Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa Học

doc 30 trang thienle22 8350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_khoa_nang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa Học

  1. UBND QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN HÓA HỌC Lĩnh vực/ Môn: Hóa học Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang Giáo viên môn: Hóa NĂM HỌC 2013 - 2014
  2. Mục lục Nội dung Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 Chương 1: Một số vấn đề chung trong việc tổ chức các hoạt động ngoại 6 khóa về môn Hóa học 1. Cơ sở lý luận 6 1.1.Các hình thức tổ chức dạy học 6 1.2.Hoạt động ngoại khóa 6 1.3. Đặc điểm bộ môn hóa học 8 2. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về môn Hóa học 8 2.1.Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Hóa học 8 2.2.Tham quan ngoại khóa Hóa học 9 2.3.Tổ chức câu lạc bộ Hóa học 10 3. Thực trạng và giải pháp cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Hóa 11 học trong trường THCS 3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Hóa của 11 học sinh THCS 3.2.Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trung 12 Phụng 3.2.1.Thuận lợi 12 3.2.2.Khó khăn 12 3.3.Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa Hóa học tại trường 13 THCS 3.4. Một số hoạt động ngoại khóa Hóa học tiêu biểu tại trường THCS 13 Trung Phụng 3.5.Một chương trình hoạt động liên môn hóa học – vật lí cụ thể được 18 thực hiện tại trường ThcsTrung Phụng 4. Kết quả thu được 26 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Khuyến nghị 28 Tài liệu tham khảo 30 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Hóa học là một môn học khoa học thực nghiệm, gắn liền với trực quan sinh động diễn ra hàng ngày trong cuộc sống nên nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được. Đối với các khoa học thực nghiệm, có thể nói: "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Sự hiểu biết thế giới hóa học không thể đạt được bằng suy diễn logic. Chỉ có quan sát và thực nghiệm mới cho phép ta kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới. Như vậy, trong sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề hóa học trong thực tế. Do vậy tạo sự hứng thú học tập bộ môn đối với các em là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực, đặt ra cho mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình trong chuẩn bị và soạn giảng thì mới đạt kết quả cao. Với đặc thù của môn hóa học là khoa học thực nghiệm thì ngoài các kiến thức có được trong quá trình học tại lớp thì kiến thức môn học trong đời sống có vai trò rất quan trọng. Trong thực tiễn đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học, thì dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là vô cùng cần thiết, được xem là khâu quan trọng để đề cao chất lượng giáo dục. Do đó quá trình dạy học được tiến hành dựa trên những căn cứ khoa học nghiên cứu về người học. Thay đổi tư duy về cách tiếp cận nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học theo hướng học sinh là chủ thể, chủ động trong việc tìm ra kiến thức. Làm sao để quá trình dạy học giúp học sinh biết cách tư duy mềm dẻo, tư duy logic giải quyết các vấn đề dạy học đề ra, vượt qua được những khuôn mẫu có sẵn phát huy tính sáng tạo của mình. Do sự hạn chế của thời gian lên lớp, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với kế hoạch chương trình đề ra. Để giải quyết mâu thuẫn này thì người ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận sâu, đầy đủ với kiến thức trong sách giáo khoa đồng thời được mở rộng kiến thức, phát triển hứng thú, năng lực cá nhân bởi lẽ những cái gì gắn với đời sống bao giờ cũng giúp các em nhớ lâu, thích thú hơn với những kiến thức khô khan trong sách vở. Đây là hoạt động “ vừa chơi – vừa học” tránh những căng thẳng áp lực trong việc học hành, giúp các em tiêp cận tri thức một cách nhẹ nhàng, không áp lực. Qua hoạt động ngoại khóa học sinh trở thành chủ thể tìm tòi kiến thức, được tranh luận với bạn bè chính vì thế hoạt động ngoại khóa sẽ phát huy tính sáng tạo của học sinh, ngoài ra các em còn được rèn luyện các kĩ năng tập nghiên cứu vấn đề, tập thực hành, tập làm thí nghiệm, tập sử dụng các thiết bị thường gặp trong đời sống, tập thuyết trình trước đám đông Qua đó sẽ nảy nở ở học sinh sự yêu thích môn học, tình cảm đối với nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài ra qua các hoạt động ngoại khóa giáo viên có thể nắm vững được tâm lí học sinh, thực hiện các phương pháp giáo dục, kiểm tra hiệu quả mà các phương 3
  4. pháp của mình mang lại, từ đó điều chỉnh và có được phương pháp dạy học phù hợp và mang lại kết quả cao hơn đối với học sinh. Là một giáo viên trẻ, thường xuyên gắn với các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa của học sinh, tôi luôn có mong muốn có thể kết hợp giữa việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và kế hoạch giảng dạy. Để có thể qua những hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức học sinh không chỉ được chơi, được vui mà còn được lãnh hội thêm tri thức mới. Với những lí do trên và thực tiễn dạy học hóa học tại trường THCS Trung Phụng cùng với mong muốn từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong môn hóa học tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn Hóa học Kính mong được trao đổi và đóng góp ý kiến từ phía các đồng chí để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong môn Hóa học và những hiệu quả của hoạt động ngoại khóa mang lại trong dạy học tại trường THCS Trung Phụng. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môn Hóa học. Thử nghiệm, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho một số hoạt động ngoại khóa, từ đó hoàn thiện việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp với trình độ học sinh, đạt hiệu quả cao. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh học bộ môn hóa học lớp 8 và lớp 9 trường THCS Trung Phụng. - Phương pháp dạy học hóa học. - Chương trình hóa học lớp 8 và lớp 9. - Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa. - Một số kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa về môn Hóa học . - Thử nghiệm tổ chức một số hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Trung Phụng. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về không gian: Trường THCS Trung Phụng. - Về thời gian: Từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014. 4
  5. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa . 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa - Phương pháp bàn tay nặn bột. - Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng phiếu để thu thập các thông tin - Phương pháp chuyên gia: - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong dạy học THCS. 5.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu 5
