để thu nhập lương của các cô trong trường tương đương nhau. Từ cương vị làm thầy: “ Nghề cao quí trong các nghề cao quí”, công việc chính là đứng trên bục giảng, làm việc trí óc, nay là người kiêm phục vụ, làm thêm việc chia cơm canh, xách nước, lo cho học sinh ăn ngủ. Làm thế nào để làm tốt được công tác bán trú đó là điều mà Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm. Việc tổ chức cho học sinh ăn ngủ trưa tại trường là một việc rất quan trọng vì các cháu học cả ngày nếu việc ăn ngủ buổi trưa không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếp buổi chiều của học sinh. Chính vì vậy, công tác quản lý bán trú ở trường tiểu học cũng là một công tác quan trọng trong các hoạt động của nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lý bán trú” để thực hiện tốt được lời Bác Hồ đã căn dặn: “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích 100 năm trồng người”. 2
  3. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Qua đề tài này tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thành và áp dụng có hiệu quả trong công tác bán trú ở trường tiểu học. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 3
  4. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng II.Mục đích - Yêu cầu: 1. Mục đích: Tổ chức bán trú cho học sinh để tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên tâm công tác. Giáo dục học sinh có nếp sống hoà đồng trong sinh hoạt tập thể. Biết tự lao động phục vụ cho bản thân những việc vừa sức như: Đánh răng, xúc miệng, lấy gối, chăn, chiếu khi đi ngủ và gấp cất đi sau khi dùng xong. Tạo thêm việc làm cho đội ngũ giáo viên để họ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Có biện pháp tổ chức công tác bán trú thật tốt, gây uy tín cho phụ huynh học sinh. 2. Yêu cầu: Nhà trường chỉ nhận những học sinh có đơn tự nguyện tham gia bán trú của cha mẹ học sinh. Có cán bộ y tế có chuyên môn, quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của các cháu. Nhà trường thường xuyên bổ sung thêm cơ sở vật chất, tăng cường nhân viên nấu ăn có chuyên môn, có nội qui đầy đủ để công tác bán trú ngày càng tốt hơn. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Có thực đơn các bữa ăn chính và quà chiều đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học. Có thay đổi theo mùa. Đảm bảo thu, chi đúng qui định, tài chính công khai hàng ngày, hàng tháng, quí và năm. III.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình sức khoẻ và học tập đối với 1000 học sinh bán trú của trường tiểu học Khương Thượng – Quận Đống Đa. 4
  5. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng IV.Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết: Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học. ( Công văn số 4334 CV/ GD – TC ngày 28 – 5 – 1998). Chỉ thị số 08/ 1999/ CT- TTg ngày 15 – 04 – 1999 về việc “ Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”. Các nội qui của công tác bán trú. Các yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn trong trường học. Các chế độ ăn uống đối với học sinh tiểu học. Cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các chế độ thu, chi phục vụ cho công tác bán trú. 2. Thực tế: Theo dõi tình hình thực tế của học sinh bán trú qua các bữa ăn trưa và quà chiều. Theo dõi tình hình sức khoẻ của học sinh bán trú qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ đầu năm học và cuối năm. Đánh giá chất lượng về đạo đức và học tập của học sinh cuối học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm qua 6 năm học từ: 2001 – 2002, 2002 – 2 3 đến 2003 – 2004. 5
  6. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng B.Phần nội dung I.Cơ sở lý luận thực tiễn để giải quyết đề tài: Thành ngữ có câu: “ Ăn vóc học hay”, vì vậy học sinh phải ăn tốt, có sức vóc mới đủ sức khoẻ để học hay và làm được nhiều việc khác. Ngoài việc giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy ở trên lớp để học sinh tiếp thu bài tốt còn kết hợp dạy học sinh “ Học ăn” là cả một bộ môn khoa học. Việc học sinh ở lại ăn trưa, ngủ trưa và vui chơi ở trường suốt thời gian buổi trưa ( 3 tiếng ) đã rèn cho học sinh tính tập thể, nếp kỷ luật khi ăn, ngủ và gắn bó với tổ ấm là lớp học của mình – hình thành nhiều kỷ niệm tốt đẹp dưới mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của mình. Nơi đây các thầy cô giáo thực sự là: “Người mẹ hiền”. Với thời gian ngoài giờ học, học sinh bộc lộ rất rõ cá tính của mình. Qua đó giáo viên có thể nắm bắt và giáo dục đạo đức cho học sinh. Công tác bán trú rất phù hợp với xu thế thời đại, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bố mẹ các cháu đi làm suốt ngày, nhà không có ông bà chăm sóc nên rất cần gửi các cháu cả ngày ở trường để yên tâm công tác. II. Đặc điểm tình hình nhà trường: 1. Cơ sở vật chất: a. Thuận lợi: Trường tiểu học Khương Thượng được tách riêng cơ sở vật chất với trường THCS Khương Thượng từ năm 1998, được thành phố đầu tư xây dựng trên 5 tỷ đồng. Trường gồm 26 lớp học và các phòng hiệu bộ. Trường có 1 nhà ăn rộng 300 m2 đủ chỗ cho khoảng 500 học sinh ăn cùng một lúc. Bếp ăn tuy nhỏ nhưng đảm bảo một chiều, rất hợp vệ sinh. Bếp ăn của nhà trường có tủ cơm ga, nấu được khoảng 1000 xuất ăn và 5 bếp ga công nghiệp để chế biến thức ăn. Ngoài ra còn có bếp than để đun nước uống cho học sinh. 6
  7. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Trường có cơ sở vật chất tốt: Nhà ăn rộng chưa được khoảng 500 em ăn cùng một lúc. Nhà ăn có đủ bàn ghế, quạt mát, ánh sáng và sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, sạch sẽ. Nhà bếp có đủ tiêu chuẩn bếp một chiều: Từ khu tập kết thực phẩm tươi sống, nguyên liệu khu vực sơ chế ( nhặt rau, thái thịt ) khu vực nấu, chế biến ( làm chín ) khu vực bảo quản thức ăn chín chia thức ăn cho học sinh các lớp phòng ăn các lớp. Nhà trường có chế độ vệ sinh định kỳ diệt ruồi, muỗi, gián, chuột là những vật trung gian truyền bệnh và gây ô nhiễm thực phẩm. Có đủ nguồn nước sạch và bảo quản tốt về vệ sinh và an toàn. Bể chứa nước có nắp, khoá và được cọ rửa theo định kỳ. Các cô phục vụ nấu ăn có chuyên môn tốt đó là những điều kiện rất thuận lợi cho công tác bán trú của nhà trường. Có bàn i nốc để chế biến thức ăn. Có thớt thái thịt sống, thit chín riêng. Đội ngũ các cô nấu ăn có kinh nghiệm, thường xuyên đổi món theo mùa để các cháu ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 6 xe đẩy đưa cơm, thức ăn đến các lớp ăn tại lớp. Nhà ăn thường xuyên được tổng vệ sinh, lau sàn nhà, cửa sổ Có đủ ánh sáng , có 8 quạt trần và nhiều quạt treo tường để học sinh đủ mát khi ăn cơm vào mùa hè. Mỗi lớp có 1 giá khăn mặt dài 1 mét với 3 tầng phơi rộng rãi. Mỗi lớp học có 1 bình nước lọc chứa từ 8 – 10 lít nước. Hàng ngày các cô trông bán trú mang nước vào từng lớp phục vụ các cháu sau giờ ăn. Các đồng chí tham gia công tác bán trú có đủ trang phục như: Quần áo đồng phục, ủng, găng tay, khẩu trang Nhân viên phục vụ mặc đồng phục thường xuyên trong quá trình làm việc. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện cho làm việc. Vệ sinh cá nhân của nhân viên phục vụ: Đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và sau khi đại tiểu tiện. Có trạn úp bát bằng I – nox chứa được 1000 bát, có lưới che kín để tránh ruồi muỗi bay vào. Có tủ đựng thìa và xoong nồi để phòng chuột bò vào gây bệnh. 7