  6. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ MÔN HÓA HỌC 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các hình thức tổ chức dạy học Các hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc quá trình dạy học, được hiểu là cách tổ chức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy học, nó phản ánh trực tiếp trật tự, quy trình dạy học. Trong thực tiễn dạy học ở các loại hình trường khác nhau tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau tùy theo mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và học có tính chất cá nhân hay lớp. Tùy theo phương thức tổ chức, điều khiển của người dạy và mức độ hoạt động tích cực của người học mà các hình thức tổ chức dạy học được diễn ra như thế nào cho phù hợp với các điều kiện về thời gian, không gian và phương tiện dạy học cho phép. Hình thức tổ chức dạy học gồm có các hình thức chủ yếu sau: - Hình thức lên lớp - Hình thức dạy học theo nhóm - Hình thức tự học - Hình thức thực hành - Hình thức thảo luận xêmina - Hình thức giúp đỡ riêng - Hình thức hoạt động ngoại khóa - Hình thức tham quan học tập - Hình thức trò chơi - Hình thức kể chuyện - Hình thức nghiên cứu khoa học Ngoài ra người ta còn phân thành hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo lớp hay dạy học theo nhóm. 1.2. Hoạt động ngoại khóa Có thể nói để đạt được những mục tiêu dạy học đề ra ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học được diễn ra liên tục, các nhà trường luôn cố gắng phát huy tối đa các thế mạnh của phương tiện dạy học sẵn có. Một trong các hình thức tổ chức dạy học mang lại nhiều hiệu quả và hững thú cho học sinh nhất đó chính là các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. * Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa: 6
  7. - Được thực hiện ngoài giờ học, không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào nguyện vọng, hứng thú và sở thích của học sinh và trong khuôn khổ khả năng của nhà trường. - Hình thức tổ chức: Tập thể cả trường, tập thể lớp, nhóm, câu lạc bộ, nhóm theo năng khiếu - Nội dung tổ chức: Văn hóa, văn nghệ, khoa học công nghệ, thể dục thể thao - Hoạt động ngoại khóa do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, nhóm học sinh thực hiện tổ chức. * Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa mang lại: - Giáo dục cho học sinh tính tổ chức, tính xây dựng kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế, tính đoàn kết tập thể. - Giúp cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm thú vị, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu công việc, phát huy óc sáng tạo, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh. Qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh có điều kiện tự học, tự làm, phát huy óc sáng tạo, tập dượt tự lực giải quyết vấn đề, dám nghĩ dám làm từ đó hình thành nên sự tự tin vào bản thân mình. - Học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu các vấn đề, tranh luận với bạn bè để tìm ra cái đúng do đó kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn. Không chỉ những học sinh giỏi mà ngay cả những học sinh yếu kém cũng được tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ đó giúp các em có sự yêu thích, hứng thú với học tập hơn, đoàn kết với bạn bè hơn, được bạn bè giúp đỡ tiến bộ. - Bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp do thời gian trên lớp gò bó, học sinh phát hiện được nhiều khía cạnh của vấn đề hơn, không bị gò bó trong khuôn khổ chương trình cứng nhắc, mở rộng kiến thức cho học sinh, kiến thức học sinh thu thập được trở nên đa dạng gần gũi hơn, các kiến thức bắt kịp với thời đại không bị lỗi thời. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghiên cứu vấn đề, kĩ năng suy nghĩ độc lập, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng sử dụng các thiết bị đơn giản hay gặp trong đời sống hay những máy móc đơn giản hay hiện đại - Qua các hoạt động ngoại khóa giáo viên nắm bắt được tâm lí, khả năng của học sinh từ đó xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp, định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh. Để có thể tổ chức thành công các buổi hoạt động ngoại khóa đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, kế hoạch hoạt động cụ thể. Ngoài ra cần sự phối hợp giữa các giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trường, phụ huynh học sinh và những tổ chức ngoài nhà trường bên cạnh đó phải thu hút được sự tham gia nhiệt tình, hào hứng của các em học sinh trong trường. 7
  8. 1.3. Đặc điểm của bộ môn hóa học - Hóa học là môn khoa học nghiên cứu tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi của chất này sang chất khác, tiên đoán trước được tính chất của các hợp chất chưa biết cho đến nay. Cung cấp các phương pháp để tổng hợp các chất mới và phương pháp đo lường hay phân tích để tìm ra thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Thành phần của các nguyên tố quyết định tính chất vật lí và hóa học của các chất làm cho hóa học trở thành một bộ môn khoa học rộng lớn. Ứng dụng trong công nghiệp hóa học là môn khoa học quan trọng để giúp con người biết cách tổng hợp ra nhiều chất khác nhau phục vụ cho đời sống. - Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học chủ yếu đối với môn học này là từ thực nghiệm do đó kiến thức bộ môn hóa học gắn liền với đời sống dựa trên nền tảng mối liên hệ chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên như vật lí, sinh học - Hóa học đòi hỏi phải có kĩ năng quan sát thực tế, khéo léo tác động vào thí nghiệm để tìm ra mối liên hệ giữa các chất. Không những thế cần phải có tư duy logic để giải thích, biện luận và rút ra được những kết luận cần thiết khảng định được chân lí khoa học. - Hóa học rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thực hành cơ bản, từ những tiếp xúc trực quan học sinh với các thiết bị đồ dùng dạy học mà học sinh có thể chiếm lĩnh được tri thức một cách dễ dàng. Học sinh biết cách vận dụng sáng tạo các kiến thức mà mình có được vào giải quyết các vấn đề học tập và hoạt động thực tiễn. Ngoài ra những kiến thức và kĩ năng học sinh có được sẽ giúp học sinh dễ dàng thích nghi với các đồ dùng, thiết bị lao động kĩ thuật thích ứng nhanh chóng với hoạt động lao động sản xuất trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN HÓA HỌC 2.1.Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Hóa học Hội thi hóa học là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện tài năng, thành tích, kết quả học tập và rèn luyện của mình. Quy mô của hội thi có thể trong phạm vi một lớp, nhiều lớp hay toàn trường, có thể tổ chức vào nhiều thời gian khác nhau của năm học. Đối tượng tham gia hội thi có thể là cá nhân, nhóm học sinh. 2.1.1 Quá trình tổ chức hội thi về hóa học Bao gồm có các bước: - Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi (quyết định chủ đề hội thi, lập ban tổ chức hội thi). - Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi (gồm mục tiêu, nội dung thi, đối tượng tham gia thi, quy chế thang điểm thi, thời gian, địa điểm, kinh phí ) - Bước 3: Thông qua kế hoạch và tổ chức hội thi 8