  8. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Mỗi năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ cho các đồng chí trông bán trú 1 lần. Mời y tế quận Đống Đa và Viện dinh dưỡng về trao đổi kinh nghiệm công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, cách chế biến món ăn cho ngon miệng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua học tập, trình độ tay nghề của đội ngũ nhà bếp và phục vụ bán trú ngày càng tốt hơn. Nhà trường thường xuyên bổ sung thêm chăn, chiếu, gối cho các lớp bán trú. Hàng tuần các cô bán trú giặt gối, khăn mặt, đánh rửa cốc uống nước cho học sinh. Cuối mùa đông, nhà trường tổ chức giặt chăn len, chiếu cho tất cả các lớp và đóng gói cất trong kho để mùa đông có chăn sạch dùng. Có hợp đồng lao động với những người làm bán trú đầy đủ. Những cô trực tiếp chế biến thức ăn đã được học về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm, nhiệm vụ về vị trí làm việc của mình. Có sức khoẻ tốt để làm việc. Đã được khám sức khoẻ trước khi vào làm việc ở trường. Sau đó nhà trường tiếp tục tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và xét nghiệm phân tìm vi khuẩn đường ruột gây bệnh 1 năm / lần theo luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã qui định. Các bệnh cần khám định kỳ theo quyết định 505/ BYT – QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ y tế bao gồm: Lao, kiết lỵ, ỉa chảy, tả, thương hàn, viêm gan siêu vi trùng, viêm mũi họng có mủ, các bệnh ngoài da. Vào đầu năm học, nhà trường có hợp đồng mua thịt, cá, rau với các đơn vị đáng tin cậy. Biết rõ nguồn gốc, địa chỉ nơi cung cấp thực phẩm. Có ký kết hợp đồng trách nhiệm bằng văn bản về chất lượng mặt hàng thực phẩm cung cấp như: Thịt, cá, tôm, rau, đậu, trứng Thịt các loại phải qua thú y kiểm tra. Các đồ hộp, thực phẩm bao gói, đóng chai phải xem kỹ nhãn mác ( tên sản phẩm, ngày sản xuất, đăng kỹ chất lượng, hạn sử dụng ). Nhà trường tuyệt đối không dùng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp vào chế biến nấu nướng mà không có trong danh mục Bộ y tế cho phép ( QĐ - 867 QĐ - BYT ). Không dùng loại thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt loại ngũ cốc, hạt có dầu ( đậu, lạc ) Vì nếu mốc sẽ bị nhiễm độc tố vi nấm gây hại cho sức khoẻ. Có hợp đồng với 1 cô y tế của phường Trung Tự cùng với Ban giám hiệu nhà trường giám sát về vệ sinh, an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ học 8
  9. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng sinh. Giải quyết những trường hợp học sinh đau ốm nhẹ. Cháu nào bị ốm nặng, y tế nhà trường cùng với các cô giáo sẽ đưa các cháu đến bệnh viện để cấp cứu và báo cho gia đình biết để cùng phối hợp kịp thời. Sau mỗi buổi trông trưa có ghi sổ bàn giao công tác bán trú để cô trông và cô chủ nhiệm đều nắm được tình hình của lớp. Hàng ngày, nhà trường thường xuyên lưu nghiệm thức ăn: Sau khi chế biến, trước khi ăn mỗi món đều phải để lại một lượng nhất định( từ 50 – 100 gam tuỳ từng loại ) cho vào tủ lạnh để xét nghiệm khi cần thiết. Thời gian lưu nghiệm 24 giờ đối với mỗi loại thức ăn và mỗi bữa ăn. Tổng số học sinh bán trú năm học sau tăng hơn năm học trước: Năm 1998 chỉ có 600 em, năm 1999 có 750 em, đến năm 2004 đã tăng lên đến 990 em. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều gia đình có nguyện vọng cho con học bán trú vì họ rất yên tâm khi có cả một tập thể lãnh đạo theo dõi, kiểm tra mà mức thu lại vừa phải. Phương thức phục vụ của nhà trường là: Coi học sinh như con em của mình, đảm bảo cho các em được ăn đủ chất và ngon miệng, ngủ ngon giấc để đảm bảo sức khoẻ học buổi thứ hai được tốt, giữ uy tín với phụ huynh học sinh. b. Khó khăn: Nhà ăn còn nhỏ nên một nửa số học sinh bán trú phải ăn ở tại lớp. Giáo viên trông trưa phải mang cơm lên lớp. Lớp được tổng vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn chưa thật sạch. Trình độ nghiệp vụ của các đồng chí nhà bếp còn hạn chế, 80% có bằng sơ cấp nấu ăn trở lên. Cần có kỹ thuật viên trung cấp để công tác chế biến món ăn phong phú hơn. Các cô trông trưa chưa được đào tạo quy lát, chỉ học hỏi lẫn nhau để có kinh nghiệm làm bán trú. Đồ dùng phục vụ công tác bán trú chưa thật đầy đủ. Tập huấn về công tác bán trú của trung tâm y tế Quận và sở y tế Hà Nội còn ít. 9
  10. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng III. Phân công các bộ phận làm bán trú. 1. Ban chỉ đạo công tác bán trú Ban giám hiệu đã thành lập một ban chỉ đạo công tác bán trú gồm: Đ/c Nguyễn Xuân Lan – Hiệu trưởng: Phụ trách chung Đ/c Văn Thị Đức – Phó hiệu trưởng: Phụ trách trực tiếp bán trú và khối 1,2,3. Đ/c Đặng Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng: Phụ trách bán trú khối 4, 5 Đ/c Nguyễn Hồng Dung – Kế toán: Quyết toán thu chi về bán trú. Đ/c Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ: Thu và trả tiền ăn bán trú hàng tháng của học sinh toàn trường. Đ/c Nguyễn Thị Khang – CTCĐ: Thủ kho. Hàng ngày nhận hàng và xuất các mặt hàng cùng với người trực bán trú. Cuối tháng quyết toán cùng với Ban giám hiệu và thanh tra trường. Các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn và thanh tra nhà trường (4 đ/ c): Mỗi tuần 1 buổi thay phiên nhau trực vào ngày thứ sáu hàng tuần. 1 đ/ c cán bộ y tế hàng ngày cùng với người trực kiểm tra an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. 2. Phân công trực bán trú: Thứ hai: Đ/c Đặng Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng Thứ ba: Đ/c Nguyễn Hồng Dung – Kế toán Thứ tư: Đ/c Văn Thị Đức – Phó hiệu trưởng Thứ năm: Đ/c Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ Thứ sáu: 1 đ/ c công đoàn hoặc thanh tra thay phiên nhau trực. 3. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu: Ban giám hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công tác bán trú. Ban giám hiệu truyền đạt đầy đủ các công văn chỉ đạo về công tác bán trú của cấp trên đến các đồng chí tham gia bán trú để cùng thực hiện. Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bữa ăn, giấc ngủ và quà chiều của học sinh bán trú. Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo, phân công các đồng chí tham gia 10
  11. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng công tác bán trú hợp lí, thực hiện đúng chế độ hội họp định kì. Có khen ,chê kịp thời và theo từng học kỳ, cả năm học. Ban giám hiệu cùng công đoàn ký hợp đồng mua lương thực, thực phẩm. Thường xuyên theo dõi giá cả trên thị trường để yêu cầu bên B chỉnh giá hợp lí. (Phạm vi điều chỉnh ít nhất 1/ 2 tháng) 4. Nhiệm vụ của người trực bán trú. Mỗi ngày người trực bán trú sẽ theo dõi bán trú từ A -> Z (Từ khâu xuất gạo, nhập thực phẩm, chế biến ). Có vấn đề gì người trực hôm đó phải chịu trách nhiệm, báo cáo Ban giám hiệu để kịp thời tìm biện pháp giải quyết. Kiểm tra học sinh ngủ hàng ngày xem các cô có chuẩn bị đủ cho các cháu: gối, chăn, chiếu không. Chăn , chiếu, gối phải thường xuyên được giặt giũ và phơi để đảm bảo vệ sinh, tránh bệnh ngoài da cho các cháu. Các đồng chí trực bán trú ngày nào sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ trực ngày đó toàn bộ tình hình bán trú của ngày đó. Việc gì cần góp ý sẽ trao đổi trực tiếp với cô trông và ghi sổ trực, nếu cần báo cáo ngay cho Ban giám hiệu để kịp thời giải quyết. Việc nhập lương thực, thực phẩm hàng ngày đều có sổ theo dõi và 3 người chứng kiến ký vào sổ: đó là thủ kho, người trực và người bán. Nhà trường phân công một giáo viên dự trữ kiêm nhiệm công tác bán trú, người đó có nhiệm vụ: + Đầu giờ học lấy sĩ số ăn bán trú các lớp (có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm). Cháu nào bị ốm cần ăn cháo báo ngay để nhà bếp nấu cháo thịt cho các cháu. + Lên bảng công khai tài chính hàng ngày ở nhà ăn. Trường có bảng công khai tài chính hàng ngày ghi bữa ăn trưa và quà chiều cho học sinh bán trú như: Số lượng lương thực, thực phẩm; giá tiền từng loại thức ăn và tổng số tiền hàng ngày để tất cả các giáo viên cùng giám sát. Kế toán vào sổ theo dõi và quyết toán hàng tháng theo đúng nguyên tắc tài chính. 11