  9. - Bước 4: Tổ chức hội thi và công bố kết quả. - Bước 5: Tổng kết hội thi (đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng cho hội thi tiếp theo ) 2.1.2 Tổ chức hội thi: Gồm các phần - Khai mạc hội thi - Tổ chức các phần thi theo sự hướng dẫn của người dẫn chương trình, sau mỗi phần ban giám khảo công khai kết quả của các cá nhân, đội thi. - Văn nghệ xen kẽ - Công bố kết quả, trao giải. 2.1.3 Một số hình thức của hội thi - Thi trả lời nhanh: Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả lời trước được trả lời, thời gian suy nghĩ là một khoảng thời gian cố định (Vd: 10 giây, 15 giây ) đội nào trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội khác, các đội không có câu trả lời quyền trả lời thuộc về khán giả hoặc người dẫn chương trinh công bố đáp án. - Thi giải thích hiện tượng: Sau khi người dẫn chương trình nêu hiện tượng hoặc làm một thí nghiệm, học sinh suy nghĩ trong một thời gian nhất định giải thích diễn biến, hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ra giấy, bảng hoặc trình bày trực tiếp. - Thi giải bài tập: Bài tập có thể định tính hoặc định lượng, các đội bốc thăm chọn bài tập hoặc trả lời chung 1 đề bài tập. - Thi giải ô chữ: Tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc. Việc trả lời các câu hỏi sẽ lần lượt mở các ô chữ hàng ngang để gợi ý cho ô chữ hàng dọc. - Thi thực hành, thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm - Thi chơi một số trò chơi có sử dụng các kiến thức hóa học. - Thi tài năng với chủ đề liên quan tới môn hóa học. 2.2.Tham quan ngoại khóa Hóa học Đây là một hình thức tổ chức dạy học thực tế, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được nghiên cứu một cách trực tiếp sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Mục đích của thăm quan ngoại khóa hóa học là giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức mới được dễ dàng và hào hứng hơn. 2.2.1 Tác dụng của thăm quan ngoại khóa Hóa học - Mở rộng, nâng cao hiểu biết xung quanh những vấn đề do chương trình quy định. - Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tò mò khoa học của học sinh. - Qua các trải nghiệm thực tế giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản, được làm quen với các thiết bị khoa học kĩ thuật, đảm bảo học tập được gắn liền với lao động sản xuất. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu mà mình thu thập được trong quá trình tham quan từ đó rút ra được những kiến thức riêng cho bản thân. 9
  10. - Giáo dục cho học sinh tư tưởng, ý thức, tình cảm, giúp học sinh có nhận thức đứng đắn về giá trị lao động của con người, bồi dưỡng lòng yêu lao động, yêu tổ quốc. 2.2.2 Nội dung thăm quan ngoại khóa Hóa học - Tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy. - Thăm quan triển lãm, bảo tang. - Thăm quan cơ quan khoa học kĩ thuật - Thăm quan tìm hiểu thiết bị máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất công nông nghiệp 2.2.3 Tổ chức thăm quan ngoại khóa Hóa học – Viết bài thu hoạch - Chuẩn bị: + Trong kế hoạch giáo dục giáo viên đặt kế hoạch thăm quan từ đầu năm cụ thể: Mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm thăm quan, đối tượng tham gia, thời gian tổ chức, khả năng phối hợp cùng các bộ môn khác + Xây dựng kế hoạch thăm quan gồm: Đối tượng cần quan sát khi thăm quan, phương tiện cần sử dụng, tài liệu học sinh cần thu thập, đối tượng đi thăm quan, thời gian tổ chức đi thăm quan, kế hoạch sử dụng các tài liệu thu được sau khi đi thăm quan. + Liên hệ với các tổ chức nơi đến tham quan để được hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ trong quá trình thăm quan. + Giới thiệu trước cho học sinh nơi đến thăm quan, kiến thức cần chuẩn bị khi đi thăm quan, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm học sinh, hướng dẫn học sinh chuẩn bị và viết bài thu hoạch sau thăm quan. - Quá trình tổ chức thăm quan: Cần chú ý + Bám sát vào mục đích, yêu cầu khi thăm quan. + Giữ gìn kỉ luật, trật tự trong học sinh. + Duy trì hứng thú cho học sinh khi đi thăm quan bằng các hoạt động hấp dẫn. + Tổng kết cho học sinh những kiến thức mấu chốt từ những kiến thức vụn vặt của học sinh thu thập được trong buổi thăm quan. 2.3.Tổ chức câu lạc bộ Hóa học Câu lạc bộ được tổ chức nhằm mở rộng kiến thức văn hóa, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và năng khiếu của học sinh. Thực chất câu lạc bộ là nhóm các học sinh có chung sở thích với nhau cùng nhau hoạt động trong một lĩnh vực, đây là môi trường tốt để học sinh có môi trường phát huy sở thích của mình, qua đó cũng học hỏi được lẫn nhau, xây dựng tình cảm, mỗi liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong câu lạc bộ. 2.3.1 Tổ chức câu lạc bộ hóa học: Cấu trúc gồm có: - Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm câu lạc bộ: Thường là các giáo viên chuyên trách bộ môn, người nhiệt tình có khả năng lãnh đạo, tổ chức, có kiến thức chuyên môn vững vàng. - Thư kí câu lạc bộ - Ban cố vấn: giúp đỡ câu lạc bộ trong tổ chức các hoạt động về chương trình, nội dung, hình thức 10
  11. - Thành viên câu lạc bộ: là các học sinh yêu thích môn hóa học ở các lớp tham gia với tinh thần tự nguyện. Nếu số lượng thành viên tham gia đông có thể xây dựng thành các nhóm ở mỗi lớp với cá nhân tiêu biểu lãnh đạo nhóm. 2.3.2 Xây dựng hoạt động của câu lạc bộ hóa học Tùy theo điều kiện của câu lạc bộ có thể tổ chức ở phạm vi toàn trường hoặc khối lớp. Các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ có thể là những nội dung sau: - Tổ chức các buổi thảo luận: Thảo luận về các vấn đề của bộ môn hóa học (như làm các thí nghiệm vui, giải thích hiện tượng, trò chơi hóa học, các vấn đề nổi cộm trong đời sống có thể giải quyết bằng kiến thức hóa học, các dạng bài tập khó của môn hóa học ). - Tổ chức hội thi giữa các nhóm trong câu lạc bộ hóa học. - Tổ chức buổi giao lưu giữa các câu lạc bộ hóa học hoặc câu lạc bộ hóa học với các câu lạc bộ khác. - Tổ chức quay phim, viết báo về bộ môn hóa học. - Tổ chức thăm quan ngoại khóa cho câu lạc bộ hóa học. - Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu hóa học. - Tổ chức sưu tầm, chia sẻ các tài liệu hay về bộ môn hóa học. Các buổi sinh hoạt câu lạc bộ phải được chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm hoạt động. Học sinh được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước các nội dung sinh hoạt, trang trí cho buổi sinh hoạt Để câu lạc bộ có thể duy trì hoạt động tốt thì cần phải có cơ sở vật chất và kinh phí. Kinh phí có thể do các thành viên đóng ghóp, có thể tìm sự ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường Câu lạc bộ có thể phối hợp cùng tổ chức của Đoàn thanh niên để các hoạt động được diễn ra thuận lợi hơn, thu hút được nhiều thành viên hơn. 3. Thực trạng và giải pháp cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Hóa học trong trường THCS 3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Hóa ở trườngTHCS Cùng với hoạt động dạy học và giáo dục hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch hoạt động của nhà trường. Do đó các hoạt động ngoại khóa cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Đội ngũ giáo viên hóa học ngày càng có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học môn hóa học thì ngày càng được nâng cao và bổ sung khá kịp thời. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong nhà trường hiện nay còn hãn hữu và đôi khi chưa phát huy được vai trò vốn có và hiệu quả của nó. Hầu hết thời gian các em dành cho việc học tập chính khóa trên lớp, học phụ đạo, có khi 1 tuần các em chỉ được nghỉ duy nhất ngày chủ nhật, có em còn không có ngày nghỉ do học quá nhiều. Như vậy thời gian để các em dành cho hoạt động ngoại khóa bị bó hẹp và khó sắp xếp được. Các em học sinh ở lứa tuổi này hiếu động, thích tìm tòi khám phá, nhưng chưa được định hướng cụ thể, đôi khi sự chú ý của các em lại dành cho các hoạt động vui chơi thiếu lành mạnh hoạt động ngoại khóa học tập diễn ra đôi khi còn mờ nhạt chưa thực sự thu hút hứng thú của học sinh, chưa khơi dậy ở học sinh niềm đam mê tìm tòi khám phá. 11
  12. 3.2.Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn hóa học tại trường THCS Trung Phụng Trường THCS Trung Phụng là một trong những địa bàn khó khăn của thành phố Hà Nội. Dân cư trên địa bàn có nhiều đối tượng phức tạp, chất lượng đời sống của dân cư trên địa bàn không đồng đều, cuộc sống bấp bênh do công việc và thu nhập không ổn định, địa bàn nhiều ngõ ngách, giao thông đi lại khó khăn. Phụ huynh học sinh đa phần là buôn bán nhỏ, đời sống khó khăn, ít khi quan tâm tới việc học hành của con cái. Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, tập trung làm ăn buôn bán nên không có thời gian nhắc nhở, kèm cặp con cái, nhiều khi phó mặc lại cho nhà trường và thầy cô. Hơn nữa vốn là một trường nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chất lượng đầu vào thấp, ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và chất lượng đầu ra. Không chỉ với các môn học khác, thì hóa học đối với các em là môn học khó, bên cạnh những học sinh thực sự yêu thích môn học này và có năng lực học tập khá, giỏi thì đa phần học sinh là trung bình, một số là yếu, kém. Nhiều học sinh không thực sự coi trọng môn học, lười tư duy, lười suy nghĩ nên khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. 3.2.1.Thuận lợi - Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ các kinh phí cho các hoạt động bộ môn, hoạt động tập thể. Luôn cập nhập, bổ sung các trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc học tập. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa (thăm quan học tập, vui chơi tập thể, các hội thi kiến thức theo chủ đề tháng, xem phim tài liệu, xem phim chiếu rạp ), thể dục thể thao cho học sinh thu hút được rất nhiều học sinh hào hứng tham gia. - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có chuyên môn vững vàng, luôn chủ động sáng tạo các phương pháp dạy học mới phù hợp với học sinh, kích thích tính tư duy và sáng tạo của học sinh. Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ, động viên khích lệ học sinh học tập. - Học sinh ưa thích bộ môn hóa học, ưa hoạt động, ham tìm tòi sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. 3.2.2.Khó khăn - Là trường có điều kiện kinh tế khó khăn, nên kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa còn hạn chế. - Để tổ chức cho một hoạt động ngoại khóa đòi hỏi mất nhiều thời gian chuẩn bị, tốn nhiều công sức đầu tư vật chất và trí tuệ. - Trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, đôi khi không đáp ứng đủ yêu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa. - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. - Số lượng học sinh của trường ít, nên thành viên hạt nhân cho các hoạt động ngoại khóa chưa nhiều. - Mặc dù có rất nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức, nhưng các hoạt động ngoại khóa về học tập bộ môn hay kiến thức khoa học còn ít, đôi khi nội 12
  13. dung hoạt động còn nghèo nàn chưa khai thác được hết thế mạnh của hoạt động ngoại khóa tạo nên, không thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực. - Học sinh khá hứng thú và yêu thích bộ môn hóa học, nhưng ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức trên lớp, do chưa có định hướng rõ ràng cho các hoạt động bộ môn để gây hứng thú, phát triển nhận thức cho học sinh, nên phần nào đó hiệu quả dạy học chỉ dừng lại ở kiến thức sách giáo khoa. 3.3.Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa Hóa học tại trường THCS Trung Phụng Hiện nay sự phân bố thời gian học tập của học sinh theo kế hoạch dạy học hóa học đôi khi còn nặng về lí thuyết, ít thời gian dành cho các tiết thực hành và học tập mở rộng đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và ứng dụng vào thực tế. Đồng thời với tâm lí chưa thực sự coi trọng bộ môn hóa học chỉ tập chung học tập các bộ môn mà các em cho là “ chính” của nhiều học sinh nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc thu hút học sinh đến với riêng bộ môn này. Do đó nếu tổ chức được các buổi ngoại khóa tốt có thể thay đổi được suy nghĩ, thu hút được học sinh tham gia nhiều hơn trong hoạt động học tập môn hóa học, tạo cho học sinh hứng thú, đam mê đối với môn học này. Như vậy muốn xây dựng hiệu quả các hoạt động ngoại khóa hóa học tại trường cần phải thực hiện một số các biện pháp như sau: - Xây dựng các kế hoạch ngoại khóa từ đầu năm học để xác định được các hoạt động trọng tâm cần hướng tới trong năm học. - Xây dựng được nguồn kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tích cực huy động sự hỗ trợ kinh phí từ những tổ chức trong và ngoài nhà trường. - Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa thường xuyên tại trường, lớp. - Sử dụng các phương tiện hiện đại để hỗ trợ cho các hoạt động ngoại khóa (như máy tính, máy chiếu, tivi, video, máy quay, mạng internet, đồ dùng thiết bị dạy học ) - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường để xây dựng các hoạt động ngoại khóa hiệu quả. Ngoài ra có thể phối hợp nhiều tổ chức, bộ môn khác nhau để làm cho nội dung hoạt động được phong phú, đa dạng thu hút được học sinh hơn. - Xây dựng các giáo án ngoại khóa cụ thể (định hướng rõ mục đích, chủ đề, hình thức, yêu cầu, chuẩn bị, nội dung tiến hành ) đề ra các mục tiêu cần đạt được trong môn học. - Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên. 3.4. Một số hoạt động ngoại khóa Hóa học tiêu biểu đã được thực hiện tại trường THCS Trung Phụng Bao gồm các chương trình hoạt động ngoại khóa cụ thể đã được tổ chức tại trường THCS Trung Phụng : 3.4.1 Các hoạt động ngoại khóa đã thực hiện tại trường THCS Trung Phụng 1. Tổ chức câu lạc bộ hóa học tại trường. 2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh với các chủ đề như: Kiến thức hóa học trong đời sống, tiết kiệm năng lượng, điện năng, bảo vệ môi trường 13