  12. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Ví dụ: Bảng công khai tài chính thứ sáu ngày 1 – 4 – 2005. Người trực: Nguyễn Thanh Hà - Công đoàn. Tổng số học sinh ăn: 939 học sinh; ăn cháo: 9 học sinh. TT Tên hàng Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 Gạo xuân 4.500 đ 98 kg 441.000 đ 2 Thịt nạc vai 34.000 đ 1 kg 34.000 đ 3 Cá hồng 33.000 đ/ kg 50 kg 1.650.000 đ 4 Ruốc thịt lợn 105.000 đ/ kg 9 kg 945.000 đ 5 Dầu rán 13.800 đ/ lít 10 lít 138.000 đ 6 Rau muống 120 đ/ mớ 80 mớ 96.000 đ 7 Hành khô 8.000 đ/ kg 1 kg 8.000 đ 8 Bột nêm 29.500 đ/ kg 1 kg 29.500 đ 9 Đường kính 7.000 đ / kg 1 kg 7.000 đ 10 Bánh bim bim 900 đ/ gói 939 gói 850.000 đ 11 Chất đốt 200 đ/ 1 hs 939 hs 187.800 đ 12 Nước rửa bát 7.500 đ/ chai 1 chai 7.500 đ Tổng cộng: 4.414.800 đồng + Trường có bảng thực đơn thay đổi theo mùa, định trước các món ăn của từng ngày. Bữa ăn chính gồm có: Món canh, thịt hoặc cá hoặc món xào. Quà chiều có: Hoa quả hoặc nước ngọt hoặc bánh và sữa các loại. 12
  13. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Ví dụ: Thực đơn hàng ngày của tuần từ 28 – 3 đến 1 – 4 – 2005 Thứ - Ngày – Người trực Bữa ăn trưa Quà chiều Thứ hai ngày 28 – 3 Thịt rim, lạc rang mặn. Bánh xu kem Đặng Thanh Huyền – HP Canh rau bắp cải thịt nạc Thứ ba ngày 29 – 3 Thịt bò xào xu xu. Khoai tây Dưa hấu Nguyễn Hồng Dung – KT rán. Canh thịt cà chua. Thứ tư ngày 30 – 3 Thịt gà Pháp rim, giò lụa. Sữa tươi Văn Thị Đức – HP Canh bí đao, xương gà hầm. NESTLE Thứ năm ngày 31 – 3 Đậu phụ rán, xốt cà chua. Kem Caramen. Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ Thịt nạc xay rim. Canh chua rau mùng tơi Thứ sáu ngày 1- 4 – 2005 Cá hồng rán, xốt cà chua. Bánh bim bim. Nguyễn Thanh Hà - CĐ Ruốc thịtt lợn. Canh rau muống. Ngoài ra, nhà trường cũng rất quan tâm đến học sinh ốm, ăn kiêng để có món ăn thích hợp cho các em. Nhà trường thường xuyên có ruốc thịt nạc để những cháu ăn kiêng ăn và có cháo cho những cháu ốm. Qua 1 thời gian làm bán trú chúng tôi nhận thấy: Đa số học sinh dễ ăn, nhà bếp cho ăn món nào cũng ăn hết. Một số cháu có 1 vài món ăn cũng ăn được nhưng không thích lắm nên hay bỏ và đặc biệt có 1 ít cháu ( đa số là lớp 1, lớp 2) chỉ ăn món này mà không ăn món kia. Ví dụ: Có cháu chỉ ăn ruốc không ăn cá. Có cháu chỉ ăn thịt gà không ăn giò. Có cháu không chịu ăn rau nên các cháu hay vứt bỏ thức ăn mình không thích hoặc súc đổ thức ăn sang cho bạn hoặc bỏ thừa Để khắc phục tình trạng này, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các cô giáo cần tìm hiểu kỹ khẩu vị của từng cháu và giải thích cho các cháu hiểu được ích lợi của việc ăn đủ chất có lợi cho sức khoẻ và học tập như thế nào. Nhưng cháu nào béo quá thì cô không nên ép các cháu ăn nhiều thịt mà động viên để các cháu 13
  14. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng tăng cường ăn rau, đậu và cá. Chỉ bằng lời nói nhẹ nhàng nhưng các cô giáo trông trưa đã giúp học sinh hiểu được những kiến thức bổ ích về khoa học, về sức khoẻ và các cháu tiếp thu một cách dễ dàng. Từ đó nhiều cháu đã ăn đủ các món ăn và sức khoẻ tốt lên trông thấy. Để các cháu ăn được hết tiêu chuẩn của mình, các cô trông bán trú đã đề ra một số yêu cầu trong bữa ăn như sau: - Ăn hết nửa bát cơm mới được chan canh để luyện cho học sinh ăn chậm, nhai kỹ. - Hạn chế tối đa chan canh khi ăn cá vì rất tanh, ăn mất ngon. - Các cháu không biết ăn 1 số món phải tập dần để tiến tới ăn được tất cả các món mà nhà bếp chế biến cho khoẻ người. - Trước khi đưa bát cơm cho cô chan canh phải nhấc thìa ra, cầm lên tay vì nếu chan ngập thìa rất mất vệ sinh. - Cháu nào béo cần giảm cân cho ăn bớt cơm, tăng rau và canh. - Nồi canh bao giờ cô cũng để trên bàn, giữa dãy bàn ăn của lớp và quản lý chặt, tránh bỏng học sinh. - Giáo dục học sinh không vừa ăn ừa nói chuyện, hạn chế việc thưa mách trong khi ăn rất mất vệ sinh. - Muốn bỏ thừa cơm phải xin phép cô và nói rõ lý do. Những việc làm trên tưởng nhỏ nhưng đối với học sinh tiểu học rất cần thiết, các cô phải dạy các cháu từng ly từng tý, đúng như câu thành ngữ: “Dạy con từ thủa còn thơ” và câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Do nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là yêu thương, quan tâm các cháu thường xuyên nên số lượng học sinh bán trú của trường duy trì và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Bố mẹ các cháu rất phấn khởi và yên tâm khi cho các cháu ăn bán trú tại trường. Có cháu còn khoe với bố mẹ: “Ăn cơm ở trường ngon hơn ở nhà”. Nhà trường có sổ bàn giao tình hình học sinh ăn ngủ bán trú giữa giáo viên bán trú và giáo viên chủ nhiệm. Sổ theo dõi đầy đủ từng ngày có bao nhiêu cháu ăn. Tình hình các cháu ăn như thế nào? Thức ăn hôm đó có hợp với học 14
  15. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng sinh không? Buổi trưa học sinh ngủ như thế nào? Có cháu nào ốm không? Quà chiều học sinh có ăn hết không Hàng tháng Ban giám hiệu phụ trách bán trú thu sổ ghi chép để nắm tình hình và góp ý cụ thể với cô trông của từng lớp. Nhà trường có sổ nhập các loại hàng hoá theo mẫu in của phòng tài chính Quận Đống Đa qui định. Hàng ngày, đồng chí thủ kho ghi chép đầy đủ số lượng, tên hàng, giá tiền. Cuối tháng, đồng chí thủ kho cùng với đồng chí hiệu phó phụ trách bán trú và thanh tra kiểm tra số hàng tồn kho. Sổ có đầy đủ chữ ký của các bộ phận tham gia quản lý bán trú. 5. Mức đóng tiền ăn: Mỗi cháu tham gia bán trú từ lớp 1 đến lớp 5 đóng: 150.000 đồng/ 1em/ 1tháng. Bữa chính: 4.000 đồng; quà chiều: 1.000 đồng. Đảm bảo đủ lượng calo cần thiết theo tiêu chuẩn qui định của Viện dinh dưỡng. Với mức thu theo qui định chung như vậy cho cả 5 khối lớp, nhiều phụ huynh học sinh có thể cho con em mình tham gia bán trú được. Ngoài ra, ngày thứ bảy, nhà trường còn tổ chức các lớp năng khiếu như: Câu lạc bộ Mĩ thuật, thanh nhạc, đàn oócgan, Tiếng Anh, Tin học, cờ vua, cờ tướng do các thầy cô giáo giỏi và có kinh nghiệm của trường và trung tâm TDTT Đống Đa giảng dạy đã thu hút được rất đông học sinh tham gia học tập và đạt được nhiều kết quả tốt về nhiều môn. 6. Cán bộ y tế: Cán bộ y tế hàng ngày có mặt sớm cùng với người trực bán trú để kiểm tra thực phẩm, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mới cho nhập. Theo dõi việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày để giải quyết khi cần thiết. Thường xuyên theo dõi việc ăn hàng ngày của học sinh để đóng góp ý kiến với nhà bếp, với Ban giám hiệu để có chế độ ăn phù hợp với khẩu vị và sức khoẻ học sinh. Chịu trách nhiệm về sức khoẻ của học sinh và giải quyết các trường hợp sơ cứu ban đầu. Trường hợp nào không giải quyết được sẽ đưa học sinh đi bệnh viện Hằng năm kết hợp với y tế quận Đống Đa tổ chức khám sức khoẻ cho học 15
  16. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng sinh toàn trường và thông báo đến phụ huynh những em bị bệnh để kịp thời điều trị. 7. Bộ phận tài vụ: Hàng tháng, từ ngày 1 đến ngày 10: Phụ huynh học sinh đóng tiền ăn cho giáo viên chủ nhiệm. Sau đó giáo viên chủ nhiệm nộp lại cho phòng tài vụ. Nhà trường qui định ngày đóng cho từng khối như sau: Thứ hai: Khối 1 Thứ ba: Khối 2 Thứ tư: Khối 3 Thứ năm: Khối 4 Thứ sáu: Khối 5 và những học sinh còn lại. Việc phân lịch cho từng khối lớp tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh và giáo viên không phải mất công chờ đợi lâu. Vào những ngày thu tiền, phòng tài vụ sẽ đi sớm 15 phút và về muộn 15 phút để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu tiền. Cuối tháng, kế toán thu bảng chấm ăn của các lớp, tính tiền ăn còn thừa cho học sinh. Thủ quĩ theo danh sách của từng lớp để trả lại tiền thừa tháng trước và thu tiền ăn tháng sau. Tài vụ có trách nhiệm đôn đốc nhà bếp cho ăn theo đúng thực đơn đã qui định. Chịu trách nhiệm cân đối bữa ăn chính và quà chiều của học sinh cho hợp lí. Tài vụ thanh toán tiền sau khi nhập hàng theo phương thức: Hiệu phó và thủ kho xác nhận số lượng hàng nhập. Hiệu trưởng duyệt chi. Kế toán viết phiếu chi. Thủ quĩ chi tiền theo phiếu chi cho người bán hàng. Cuối tháng, hiệu phó quản lý bán trú cùng với thủ kho, thanh tra kiểm kê kho để nắm số lượng hàng còn lại và có kế hoạch mua tiếp cho tháng sau. Số hàng còn lại được theo dõi đầy đủ trong sổ sách của thủ kho, có xác nhận của Ban giám hiệu và thanh tra. Hết tháng, tài vụ quyết toán, báo cáo với Ban giám hiệu để Ban giám hiệu nắm được và có kế hoạch kiểm tra. 8. Nhân viên nhà bếp: Nhân viên nhà bếp phải có sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm, có 16
  17. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng kinh nghiệm nấu ăn tốt. Hằng năm, nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kì cho nhân viên nhà bếp 1 lần. Có trang bị đầy đủ các phương tiện để làm tốt công tác chế biến thức ăn như: quần áo đồng phục, tạp dề, khẩu trang, ủng Có tinh thần trách nhiệm cao trong khi làm việc. Biết sắp xếp nhà bếp ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm và nơi bảo quản thực phẩm được giữ vệ sinh sạch sẽ. Biết chế biến thức ăn ngon. Dụng cụ chế biến thức ăn phải rửa sạch sẽ, cất ở nơi cao ráo, hợp vệ sinh. Không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín lẫn lộn. Bát, đĩa, thìa đũa rửa sạch, giữ khô. Rổ rá đựng thực phẩm để nơi cao ráo, sạch sẽ và cọ rửa hàng ngày. Chia thức ăn theo qui định chung, có cân chính xác theo sĩ số ăn của từng lớp. Hằng ngày phải chia hết thức ăn cho giáo viên và học sinh, tuyệt đối không để thức ăn sang ngày hôm sau. Giờ học sinh ăn, nhân viên nhà bếp cần đến thăm các lớp để nắm tình hình, rút kinh nghiệm nấu ăn cho tốt. Mỗi tuần, nhà bếp tổng vệ sinh toàn bộ khu nhà ăn và khu bếp 1 lần. Thùng chứa rác có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh. Hàng ngày, sau khi nấu ăn xong, rác được đưa ra thùng rác ở sau sân trường ngay. 9. Ký hợp đồng đối với người bán lương thực, thực phẩm. Vào đầu năm học, nhà trường đưa ra mẫu đơn để kí hợp đồng với các đơn vị bán lương thực, thực phẩm, rau, quả, bánh ngọt và sữa các loại Với những đơn vị cung cấp thực phẩm, rau xanh, nhà trường đi đến tận nơi để biết địa chỉ rõ ràng, biết rõ nguồn gốc và ràng buộc trách nhiệm về chất lượng cũng như an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không nhập thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc không biết rõ nguồn gốc. Các hợp đồng về lương thực, thực phẩm, bánh, sữa, nước ngọt và hoa quả tuỳ theo giá cả thị trường. Nếu giá cả thay đổi, người bán hàng sẽ báo cho Ban giám hiệu biết để xem xét cân nhắc và giải quyết. Ban giám hiệu, Ban 17
  18. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng chấp hành Công đoàn và bộ phận tài vụ cùng cân nhắc về giá cả và ra quyết định. Ưu tiên cho những chủ hàng cũ, đưa hàng đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Hợp đồng kinh tế phải đảm bảo về : Chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Có sự cam kết giữa hai bên đày đủ. Nếu bên bán vi phạm thì nhà trường có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. 10. Hợp đồng với người trông trưa: Trường tiểu học Khương Thượng có đặc điểm là thừa nhiều giáo viên ( 10 giáo viên) nên có đến 10 lớp có 2 giáo viên cùng dạy và chủ nhiệm. Để giải quyết công việc và chế độ lương thu nhập cho giáo viên toàn trường đồng đều nên nhà trường đã phân công cho giáo viên dạy 2 cô/ 1 lớp được trông bán trú để tăng thêm thu nhập. Đối với một số lớp còn thiếu người trông trưa, Ban giám hiệu đã ưu tiên cho con em các đồng chí giáo viên trong trường chưa có việc làm . Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phát cho mỗi người một bản hợp đồng để kí với nhà trường. Nếu không thực hiện tốt những nội qui của nhà trường sẽ không được làm việc. Nhà trường có kế hoạch mời cán bộ y tế của quận Đống Đa và phường Trung Tự về bồi dưỡng kiến thức cách chăm sóc sức khoẻ cho học sinh; chế độ dinh dưỡng, cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sau buổi bồi dưỡng kiến thức đó, mỗi đồng chí làm một bài kiểm tra ngắn để y tế và Ban giám hiệu nhà trường nắm được và có kế hoạch bồi dưỡng sau đó. Trường đã có nội qui quản lí bán trú với 9 điều cụ thể treo ở nhà ăn và mỗi lớp có 1 bản để mọi người nắm được và cùng thực hiện. Cuối mỗi học kì và cuối năm học, nhà trường họp tổng kết, tuyên dương khen thưởng những lớp, những cá nhân thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình những lớp chưa tốt về bán trú. Lớp nào duy trì đều sĩ số bán trú, đồ dùng bán trú sạch sẽ, không để xảy ra sai sót nào trong công tác bán trú được thưởng 50.000 đồng/ 1 học kỳ. Lớp nào sĩ số giảm và trách nhiệm chưa cao sẽ không được thưởng. Đồng chí nào để xảy ra tai nạn cho học sinh bán trú sẽ trừ thi đua cuối năm học. 18
  19. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng 11. Kho: Có một đồng chí phụ trách kho để nhập và xuất hàng hằng ngày. Căn cứ vào số lượng học sinh ăn hàng ngày, thủ kho và người trực bán trú cho xuất lương thực, thực phẩm để nấu ăn. Ban giám hiệu phụ trách bán trú có sổ theo dõi: số lượng ăn hàng ngày của từng lớp, của toàn trường. Số lượng lương thực, thực phẩm, đơn giá của từng ngày. Có sổ theo dõi việc xuất kho, có đủ chữ kí của thủ kho, Ban giám hiệu quản lí bán trú và kế toán. Trên cơ sở đó, kế toán quyết toán tiền chi ăn cả tháng và báo cáo Hiệu trưởng để điều chỉnh việc ăn chi cho phù hợp. Kho được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ nhìn, dễ lấy, vệ sinh thường xuyên để tránh chuột bọ vào phá hoại. Để thanh toán được thuận lợi và chính xác, cuối tháng thủ kho phải kiểm kê kho để nắm được số hàng tồn kho. Kiểm kê kho phải có sự giám sát của Ban giám hiệu phụ trách bán trú, thanh tra và thủ quĩ. 12.Bảo vệ tài sản bán trú: Tài sản bán trú là tài sản chung của nhà trường, trách nhiệm bảo vệ chung là của tổ bảo vệ. Ngoài ra, còn có một số qui định sau: Bàn ghế bán trú: Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lí và nhắc nhở học sinh giữ gìn. Tài sản phục vụ chế biến thức ăn: tổ bếp có trách nhiệm quản lí theo số lượng và chất lượng nhà trường giao cho từ đầu năm. Hết mỗi học kì, kiểm tra lại, những đồ dùng nào không dùng được nữa thanh lí và mua bổ sung. Cuối năm bàn giao lại cho nhà trường. Thất thoát nhà bếp phải chịu trách nhiệm đền bù. Trường hợp mất do kẻ gian lấy ngoài giờ làm việc thì bảo vệ phải chịu trách nhiệm. Bát đũa, xoong nồi của các lớp, nhà bếp phải bàn giao và nhận đầy đủ từ giáo viên và nhân viên trông trưa. Khi nhận đủ mà để thất thoát thì tổ bếp phải 19