  14. 3. Tổ chức học sinh sưu tầm tài liệu học tập về môn hóa học, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. 4. Tổ chức các hoạt động liên môn giữa các môn Hóa – Vật lí – Sinh học. Giao lưu giữa các câu lạc bộ hóa học, vật lí, sinh học. 5. Quay phim, viết bài báo về bộ môn hóa học 3.4.2. Hoạt động ngoại khóa cụ thể 3.4.2.1. Tổ chức câu lạc bộ học sinh yêu thích môn hóa học tại trường a. Mục đích của câu lạc bộ: - Giúp cho các em học sinh được tìm hiểu sâu hơn về môn học mà các em yêu thích là môn vật lí và hóa học. - Phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh đối với môn học. - Thúc đẩy lòng yêu thích bộ môn, tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình học. - Bồi dưỡng thêm cho học sinh các kiến thức mới, giúp học sinh ôn tập, giải các bài tập khó về môn vật lí và hóa học. - Tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. b. Các hoạt động của câu lạc bộ: - Đối tượng tham gia: Học sinh khối 8, 9 trường THCS Trung Phụng - Trường THCS Trung Phụng đã tổ chức được câu lạc bộ hóa học dành cho học sinh: Câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Hóa học với tên gọi “ Câu lạc bộ Mendeleev” - Sinh hoạt câu lạc bộ 2 tuần /1 lần theo các chủ đề do giáo viên hoặc học sinh đề xuất. - Các chủ đề của câu lạc bộ: + Giải bài tập khó + Làm các thí nghiệm nghiên cứu bài học + Tự tạo đồ dùng học tập + Trao đổi kiến thức bộ môn + Giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh + Làm bài tập cenima theo chủ đề giáo viên giao + Hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể + Tổ chức các hội thi, trò chơi, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các câu lạc bộ + Bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học - Một số hình ảnh hoạt động của câu lạc bộ 14
  15. Các học sinh tiêu biểu của câu lạc bộ yêu thích môn hóa học - CLB Mendeleev 15
  16. Đồ dùng sáng tạo của đội Mendeleev – Mô hình chưng cất rượu etylic 3.4.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh a. Mục đích: + Học sinh có thêm được những kiến thức trong đời sống, vận dụng các kiến thức môn Hóa học để giải thích các hiện tượng và vận dụng các kiến thức có được vào thực tiễn. + Với phương châm vừa học vừa chơi góp phần giúp học sinh có cái nhìn mới về môn học, yêu thích và say mê môn học hơn. + Tăng cường tính tích cực tự học, tự tìm tòi kiến thức của học sinh. + Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh. b. Một số hoạt động bộ môn tích cực Học sinh chăm chú tham gia trả lời các câu hỏi trong cuộc thi “ Hãy cứu lấy trái đất”với các kiến thức hóa học mà mình có được. 16
  17. Học sinh tham gia trò chơi “ Rung chuông vàng” trong buổi giao lưu ngoại khóa theo chủ đề “ Tiết kiệm năng lượng vì thế hệ mai sau” 3.4.2.3. Tổ chức học sinh sưu tầm tài liệu học tập về môn hóa học, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường * Mục đích: - Học sinh tự tìm tòi các kiến thức khoa học qua sách báo, tài liệu, internet về một chủ đề mà giáo viên yêu cầu, từ đó tăng cường tính chủ động của học sinh khi tiếp cận kiến thức. - Học sinh biết cách tự nghiên cứu vấn đề qua các chủ đề do giáo viên đặt ra thường là các chủ đề gắn liền với đời sống như: Tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiến thức môn học áp dụng trong đời sống. 3.4.2.4. Tổ chức các hoạt động liên môn Hóa – Lí – Sinh, giao lưu giữa các câu lạc bộ * Mục đích: - Mở rộng kiến thức cho học sinh không chỉ trong môn hóa học mà còn cả các môn học khác. - Giúp học sinh có sự vận dụng kiến thức có được một cách linh hoạt trong nhiều lĩnh vực, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học. - Xây dựng sự đoàn kết giữa tập thể học sinh trong nhà trường, lòng yêu thích học tập. 17
  18. Giao lưu thể dục thể thao giữa hai câu lạc bộ vật lí và hóa học tại trường 3.4.2.5 Quay phim, viết bài báo về bộ môn hóa học Học sinh tự thực hiện các bộ phim và viết bài báo về bộ môn ( có thể quay các video thí nghiệm học sinh tự làm, các tư liệu bộ môn, các thí nghiệm vui, câu đố hóa học, bài báo về một vấn đề học sinh quan tâm trong môn hóa học ). Hoạt động này sẽ rèn luyện cho học sinh tính sáng tạo, tự lập, biết cách thể hiện quan điểm của bản thân, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo cho học sinh sự tự tin 3.5. Một chương trình hoạt động liên môn hóa học – vật lí cụ thể được thực hiện tại trường THCS TRung Phụng CHỦ ĐỀ: HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 8 và 9 Thời gian: 7h45 ngày 16 tháng 12 năm 2013 Địa điểm: Trường THCS Trung Phụng I, Mục đích của hoạt động ngoại khóa - Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 và kế hoạch tổ chức hội thi tích hợp các môn học hóa học và vật lí vào chương trình môn học, đáp ứng được những yêu cầu của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. - Qua buổi hoạt động ngoại khóa giúp học sinh: 18
  19. + Có thêm được những kiến thức trong đời sống, vận dụng các kiến thức môn học Vật lí và Hóa học để giải thích các hiện tượng và vận dụng các kiến thức có được vào thực tiễn. + Góp phần giúp học sinh có cái nhìn mới về môn học, yêu thích và say mê môn học hơn. + Tăng cường tính tích cực tự học, tự tìm tòi kiến thức của học sinh. + Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh. II. Thành phần tham gia - Học sinh lớp 8, 9 trường THCS Trung Phụng III. Nội dung kiến thức học sinh cần tìm hiểu - Các kiến thức có trong chương trình học môn hóa học và vật lí lớp 8, 9 - Các kiến thức học sinh sưu tầm từ tài liệu, webside gồm: + Các hiện tượng vật lí, hóa học trong thực tiễn được giải thích bằng kiến thức đã học. + Các vận dụng của môn hóa học và vật lí vào trong đời sống ( vận dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, các biện pháp bảo vệ môi trường ) + Phát minh, sáng chế khoa học do học sinh tìm tòi, sáng tạo. + Các thí nghiệm vui, độc đáo IV. Hình thức tổ chức: - Buổi ngoại khóa sẽ được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, lựa chọn học sinh khối 8, 9 và chia thành 2 đội thi (dự kiến 5 thành viên) - Các phần thi: + Phần thi chào hỏi: Các đội thi giới thiệu về tên, ý nghĩa về tên gọi của đội mình ( hình thức hát, mua, tiểu phẩm ) + Phần thi giải ô chữ: Trả lời các câu hỏi kiến thức liên quan đến Vật lí và Hóa học ( Kiến thức có trong nội dung chương trình học, giải thích hiện tượng, vận dụng thực tiễn ) + Phần thi Dành cho khan giả: Trả lời các câu hỏi kiến thức liên quan đến Vật lí và Hóa học ( Kiến thức có trong nội dung chương trình học, giải thích hiện tượng, vận dụng thực tiễn ) + Phần thi Sáng tạo: Học sinh trình diễn 1 phát minh, sáng tạo của đội mình. IV. Thực hiện chương trình ngoại khóa 1. Giới thiệu đội chơi: Tham gia buổi ngoại khóa hôm nay có hai đội 1.Đội: Mendeleev 2.Đội: Niutơn Và các em học sinh khối 8, 9 trường THCS Trung Phụng. 2. Nội dung: Cuộc thi gồm có 4 phần: 1. Phần thi chào hỏi 2. Phần thi Giải ô chữ 3. Phần chơi cho khán giả 4. Phần thi sáng tạo. 3. Triển khai các phần chơi a. Phần thi chào hỏi: Tổng điểm: 10 điểm 19