  20. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng chịu trách nhiệm. Giáo viên và nhân viên trông trưa làm mất thì phải đền nhà trường. Thất thoát trong kho người thủ kho phải chịu trách nhiệm. Với việc giao nhận rõ ràng và cụ thể như vậy nên trong 6 năm qua đồ dùng bán trú của trường được bảo quản tốt, không xảy ra hiện tượng trộm cắp. Hàng năm nhà trường thường xuyên bổ sung thêm dụng cụ mới cho nhà bếp, thanh lý dụng cụ hỏng không dùng được. ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường được các đồng chí giáo viên và nhân viên thực hiện tốt. III. Những kết quả đã đạt được trong công tác bán trú: 1. Về sĩ số: Qua hơn 6 năm, từ năm 1998 đến nay sĩ số học sinh bán trú của trường tiểu học Khương Thượng tăng lên không ngừng. Năm 1998 – 1999: 600 em. Năm 1999 – 2000: 720 em. Năm 2000 – 2001: 830 em. Năm 2001 – 2002: 885 em. Năm 2002 – 2003: 923 em. Năm 2003 – 2004: 952 em Học kỳ 1 năm 2004 – 2004: 987 em Sĩ số bán trú của các lớp cũng ổn định và đồng đều, đặc biệt học sinh lớp 1 tham gia bán trú rất đông ( 95% ). Sau đây là sĩ số học sinh bán trú các lớp học kỳ 1 – Năm học 2004 – 2005: Khối 1: Lớp 1A: 42 em. Lớp 1B: 38 em. Lớp 1C: 33 em. Lớp 1D: 34 em . Lớp 1E: 39 em. Cả khối: 186 em. Khối 2: Lớp 2A: 44 em. Lớp 2B: 42 em. Lớp 2C: 32 em. Lớp 2D: 41 em. Lớp 2E: 34 em Tổng số cả khối: 237 em Khối 3: Lớp 3A: 48 em Lớp 3B: 44 em. Lớp 3C: 40 em. Lớp 3D: 46 em. Lớp 3E: 35 em. Cả khối: 269 em. Khối 4: 20
  21. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Lớp 4A: 32 em. Lớp 4B: 39 em. Lớp 4C: 26 em. Lớp 4D: 30 em. Lớp 4E: 30 em. Lớp 4G: 30 em. Cả khối: 257 em. Khối 5: Lớp 5A: 40 em. Lớp 5B: 39 em. Lớp 5C: 35 em. Lớp 5D: 27 em. Lớp 5E: 35 em. Cả khối: 251 em. Tổng số học sinh bán trú của trường là: 987 em. 2.Về sức khoẻ: Qua các đợt khám sức khoẻ định kì hàng năm, sức khoẻ của học sinh toàn trường nói chung và học sinh bán trú nói riêng là rất tốt. Học sinh tăng cân so với đầu năm học. Bữa ăn đảm bảo đủ chất, đủ lượng calo theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng qui định. Ví dụ về khám sức khoẻ của học sinh năm học 2004 – 2005. Toàn trường có 1228 em *Tổng số học sinh toàn trường được khám là 1228 em * Mắt: Bệnh mắt hột: 3 em Viêm kết mạc: 24 em Cận thị: 76 em Bệnh khác: 3 em * Răng: Sâu răng: 433 em Viêm lợi: 8 em Viêm chân răng: 32 em Bệnh khác: 1 em *Tai mũi họng: Viêm mũi họng:39 em Viêm tai giữa:2 em *Nội: Thấp tim:2 em Bướu cổ:1 em Da liễu: 13 em Các bệnh khác: 7 em *Thần kinh: Động kinh:0 em Phân liệt tâm thần:0 em. Hen phế quản:5 em Chậm phát triển: 0 em 2.Kết quả phân loại: Loại 1:1120 em Loại 2: 6 em Loại 3:1 em. Tổng số khám:1123 học sinh / 1227 học sinh sức khoẻ tốt. 21
  22. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Sau khi khám sức khoẻ xong, nhà trường liên hệ với phụ huynh có các cháu cần chữa bệnh để đưa các cháu đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Các cháu đau mắt nhà trường cho thuốc nhỏ mắt và theo dõi hàng ngày. Nhà trường còn liên hệ với khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai khám và chữa răng miễn phí cho học sinh toàn trường trong năm học vừa qua. Học sinh ăn bán trú ở trường theo giờ giấc nhất định, được ngủ trưa nhiều: từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút nên buổi chiều tiếp thu bài tốt hơn các cháu về nhà. Đầu giờ chiều khi ngủ dậy, các cháu được ăn thêm khi thì bánh ngọt, lúc hoa quả hoặc bánh kem nên có sức khoẻ để học tiếp buổi chiều. Buổi chiều, ngoài các tiết học theo qui định, nhà trường còn bố trí thời khoá biểu để học sinh làm hết bài tập và học một số kiến thức nâng cao. Buổi tối, các em phải học rất ít. Lớp 1, 2, 3 hầu như không phải làm bài tập, chỉ học một số bài học thuộc lòng trong thời gian 1 giờ. Học sinh lớp 4, 5 làm khoảng 2 bài tập và học thuộc lòng các môn trong thời gian 1 giờ 30 phút. Các em có thời gian xem các chương trình vô tuyến phù hợp với lứa tuổi và đi ngủ sớm. Phụ huynh học sinh có điều kiện trao đổi, trò chuyện với con em nhiều hơn và rất tin tưởng, phấn khởi khi gửi con em đến trường học. Hằng ngày, nhà trường quản lí học sinh từ 7 giờ 15 phút đến 17 giờ 30 phút. Bố mẹ các cháu làm xa có thể đưa các cháu đến trường sớm hoặc đón các cháu về muộn. Nhà trường sẵn sàng mở cửa các lớp sớm để các cháu có chỗ ngồi. Trong mỗi lớp đều có vô tuyến để các cháu xem trong lúc đợi bố mẹ đến đón. Những cháu nào bố mẹ thường xuyên đón muộn, các cô giáo chủ nhiệm giao cho các đồng chí bảo vệ trông các cháu, để các cháu chơi trong sân trường cho an toàn. Vì tổ chức chu đáo như vậy nên phụ huynh học sinh yên tâm công tác và sĩ số bán trú của trường tiểu học Khương Thượng được duy trì và ngày càng đông. 3. Cơ sở vật chất: Mỗi lớp có 1 tủ để đựng sách vở cho giáo viên và học sinh, có ngăn để chăn, gối, chiếu cho học sinh bán trú. Hằng năm, nhà trường thường xuyên mua sắm và trang bị thêm các dụng 22
  23. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng cụ phục vụ cho công tác bán trú như: Mua quạt treo tường để mắc thêm ở nhà ăn cho học sinh ăn đỡ nóng. Mua thêm xe đẩy để tiện cho giáo viên chở cơm, thức ăn đưa đến các lớp ở xa nhà bếp. Mua thêm bàn, ghế nhựa ở nhà ăn để thay thế các bàn ghế hỏng. Mua các đồ dùng bằng I – nox thay thế đồ nhựa để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh. Nhà trường còn vận động phụ huynh học sinh các lớp ủng hộ tiền và hiện vật để nhà trường tổ chức sân chơi cho học sinh trong giờ ra chơi. Với số tiền ủng hộ của phụ huynh các lớp là 6.000.000 đồng, nhà trường đã chi thêm để làm cầu trượt, xích đu, cầu lông, bóng bàn để các em vui chơi trong giờ chơi. Để học sinh chơi được an toàn, hằng ngày nhà trường đã phân công các cô giáo thay phiên nhau trực sân chơi để hướng dẫn các em chơi vui, không chen lấn xô đẩy nhau và lớp lớn phải nhường nhịn các em lớp bé. Với cách tổ chức như vậy, học sinh nhiều em được chơi mà lại ít xảy ra ngã. Sau những phút ra chơi ít ỏi đó, học sinh vào học rất phấn khởi, tiếp thu bài tốt. 4. Kết quả về đạo đức và học tập của học sinh qua các năm học: a. Về học sinh: Học sinh học bán trú được tiếp xúc với bạn bè thầy cô giáo của mình nên tình cảm giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau tăng lên. Cả thầy và trò đều thấy gắn bó với trường, với lớp. Học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. * Kết quả đạo đức và học tập năm học sau cao hơn năm học trước: 23
  24. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng năm học đạo Đức học tập 1998 – 1999 Tốt: 89%. Khá tốt: 11% Giỏi: 20%. Khá: 64%. CCG: 0% Trung bình: 15,5%. Yếu: 0,5%. 1999 – 2000 Tốt: 91%. Khá tốt: 9% Giỏi: 25%. Khá: 63,2% CCG: 0% Trung bình: 11,5%. Yếu: 0,3% 2000 – 2001 Tốt: 92%. Khá tốt: 8% Giỏi: 35%. Khá: 54,9% CCG: 0% Trung bình: 10%. Yếu: 0,1% 2001 – 2002 Tốt: 94%. Khá tốt: 6% Giỏi: 43%. Khá: 48,1% Trung bình: 8,8%. Yếu: 0,1% 2002 – 2003 Tốt: 94%. Khá tốt: 6% Giỏi: 56%. Khá: 36,5%. Trung bình: 7,5%. Yếu: 0% 2003 – 2004 Tốt: 95%. Khá tốt: 5% Giỏi: 56%. Khá: 37%. Trung bình: 7%. Yếu: 0% Đội tuyển học sinh giỏi các môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học của học sinh lớp 4 và lớp 5 qua các năm đều đạt giải của thành phố và quận. Có hơn 200 em đã đạt học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp Quận ở các bộ môn: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, tin học, TDTT, vẽ tranh. Đội cờ vua 5 năm liền xếp thứ hạng cao: Nhất, nhì, ba trong Quận. Tiêu biểu là em Nguyễn Văn Hải – Học sinh lớp 5G năm học 2003 – 2004 đạt huy chương vàng môn cờ cờ vua cấp Thành phố. Năm học: 2004 – 2005, em Nguyễn Hoàng Lan – Học sinh lớp 1D đạt giải nhất Thành phố và đang trong đội tuyển tập luyện để thi Quốc gia trong mùa hè tới. Em Nguyễn Hà Tiến – Lớp 1D đạt giải nhì cấp quận. Em Nguyễn Trung Dũng – Lớp 4A đạt giải ba cấp quận. Môn điền kinh: Em Phạm Xuân Sang – Lớp 5C đạt giải ba cấp Quận. 28 học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi viết chữ đẹp cấp Quận qua các năm. Có 5 học sinh của trường đạt giải nhì, giải ba cuộc thi “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” do Trung ương đoàn và Bộ y tế tổ chức thi trong toàn quốc. 24
  25. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Liên đội trường tiểu học Khương Thượng 6 năm liền đạt Liên đội mạnh cấp Thành phố. b. Về giáo viên: Các đồng chí giáo viên sau giờ dạy ở lại ăn cơm trưa tại trường sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, có sức khoẻ tốt để buổi chiều tiếp tục giảng dạy hoặc soạn bài hoặc sinh hoạt chuyên môn.Các cô giáo cũng đạt được thành tích cao trong giảng dạy qua các năm học: Có 6 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn: Tiếng việt, TNXH, viết chữ đẹp. Trong đó có cô giáo Nghiêm Hằng Nga – Giáo viên lớp 3 đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp Quốc gia bậc tiểu học năm học: 1998 – 1999. Cô giáo Vũ Bảo Trâm – Giáo viên lớp 5 đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp thành phố môn Tập làm văn năm học 2002 – 2003. Cô giáo Nguyễn Thanh Hà - Giáo viên lớp 1 đạt giải A1 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố môn Toán và Tiếng việt năm học 2003 – 2004. 20 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giổi cấp Quận các môn: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, TNXH, Tập viết, Hát nhạc, Mỹ thuật. 15 lượt giáo viên đạt chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố và cấp Quận. 3 đồng chí trong Ban giám hiệu liên tục đạt đạt danh hiệu chiễn sĩ thi đua và có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại B, C cấp Thành phố. 1 đồng chí giáo viên được nhận danh hiệu: “Mẹ giỏi – Con giỏi” cấp Thành phố. Ngoài ra còn rất nhiều các thầy, cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi cấp trường qua các năm học. Trường đạt vở sạch chữ đẹp với tỉ lệ vở loại A cao: 92% Trường đạt tiên tiến toàn diện và tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố từ năm học: 2002 – 2003 đến nay. Trường đạt trường tiên tiến xuất sắc về TDTT cấp Thành phố. Chi bộ nhà trường trong 6 năm qua đều đạt chi bộ: Trong sạch, vững mạnh. Chi bộ kết nạp thêm được 6 Đảng viên mới. Công đoàn vững mạnh. Hội cha mẹ học sinh tốt. 25
  26. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Để có được những thành tích cao trong học tập, đạo đức cũng như TDTT như đã nêu ở trên, các thầy cô giáo cũng phải ra sức nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ để giảng dạy sao cho” “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn” và để xứng đáng với danh hiệu: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Tính đến tháng 04 năm 2005, cả 26 lớp bán trú của nhà trường đều đạt nền nếp bán trú tốt. Phụ huynh học sinh tin tưởng đưa con em đến bán trú tại trường năm nay đông hơn năm trước. 5. Thu nhập của giáo viên và nhân viên trông bán trú: Mỗi giáo viên trong biên chế được hưởng 18.000 đồng/ 1em/ 1 tháng Mỗi nhân viên hợp đồng được hưởng 15.000 đồng/ 1 em/ 1 tháng Nhà trường tạo điều kiện cho các cô dạy 1 buổi được trông từ 25 đến 30 em học sinh để tăng thêm thu nhập. Trung bình mỗi người trông bán trú 1 tháng: + Đối với giáo viên biên chế thu nhập khoảng: 400.000 đồng đến 600.000 đồng. + Đối với nhân viên hợp đồng thu nhập khoảng: 250.000 đồng đến 350.000 đồng. Mọi thành phần tham gia quản lí bán trú và các bộ phận khác đều được chi trả theo văn bản qui định của Phòng tài chính quận Đống Đa và Phòng GD - ĐT quận Đống Đa. Các đồng chí giáo viên cũng như các đồng chí nhân viên trông bán trú đều rất phấn khởi với thu nhập thêm hàng tháng của mình và yên tâm giảng dạy tốt hơn. 6. Các đợt kiểm tra Hằng năm, sau mỗi học kì và cuối năm học, nhà trường luôn được đón các đoàn kiểm tra của Phòng giáo dục, của y tế quận Đống Đa và Sở y tế Hà Nội góp ý kiến về công tác bán trú của nhà trường. Qua các đợt kiểm tra nhà trường đều được khen đã làm tốt công tác an 26
  27. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng toàn thực phẩm. Chỗ ăn, ngủ của học sinh đảm bảo vệ sinh, thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Chất lượng bữa ăn đủ lượng và đủ chất. Thực đơn có thay đổi theo mùa. Đồ dùng bán trú có đủ và được bổ sung theo nhu cầu. Bếp ăn đảm bảo một chiều và được sắp xếp hợp lí. Có đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định chung và theo dõi thường xuyên, có chất lượng. Tài vụ thu, chi theo đúng nguyện tắc tài chính và sổ sách rõ ràng, quyết toán kịp thời hàng tháng. Năm nào trường cũng được xếp loại tốt về công tác bán trú cũng như các công tác khác. 27
  28. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Kết luận Do làm tốt công tác công khai dân chủ trong việc quản lí bếp ăn và phân công lao động hợp lí, được sự ủng hộ của Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, được sự ủng hộ của toàn thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và phụ huynh học sinh toàn trường. Đặc biệt được sự hướng dẫn chỉ đạo thường xuyên, liên tục bằng văn bản của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục đào tạo quận Đống Đa, Phòng tài chính Quận và các đoàn kiểm tra về vệ sinh, an toàn thực phẩm của Y tế quận Đống Đa kết hợp với Sở y tế Hà Nội trong các năm qua nên công tác bán trú của trường tiểu học Khương Thượng ngày một tốt hơn. Giáo viên nhà trường yên tâm giảng dạy, gắn bó với trường. Nhà trường ngày càng được phụ huynh tin tưởng và gửi con em đến học ngày càng đông. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thu được trong công tác bán trú của trường tiểu học Khương Thượng qua hơn 6 năm hoạt động. Rất mong nhận được sự góp ý kiến thêm của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí trong Ban giám hiệu, Công đoàn và toàn thể các đồng chí để công tác bán trú của trường ngày càng tốt hơn, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hà Nội, ngày tháng năm 2005 Người viết Nguyễn Thị Xuân Lan 28