  20. - Mỗi đội có thời gian 3 phút để thực hiện phần thi. - Nội dung: Giới thiệu về đội chơi của mình, đặc điểm, mục đích tham gia cuộc thi - Hình thức: Diễn thuyết, kịch, sân khấu hóa b. Phần thi giải ô chữ Chủ đề của buổi ngoại khóa hôm nay chính là từ khóa của trò chơi ô chữ. Luật chơi như sau: - Ô chữ gồm có gồm có tám hàng ngang, mỗi hàng gồm các chữ cái và một hàng dọc với từ khóa của ô chữ. - Mỗi đội có 4 lần lựa chọn. Các em sẽ chọn hàng ngang tìm ra các chữ cái thông qua gợi ý của người dẫn chương trình. - Mỗi câu hỏi có 30 giây để suy nghĩ trả lời đúng ngay trong 10 giây đầu tiên được 15 điểm. - Sau 10 giây là có 1 gợi ý, sau mỗi gợi ý điểm bị trừ đi là 5 điểm. - Trong các chữ cái ở hàng ngang sẽ chứa các chữ cái của từ khóa được sắp xếp ngẫu nhiên, nếu tìm ra từ khóa trước khi mở tất cả các hàng ngang sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt của ban tổ chức với số điểm là 20 điểm. Tìm từ khóa sau khi đã mở hết các hàng ngang được 15 điểm. CÂU HỎI Câu 1. Có 11 chữ cái: Là vũ khí có sức công phá dữ dội đã được Mỹ sử dụng trong thế chiến thứ 2. - Để lại những hậu quả và di chứng nặng nề do chất phóng xạ, làm ô nhiễm môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính. - Thả xuống hai thành phố của Nhật Bản Hiroshima và Nagasaki - Đáp án: BOM NGUYÊN TỬ Đó là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện khối đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt thế chiến thứ hai. Câu 2. Có 8 chữ cái: Bao bọc xung quanh một hành tinh nếu lực hấp dẫn của nó đủ lớn. Đây là cái gì ? 20
  21. - Bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. - Các thiên thạch khi bay vào cháy sáng tạo nên sao băng. - Đáp án: KHÍ QUYỂN Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon(0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ Câu 3. Có 7 chữ cái: Một hành tinh trong hệ mặt trời nằm giữa Kim Tinh và Hỏa Tinh - Là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt trời - Trục quay nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027phút - Dạng phỏm cầu (hơi dẹt ở hai cực), bán kính ở ở hai cực là 6357km, khối lượng riêng trung bình 5520kg/m3. - Trả lời: TRÁI ĐẤT Câu 4. Có 7 chữ cái: Hành động của con người có ảnh hưởng lớn đến sự nóng dần lên của Trái Đất - Làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước. - Gia tăng các tai họa thiên nhiên. - Đáp án: PHÁ RỪNG Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. 21
  22. Ở Việt Nam bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn. Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra mưa lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ lần này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, cường độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng chắn gió và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Theo các nhà khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng. Câu 5. 7 chữ cái: Đây là một thông số trạng thái của chất khí. - Biến đổi theo độ cao. - Tăng khi các phân tử của chất khí chuyển động càng nhanh. - Đáp án: NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang tăng do hiệu ứng nhà kính. Do khí quyển Trái Đất chứa CO2và có thêm H2O, nên các bức xạ hồng ngoại từ mặt đất bị hấp thụ bởi các phân tử trong khí quyển. Sau đó, các phân tử tái phát xạ bức xạ theo mọi hướng. Sư hấp thụ và tái phát xạ được lặp lại nhiều lần. Nếu nhiệt độ phía dưới cao hơn phía trên thì bức xạ tán xạ dần lên phía trên. Cuối cùng ở một độ cao nào đó trong khí quyển, bức xạ có thể thoát vào vũ trụ. Nhiệt độ bề mặt được điều chỉnh sao cho năng lượng bức xạ tán xạ lên phía trên và thoát vào vũ trụ cân bằng với năng lượng ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ bởi mặt đất. Sự chặn bức xạ thoát ra bởi khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính. Nó sưởi ấm không chỉ mặt đất mà cả khí quyển bên trên mặt đất. Hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất ánh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất .Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất là 150C nhờ đó nước luôn ở thế lỏng. Nhưng nếu nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng thêm 50C thì ảnh hưởng rất lớn đến văn minh nhân loại. Băng ở Bắc Cực có thể tan nhiều đến mức nước biển dâng cao thêm nhiều mét khi đó đại dương sẽ tràn ngập các thành phố New York, Thành Phố Hồ Chí Minh, và nhiều thành phố ven biển. Câu 6. 10 chữ cái: Đây là chiến dịch với sự tham gia của nhiều quốc gia, châu lục trên toàn thế giới. - Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, hạn chế lượng khí thải vào môi trường. - Thực hiện vào thứ bảy tuần cuối cùng của tháng 3 hàng năm. (Năm 2013 được thực hiện vào thứ 7 tuần 3 của tháng 3) - Đáp án: GIỜ TRÁI ĐẤT Hẳn bạn còn nhớ ! 22
  23. Năm 2010, hàng trăm triệu cá nhân tại 4,616 thành phố, 128 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới đã tham gia Giờ Trái đất. Tuy nhiên tắt đèn chỉ là một hành động biểu trưng. Giờ Trái đất kêu gọi mọi người không chỉ dừng lại ở một giờ tắt đèn mà hãy thể hiện cam kết lâu dài bằng các hành động thường nhật thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo sự sống còn và bền vững cho tương lai của hành tinh chúng ta. Tại Việt Nam, có 30 tỉnh thành với hàng ngàn doanh nghiệp, hàng triệu cá nhân trên toàn quốc sẽ cùng thế giới tiến hành kỷ niệm thời khắc đầy ý nghĩa này. Chiến dịch Giờ Trái đất được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) sáng lập năm 2007, nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải ra môi trường. Câu 7. Có 9 chữ cái: Là một trong những sản phẩm chất khí được tạo thành do đốt nhiên liệu hóa thạnh. - Một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. - Được tạo thành trong quá trình nung vôi - Đáp án: CÁC BON NÍC (Các bon đi ô xít) Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3 oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5 oC vào năm 2050. Tuy nhiên ở mức độ cho phép chúng ta cần biết đến mặt có lợi của CO2: Thực vật cần có điôxít cacbon để thực hiện việc quang hợp, và các nhà kính có thể được làm giàu bầu khí quyển của chúng bằng việc bổ sung CO 2 nhằm kích thích sự tăng trưởng của thực vật. Nồng độ cao của điôxít cacbon trong khí quyển tiêu diệt có hiệu quả nhiều loại sâu hại. Các nhà kính được nâng nồng độ CO 2 tới 10.000 ppm (1%) trong vài giờ để tiêu diệt các loại sâu bệnh như rầy trắng (họ Aleyrodidae), nhện v.v. Trong y học, tới 5% điôxít cacbon được thêm vào ôxy nguyên chất để trợ thở sau khi ngừng thở và để ổn định cân bằng O2/CO2 trong máu. Điôxít cacbon cũng hay được bơm vào hay gần với các giếng dầu. Nó có tác dụng như là tác nhân nén và khi hòa tan trong dầu thô dưới lòng đất thì nó làm giảm đáng kể độ nhớt của dầu thô, tạo điều kiện để dầu chảy nhanh hơn trong lòng đất vào các giếng hút. Trong các mỏ dầu đã hoàn thiện thì một hệ thống ống đồ sộ được sử dụng để chuyển điôxít cacbon tới các điểm bơm. Câu 8. Có 6 chữ cái: Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách hai môi trường trong suốt. Đây là hiện tượng gì ? - Đây là hiện tượng đổi hướng đường đi của ánh sáng nói chung, khi lan truyền trong môi trường không đồng nhất. 23
  24. - Khi quan sát các vật dưới nước ta thấy nó gần mặt nước hơn thực tế. - Đáp án: KHÚC XẠ Khúc xạ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác chỉ khi nào có sự chênh lệch chiết suất giữa hai chất đó. Hiệu ứng khúc xạ là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng quen thuộc đa dạng, như sự uốn cong rõ ràng của một vật chìm một phần trong nước và ảo ảnh nhìn thấy trên sa mạc cát, nóng bỏng. Sự khúc xạ sóng ánh sáng khả kiến cũng là một đặc trưng quan trọng của thấu kính, cho phép chúng hội tụ chùm tia sáng vào một điểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này ở cấp học cao hơn. Ô chữ từ khóa có 13 chữ cái: Đây là vấn đề nhức nhối của môi trường mà nhân loại đang phải đối mặt. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Kết thúc: Thông qua buổi ngoại khóa hôm nay, cô xin được gửi đến các em học sinh một thông điệp “Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự sống và tương lai của hành tinh chúng ta”. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người: Thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí ô nhiễm, băng tan, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, khí hậu khắc nghiệt, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm và nhiều vấn đề liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đền sinh tồn. Tất cả hãy chung tay chống lại biến đổi khí hậu giữ cho môi trường sống luôn xanh và sạch, không chỉ bằng lời nói và khẩu hiệu mà bằng các hành động cụ thể trong khả năng của mình. c. Phần thi dành cho khán giả Trong phần thi này các khan giả sẽ trả lời các câu hỏi của ban tổ chức, câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà từ ban tổ chức. KHO CÂU HỎI DÀNH CHO PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ Câu 1: Nước đá khô là chất gì? Được dùng để làm gì? Đáp án: Nước đá khô chính là Cacbon đioxit CO 2 ở dạng rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt của môi trường xung quanh. Được dùng để bảo quản thực phẩm. Câu 2: Vì sao ban đêm không nên để cây xanh ở trong nhà? Đáp án: Vì ban đêm không có ánh nắng, cây chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O 2 thải ra khí CO2, nên trong phòng thiếu khí O2 và nhiều khí CO2 cản trở quá trình hô hấp. Câu 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? Đáp án: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn là: - Ảnh hưởng của các chất trong môi trường - Ảnh hưởng của nhiệt độ 24
  25. Các cách bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (sơn, mạ bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại, để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi đồ vật). Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn Câu 4: Chất dùng để điều chế khí oxi trong công nghiệp? Cách điều chế? Đáp án: Điện phân nước và hóa lỏng không khí. Câu 5: Người ta thường chuyên chở dung dịch H 2SO4 đậm đặc bằng thùng làm bằng chất liệu gì ? Vì sao? Đáp án: Dung dịch H2SO4 đậm đặc có tính oxi hoá rất mạnh. Tuy nhiên, một số kim loại như Al, Fe, Cr lại bị thụ động trong dung dịch H 2SO4 đậm đặc nguội. Lợi dụng tính chất này người ta dùng các bình bằng thép để chuyên chở H 2SO4 đặc vì thành phần chính của thép chính là Fe. Câu 6: Kim cương có thể cháy được không? Vì sao? Đáp án: Kim cương là một dạng thù hình của cacbon nên có thể cháy được ở nhiệt độ cao, sản phẩm sinh ra là CO2 và không để lại tro. C + O2 CO2 Câu 7: Vì sao sau cơn mưa giông không khí lại trở nên trong lành ? Đáp án: Có 2 nguyên nhân: • Nước mưa đã rửa hết bụi bẩn trong không khí. • Sấm sét đã biến một lượng nhỏ oxi trong không khí thành ozon. Vì ozon có tính oxi hóa mạnh, có tính diệt khuẩn, gây cho người ta cảm giác sảng khoái, mát mẻ. Câu 8: Vì sao phải đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước mà không được làm ngược lại? Đáp án: H2SO4 có tính háo nước Quá trình hòa tan H2SO4 đậm đặc vào H2O sẽ tỏa nhiệt rất lớn. • Nếu cho nước vào axit: vì nước nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt axit, khi đó nó sẽ sôi mãnh liệt và bắn lên tung tóe, dính vào người gây bỏng. • Nếu thực hiện ngược lại, axit sẽ chìm vào nước, lượng nhiệt sinh ra sẽ phân tán đều trong thể tích nước lớn nên nước sẽ nóng lên từ từ mà không sôi một cách quá nhanh. Câu 9: Tại sao xung quanh nhà có cây cối và hồ thì vào mùa hè ta thường cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn? Đáp án: Quanh nhà có nhiều sông,hồ,cây xanh vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mat mẻ, dễ chịu.Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ sông hồ trong sạch. Câu 10: Tại sao trong các nhà máy thường bố trí các tấm kim loại tích điên? Đáp án: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại,giữ môi trường trong sạch,bảo vệ sức khỏe công nhân. Câu 11: Sử dụng chất nổ để đánh cá gây ra tác hại gì? Biện pháp để ngăn chặn cách làm này? Đáp án: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn,áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sựt ác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó.Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. 25
  26. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. -Biện pháp: +Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. +Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này. Câu 12: Khi di chuyển trên đường bằng các phương tiện giao thông. Khi nào các phương tiện không “ sinh công “ cơ học? Điều đó có ảnh hưởng tới môi trường hay không? Cách khắc phục như thế nào? Đáp án: Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại. -Giải pháp: cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. d. Phần thi sáng tạo: ( 20 điểm) - Học sinh trình bày một đồ dùng học tập tự chế, mô hình học tập tự làm - Thời gian mô tả sản phẩm 3 phút. - Sản phẩm dự thi: + Đội Newtơn: Mô hình nhà máy thủy điện + Đội Mendeleev: Mô hình chưng cất rượu etylic 4. Kết quả thu được Trước đây, khi các hoạt động ngoại khóa hóa học còn mờ nhạt, ít được tổ chức cho học sinh hoặc tổ chức với phạm vi hạn hẹp không mang lại nhiều hiệu quả cao thì bộ môn hóa học vẫn là một môn khó và khô khan với học sinh, chưa thực sự thu hút được nhiều học sinh. Nhưng với