  29. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Phụ lục về công tác bán trú Thực đơn ăn hàng ngày Mùa đông Thứ Thực đơn Quà chiều Thứ hai Cơm, Cá hồng rán tim, Ruốc bông, lạc nhân Bánh ga tô rang, Canh rau muống (hoặc cải cúc) Thứ ba Cơm, Trứng vịt rán, Thịt bò xào đỗ quả, Canh Quýt ngọt chua thịt nạc Thứ tư Cơm, Thịt gà rim, Giò lụa, Canh khoai tây Sữa tươi Nestle hầm xương gà Thứ năm Cơm, Đạu phụ rán xốt cà chua, Thịt lợn nạc Dưa hấu xay rim, Canh bắp cải Thứ sáu Cơm, Tôm nõn rang thịt lợn, Canh rau cải Bánh Kinh Đô (Bún bò hoặc phở gà) Mùa hè Thứ Thực đơn Quà chiều Thứ hai Cơm, Cá hồng tán xốt cà chua, Ruốc Bim Bim bông, canh rau muống Thứ ba Cơm, Trứng vịt rán, Thịt bò xào xu xu, Kem Caramen canh chua nấu thịt Thứ tư Cơm, Thịt gà rim, Giò lụa, Canh bí nấu Sữa Nestle nước xương gà hầm. Thứ năm Cơm, Đậu phụ rán xốt cà chua, thịt nạc Dưa hấu xay rim, Canh cua mồng tơi. Thứ sáu Cơm, thịt rang tôm nõn, Canh rau ngót Bánh Kinh Đô thịt nạc. (Bún bò, Phở gà) 29
  30. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Bảng theo dõi sĩ số ăn hàng ngày ( Ngày 3 – 4 – 2005 ) Lớp sĩ số ăn GV trông lớp sĩ số ăn GV trông 1A 41 Vân Anh 3A 48 T Huyền 1B 28 Tâm 3B 40 Hải Yến 1C 38 Sĩ Hiển 3C 45 Kim Chi 1D 35 Ngọc Oanh 3D 47 Hoài Nhơn 1E 31 Lan Anh 3E 34 P. Loan 2A 42 Minh Châu 4A 33 Bích Hà 2B 45 Thu 4B 34 Kim Anh 2C 33 Luyến 4C 28 Bích Châu 2D 44 Khanh 4D 35 X. Quỳnh 2E 33 Đỗ Nga 4E 26 Lâm 5A 41 Liên 4G 34 Huế 5C 33 Kim Cúc 5B 40 Hương 5E 32 Thái 5D 24 Thành 30
  31. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Nội qui bán trú Điều 1: Nhân viên bán trú ca trưa có mặt lúc 10giờ 30 sáng tại nhà ăn, chuẩn bị cho bữa ăn trưa của học sinh lớp mình phụ trách. Không vào khu vực bếp chế biến thức ăn. 11 giờ: Chia cơm và hướng dẫn cho học sinh ăn. Cần quan tâm đến các em ăn kiêng và ốm đau Kiểm diện số học sinh thực ăn với số xuất ăn do giáo viên chủ nhiệm báo. Từ 11 giờ 30 phút đến 11 giờ 45 phút: Học sinh ổn định xong chỗ ngủ và ngủ, không được ồn ào. Đối với những lớp có 1 cô trông thì giáo viên phải ăn cơm tại lớp để quản lí học sinh. Đối với những lớp có 2 cô thì 1 cô ăn trước, 1 cô ăn sau để quản lí học sinh. Điều 2: Đối với những lớp đông học sinh, nhà trường đã phân công 2 người trông thì phải có đủ cả 2 người. Nhà trường không chấp nhận thay phiên nhau trực. Nếu có việc cần nghỉ phải xin phép. Điều 3: Đến giờ ngủ trưa của học sinh, nhân viên phục vụ bán trú có trách nhiệm kê bàn ghế, trải chiếu, lấy gối, chăn (về mùa đông) cho học sinh. Không để học sinh nằm sát mép bàn đầu để tránh ngã khi ngủ say. Điều 4: Người trông bán trú nhắc học sinh giữ kỉ luật, trật tự, không để học sinh tự ý chạy ra ngoài, chạy đùa nghịch, đọc truyện, nói chuyện riêng. Đảm bảo học sinh ngủ đẫy giấc để có sức khoẻ học buổi chiều. Điều 5: Đúng 13 giờ 20 phút, nhân viên trông trưa mới đi nhận quà chiều. Cần động viên học sinh ăn hết xuất quà. Đến 13 giờ 40 phút: bàn giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm. 31
  32. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Điều 6: Những lớp có học sinh bán trú ít, phải ghép lớp thì tập trung các cháu vào một phòng. Sau khi học sinh ăn quà trưa xong, nhân viên bán trú phải giao đủ xoong nồi, bát đĩa, thì, rổ, rá cho nhà bếp, nhà kho. Điều 7: Nhân viên trông bán trú cần nhắc nhở học sinh ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng: nhà ăn, phòng học, không đánh đổ ra sàn nhà. Không khạc nhổ bừa bãi, bôi bẩn lên tường. Sau khi học sinh ăn xong, nhân viên bán trú mang rác đổ vào khu vực đổ rác của nhà trường. Điều 8: Hằng ngày, sau giờ ăn, ngủ của học sinh, nhân viên bán trú phải quét dọn sàn nhà, lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Đối với các lớp ăn tại lớp phải tổng vệ sinh, lau cọ sàn nhà hàng ngày. Cần nhắc nhở học sinh có ý thức tiết kiệm điện nước. Tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng ăn, lớp học. Điều 9: Giáo viên chủ nhiệm và nhân viên bán trú phải bàn giao cụ thể, chi tiết về số lượng học sinh ăn, ngủ trưa vào sổ bàn giao bán trú. Tránh ghi tắt, ghi chung chung như: Tốt, khá, bình thường Khi có học sinh đau ốm phải báo ngay cho cán bộ y tế nhà trường biết và giải quyết. 32
  33. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Các yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn trong trường học 1. Yêu cầu về nhà bếp – dụng cụ: - Nhà bếp phải bố trí nơi cao ráo, sạch sẽ, dễ dàng đặt cống rãnh cho việc thoát nước thải. Sàn bếp lát gạch men cho dễ cọ rửa. Nhà bếp phải đặt xa nhà vệ sinh và nới chứa rác. - Có hệ thống cung cấp nước sạch, nguồn nước đủ dùng, tốt nhất là nước máy. Nếu sử dụng nước giếng khoan phải có giấy xét nghiệm nước của cơ quan chức năng. Nếu dùng nước giếng khơi thì phải có chu vi bảo vệ, tránh không để nước thải làm ô nhiễm nguồn nước. - Nhà bếp phải bố trí theo nguyên tắc một chiều: Thực phẩm được rửa, pha chế, nấu nướng và phân phối đến cho người ăn. Thức ăn chín không được để lẫn với thức ăn sống. Các thức ăn sống phải được ngâm, rửa kĩ. Phải có bàn chia thức ăn, có chỗ để chồng bát đĩa. Bàn chế biến được phủ kim loại không gỉ hoặc lót nhôm và thường xuyên lau sạch. - Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. - Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh. Rác phải được chuyển đi hàng ngày, không để rác ứ đọng, phải xa nơi chế biến và phòng ăn. - Bát, đĩa, thìa dũa phải được rửa sạch, giữ khô. Rổ rá đựng thực phẩm không được để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ướt. - Thớt bằng gỗ rắn hoặc nhựa cứng. Có thớt riêng để thái thực phẩm sống, thớt để thái thực phẩm chín. Thớt rửa xong phỉ để lên giá hoặc nơi cao ráo sạch sẽ. 2- Yêu cầu về thực phẩm: - Phải có hợp đồng cung cấp thực phẩm của nhà trường với nơi cung cấp, phải biết rõ nguồn gốc, địa chỉ và ràng buộc trách nhiệm về vệ sinh và chất lượng thực phẩm với người cung cấp thực phẩm. - Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, ươn, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật 33
  34. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng bị bệnh để chế biến thức ăn. Nghiêm cấm sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục cho phép. - Quy trình chế biến nấu nướng phải theo một chiều. Thức ăn chín không được để lẫn với thức ăn sống. Các thức ăn sống phải được ngâm, rửa kĩ. Các thực phẩm phải được nấu chín kĩ, không còn lòng đào. Thức ăn nấu xong phải được che đậy kĩ chống côn trùng, chống bụi khi mang đến các lớp. Để đảm bảo an toàn, thức ăn nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong. Không để thức ăn thừa sang ngày hôm sau. - Phải có tủ lưu nghiệm thức ăn hàng bữa. Tủ phải đảm bảo kín thoáng để sâu bọ không đậu vào. Ngày hôm sau mới được huỷ thức ăn của ngày hôm trước. 3- Yêu cầu về vệ sinh với nhân viên bếp: - Nhân viên công tác trực tiếp với thực phẩm phải có sự hiểu biết tối thiểu về vệ sinh thực phẩm, được huấn luyện, bồi dưỡng hàng năm những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Giữ vệ sinh thân thể, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn. Khi làm việc phải mặc quần áo công tác. Quần áo và tư trang của các nhân viên phục vụ phải được sắp đặt gọn gàng, không để trong khu vực chế biến thực phẩm. - Sau khi đại, tiểu tiện, chế biến thực phẩm sống hay làm việc khác, phải rửa tay bằng xà phòng rồi mới chuyển sang chế biến, phục vụ thức ăn chín. - Phải thực hiện khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng và sau đó kiểm tra sức khoẻ định kỳ và làm một số xét nghiệm cần thiết ( cấy phân ) hàng năm . - Hồ sơ khám sức khoẻ của nhân viên nhà bếp phải lưu giữ tại trường tuyển dụng, không giao cho cá nhân . Khi mắc bệnh hoặc gia đình có người mắc bệnh đã được quy định là không được tiếp xúc với thực phẩm thì phải tự động báo ngay với nhà trường để sắp xếp tạm thời chuyển sang công việc khác. 34