những hoạt động ngoại khóa cụ thể đã tổ chức cho học sinh trong năm học 2013 – 2014 mới đây đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. Có thể thấy học sinh tham gia rất hào hứng vào các hoạt động ngoại khóa, có lòng yêu thích và đam mê với bộ môn nhiều hơn. Nhiều học sinh đã thực sự “ nhập cuộc” thể hiện sự tìm tòi sáng tạo và đam mê của mình đối với bộ môn hóa học. Các em học sinh đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế, không còn “ ngờ nghệch” khi bắt tay vào tham gia các hoạt động tìm kiếm tri thức, thể hiện rõ cá tính sự sáng tạo của mình trong các sản phẩm mà các em làm ra. Trong các giờ học hóa học các em không còn thụ động như trước, chú ý lắng nghe nhiều hơn, đặt câu hỏi nhiều hơn, kĩ năng thực nghiệm tốt hơn. Tôi đã tiến hành khảo sát nhóm học sinh lớp 8, 9 bằng phiếu điều tra và dựa vào kết quả bài kiểm tra đánh giá sau về hứng thú và về kết quả học tập trên lớp của học sinh. Qua khảo sát mức độ yêu thích của học sinh của năm học 2013 – 2014 so với năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 - 2013 khi chưa tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa hóa học có thể thấy nhiều dấu hiệu lạc quan. Bảng kết quả tổng hợp : 26
  27. - Năm học 2011 – 2012 khi hoạt động ngoại khóa hóa học còn mờ nhạt Thái độ Lớp Tổng số học Thái độ sinh Yêu % Bình % Không % thích thường yêu thích 8A 18 3 16,7 10 55,6 5 27,7 8B 20 4 20 8 40 8 40 9A 18 5 27,7 8 44,4 5 27,7 9B 18 3 16,7 7 38,9 8 44,4 - Năm học 2012 – 2013 khi hoạt động ngoại khóa hóa học còn mờ nhạt Thái độ Lớp Tổng số học Thái độ sinh Yêu % Bình % Không % thích thường yêu thích 8A 20 4 20 12 60 4 20 8B 18 4 22,2 10 55,6 4 22,2 9A 18 5 27,7 9 50 4 22,3 9B 17 3 17,6 9 52,9 5 29,4 Chất lượng học tập thông qua bài kiểm tra thử Lớp Tổng số HS Khá, giỏi Trung bình Yếu SL % SL % SL % 8A 20 14 70% 3 15% 3 15% 8B 18 10 55,6% 5 27,7% 3 16,7% 9A 18 11 61,1% 3 16,7% 4 22,2% 9B 17 9 52,9% 5 29,4% 3 17,6% - Năm 2013 – 2014 nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa hóa học và có nhiều hiệu quả tích cực trong học tập của học sinh Thái độ Lớp Tổng số học Thái độ sinh Yêu % Bình % Không % thích thường yêu thích 8A 20 8 40 10 50 2 10 8B 18 10 55,6 7 38,9 1 5,5 9A 18 9 50 7 38,9 2 11,1 9B 17 6 35,2 7 41,1 3 17,6 Chất lượng học tập thông qua bài kiểm tra thử Lớp Tổng số HS Khá, giỏi Trung bình Yếu 27
  28. SL % SL % SL % 8A 20 16 80% 3 15% 1 5% 8B 18 14 77,8% 2 11,1% 2 11,1% 9A 18 14 77,8% 3 16,7% 1 5,5% 9B 17 12 70,6% 3 17,6% 2 11,7% Với những kết quả đạt được như trên, tuy chưa thực sự cao do còn nhiều hạn chế về năng lực và nhận thức của học sinh, nhưng cũng là một hướng đi đầy tích cực trong tương lai. Tôi nghĩ rằng nếu có những thay đổi về phương thức giáo dục và đầu tư đúng đắn thì các hoạt động ngoại khóa hóa học sẽ trở nên hiệu quả, khơi gợi nhiều hứng thú với môn hóa học nói riêng và nhiều bộ môn khác nói chung, xây dựng một xã hội học tập toàn diện hơn. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò hoạt động ngoại khóa trong học tập, hướng tới một xã hội học tập là hướng tới một xã hội văn minh trong đó con người không những tài giỏi về trí lực mà còn tài giỏi về tay nghề và vốn sống. Không thể phủ nhận với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay kiến thức ngày càng trở nên phong phú và dễ dàng tìm hiểu và có được. Nhiệm vụ của những nhà giáo dục như chúng ta là khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo của học sinh để các em biết cách tiếp nhận kho tàng kiến thức ấy một cách dễ dàng và tự nhiên nhất, giáo dục cho các em những kĩ năng cần thiết để tiếp tục làm dày thêm kho tàng tri thức nhân loại và trở thành những người thợ “ lành nghề” trong cuộc sống. Phương pháp tối ưu nhất trong nền giáo dục hiện đại là kết hợp giữa giáo dục truyền thống và giáo dục bằng các hoạt động thực tiễn. Học sinh ngày nay sẽ chủ động tìm tòi, khai thác kiến thức bằng chính “ bàn tay” của mình dưới sự hướng dẫn của người thầy từ đó sẽ tạo nên một xã hội học tập năng động. Có thể thấy không thể phủ nhận được vai trò của các hoạt động ngoại khóa đối với học sinh, điều quan trọng chúng ta, những người thầy biết cách vận dụng nó như thế nào để mang lại nhiều lợi ích nhất cho công cuộc dạy học của mình. Nếu xây dựng được hoạt động ngoại khóa thành một “ nếp quen” đối với các em học sinh chúng ta sẽ hình thành cho các em biết cách “ vận động tìm tòi” đúng hướng, xây dựng lên một mô hình học tập năng động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm lực cá nhân của các em. 2. Khuyến nghị 2.1 Đối với nhà trường - Cần có kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn hóa học từ đầu năm học, phân bổ thời gian hợp lí và kinh phí cho hoạt động này. - Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phù hợp cho hoạt động ngoại khóa hóa học để mang lại hiệu quả cao hơn. 28
  29. - Tổ chức phối hợp các hoạt động ngoại khóa hóa học với các hoạt động chung của nhà trường, phối hợp cùng với đoàn thanh niên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường, hội cha mẹ học sinh để được tư vấn, giúp đỡ. - Xây dựng tổ chức gồm các giáo viên bán chuyên trách về các hoạt động ngoại khóa chung của nhà trường. - Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên. 2.2 Đối với giáo viên - Mỗi giáo viên cần có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, với chuyên môn nghiệp vụ của mình, có như vậy mới có thể tận tâm và nhiệt tình trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú thu hút học sinh đến với môn học của mình một cách tự nguyện. - Giáo viên cần xây dựng các giáo án ngoại khóa chi tiết, hiệu quả cho các hoạt động ngoại khóa. - Không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể có đầy đủ kiến thức dẫn dắt, giúp đỡ học sinh trên con đường tự chiếm lĩnh tri thức. - Học tập, rèn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, duy trì thường xuyên các hoạt động ngoại khóa tích cực. Bám sát với hoạt động của học sinh để có những hướng dẫn và định hướng kịp thời. - Chú trọng trong việc tận dụng những phương tiện dạy học có sẵn, gần gũi với đời sống của học sinh để học sinh có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của mình. Với thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để có thể bổ sung và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Huyền Trang 29
  30. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lí luận dạy học hóa học – NXB GD 2. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông - Nhà xuất bản đại học sư phạm - 2002 3. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường THCS - Nhà xuất bản giáo dục 4. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học của chương trình THCS 5. Sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục 6. Tài liệu sưu tầm trên các trang web giáo dục về các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. 30