  35. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày gồm: 1. Theo dõi nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm mua vào. 2. Theo dõi mẫu lưu thức ăn đã chế biến. 3. Thực đơn. Yêu cầu xử lí khi có ngộ độc thực phẩm Khi có ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và giữ lại mẫu thực phẩm lưu, thức ăn thừa để gửi cơ quan y tế dự phòng của Thành phố xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chủ cơ sở, thương nhân có loại thực phẩm gây ngộ độc sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi sai phạm và phải hoàn trả toàn bộ mọi chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân bị ngộ độc và chi phí tìm nguyên nhân gây ngộ độc của cơ quan điều tra. 35
  36. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Qui định đối với nhà bếp Vệ sinh đối với cơ sở 1. Vị trí nhà bếp, nhà ăn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác. 2. Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều. Khu vực tập kết, bảo quản, xử lí thực phẩm tươi sống, nguyên liệu, khu vực chế biến, khu vực phân phối hoặc bán thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết kế xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi, cọ rửa. 3. Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải giữ vệ sinh sạch sẽ. 4. Thùng rác phải có nắp đậy, không đổ rác vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến, phòng ăn và phải được chuyển đi hàng ngày, không để ứ đọng. 5. Thùng chứa thức ăn thừa có nắp đậy kín, không để thức ăn thừa vương vãi ra ngoài, không đổ nước, thức ăn thừa rò rỉ. 6. Cống rãnh khi vực chế biến, nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng, không lộ thiên hoặc cống phải có nắp đậy. 7. Cơ sở phải có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường của cơ sở, cũng như để cho người ăn rửa tay trước và sau khi ăn. Nếu dùng nước giếng, bể chứa thì phải có nắp đậy, miệng giếng, mặt bể cách mặt đất ít nhất 1m, không bị ô nhiễm từ bên ngoài. Các dụng cụ chứa đựng nước sạch sẽ để chế biến và rửa tay phải được cọ rửa thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ. 36
  37. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Vệ sinh đối với dụng cụ 1. Bát, đĩa, thìa, cốc, tách, các dụng cụ khác dùng cho người ăn uống phải được rửa sạch, giữ khô. Rửa bằng 4 nước. Nước cuối cùng được tráng bằng nước nóng. 2.ống đựng đũa, thìa phải khô, thoáng, sạch làm bằng vật liệu không thấm nước, sau khi rửa, phơi khô mới cắm vào ống đũa. 3. Rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch không được để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ướt. 4. Các dụng cụ khác như dao, thớt, nồi và các dụng cụ khác khi dùng xong phải cọ rửa ngay và giữ gìn ở nơi sạch sẽ. Mặt bàn chế biến thực phẩm phải được làm từ các vật liệu không thấm nước và dễ lau sạch. 5. Có dao thớt riêng cho thực phẩm chín và riêng cho thực phẩm sống. 6. Chỉ dùng các chất tẩy rửa cho phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp. 37
  38. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm. 1. Vệ sinh nguồn nước cung cấp: cơ sở tự gửi mẫu nước đến trung tâm y tế dự phòng Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để kiểm nghiệm ít nhất mỗi quí 1 lần và 1 lần / tháng. Nếu được thông báo trong vùng đang có dịch tiêu hoá tối nguy hiểm đồng thời xử lí triệt khuẩn nguồn nước theo qui định của ngành y tế. 2. Nghiêm cấm sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. 3. Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, ươn, dập nát, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh để chế biến thức ăn. 4. Thức ăn đã nấu chín, bày bán hoặc phục vụ phải được che đậy để chống ruồi, bụi và các loại côn trùng gây nhiễm bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. 5. Thức ăn chín có thịt gia súc, hải sản, nếu không được bảo quản mát (dưới 100C) thì sau 2 giờ phải được nấu lại trước khi đem phục vụ người ăn. 6. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kĩ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. 38
  39. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp 1. Người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của mình. 2. Công nhân phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, đượckhám sức khoẻ định kì hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm một lần (không kể cơ sở nằm trong vùng đang có dịch lây qua đường tiêu hoá). Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm trong danh mục qui định tại Quyết định số 505/BYT – QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ y tế phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển làm việc khác cho tới khi điều trị khỏi để không được tiếp xúc với thức ăn chín, thức ăn ngay, bát đĩa và dụng cụ ăn trực tiếp, các loại bao bì đảm bảo bao gói chứa đựng thực phẩm ăn ngay. 3. Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế biến. 4. Mỗi nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay, rửa sạch bằng xà phòng trước khi chế biến, phục vụ, bán thức ăn chín. 5. Khi chia thức ăn nhân viên phải dùng dụng cụ để chia thức ăn, không được dùng tay để bốc thức ăn chín. 6. Nhân viên chế biến không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá trong bếp. 39
  40. Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú - Nguyễn Thị Xuân Lan Trường tiểu học Khương Thượng Tài liệu tham khảo: * Các văn bản của Nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Luật BVSKND do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 11- 7- 1989, Nghị định số 23/ HĐBT ngày 24 – 01 – 1991 ban hành điều lệ vệ sinh. (Chương I – Vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút). 2. Nghị định 86/ CP ban hành ngày 18/ 12/ 95 về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hoá. 3. Nghị định 46/ CP ngày 06 / 8/ 1996 - Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí nhà nước về y tế. 4. Chỉ thị 08/1999/ CT-TTG, ngày 15/ 4/ 1999 v/ v “Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”. *UBND thành phố Hà Nội: Kế hoạch số 29/ KH –UB ngày 26/ 5/ 1999 “Thực hiện Chỉ thị số 08/ 1999/ CT-TTG, ngày 15/4/1999 về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”. *Bộ Y tế 1. Quyết định số 2482/ BYT- QĐ ngày 18/12/ 1996 về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận Cơ sở đạt tiểu chuẩn ATVSTP”. 2. Thông tư số 04/1998/TT- BYT ngày 23/ 3/ 1998 về việc hướng dẫn thực hiện quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống”. *Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Công văn số 3169 CV/GDMN ngày 24/4/1998 v/v “Hướng dẫn thực hiện VSATTP trong các trường mẫu giáo mầm non”. 2. Công văn số 4334 CV/gd-TC ngày 28/5/1998 v/v “Hướng dẫn thực hiện VSATTP trong trường học”. 40