Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hệ thống trong môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2

doc 6 trang thienle22 3770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hệ thống trong môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_do_dung_day_hoc_co.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hệ thống trong môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hệ thống trong môn tự nhiên - xã hội lớp 2. Người thực hiện : Nguyễn Thị Thành A. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2000 - 2001 I-Lí do chọn đề tài: Là giáo viên ai cũng mong học sinh mình học giỏi, hứng thú học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo trong giờ học. Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 2 và đặc điểm nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. ở giai đoạn này, các em có cách nhìn thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dưới dạng tổng thể đơn giản, năng lực phân tích, suy luận còn hạn chế. Khi giảng dạy môn TNXH tôi thấy một số thuận lợi như: giáo viên nhiệt tình giảng dạy, tìm hiểu kỹ bài và chuẩn bị chu đáo theo nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa. Học sinh trong lớp đều chăm, có ý thức học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Song giáo viên và học sinh cũng gặp không ít khó khăn. Với lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh nhiều nhưng bài giảng thì đơn điệu, chỉ là phần bài học được đóng khung và một vài tranh minh hoạ mà thời gian tiết dạy dài bốn mươi phút. Học sinh ngồi học rất trầm, ít phát biểu, chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và chỉ biết quan sát tranh xem đẹp hay xấu mà chưa hiểu sâu nội dung bức tranh. Để từng bước nâng cao chất lượng dạy và để đáp ứng đổi mới phương pháp dạy môn TNXH chuyển hướng mạnh mẽ từ cách dạy học truyền đạt thông tin của giáo viên sang dạy học coi trọng hoạt động học tập của học sinh là chủ thể trong hoạt động học không thể thiếu đồ dùng học tập. Phương pháp khai thác đồ dùng dạy học trong các bài học là phương pháp rất quan trọng vì đồ dùng dạy học chứa đựng các thông tin cần học, kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khi được sử dụng trực tiếp hoặc quan sát các đồ dùng đó. Qua các đồ dùng học tập giúp học sinh hiểu kĩ thêm và nhớ lâu bài, hứng thú và yêu thích môn học TNXH. Theo tôi việc sử dụng đồ dùng học tập có hệ thống trong nội dung các bài TNXH là rất cần thiết. II-Cơ sở lí luận và thực tiễn để giải quyết đề tài: Môn TNXH lớp 2 hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham hiểu biết khoa học và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Các em biết yêu thiên nhiên, con người, đất nước và cái đẹp, có ý thức và hành động bảo vệ chúng. Các em biết sử sự đúng với bản thân, gia đình và sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng. Qua thực tế giảng dạy môn TNXH từ các năm học trước tôi thấy giáo viên giảng
  2. dạy bằng phương pháp hỏi đáp và tranh ảnh thì học sinh hiểu bài song giờ học còn trầm và không gây hứng thú học tập cho học sinh. Sau mỗi chương, khi bài ôn tập thì những kiến thức đã học các em quên rất nhiều. Năm học 2000-2001, tôi lại tiếp tục chủ nhiệm lớp 2. Khi nhận lớp tôi thấy các em đều ngoan và chăm học nhưng trong giờ học thì không khí học tập không sôi nổi và chủ yếu các em chờ vào giáo viên giảng bài. Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 2 do tư duy còn thiên về cụ thể mà các em vẫn yêu thích và học tốt môn TNXH, tôi đã suy nghĩ và quyết định kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài và đặc biệt sử dụng tốt đồ dùng dạy học để không khí lớp học thoải mái, vui vẻ và kích thích hứng thú học tập của các em. Sau đây là một số biện pháp tôi thường áp dụng khi dạy môn TNXH: III-Quá trình triển khai thực hiện đề tài: 1-Sau khi tôi nghiên cứu kĩ nội dung các bài học trong chương trình TNXH lớp 2 và để giúp tôi chuẩn bị và dạy tốt từng bài, tôi đã chia nhóm các bài dạy theo từng phương pháp khác nhau: a-Các bài sử dụng phương pháp dùng tranh và học sinh hoạt động theo nhóm: Bài 1: Gia đình Bài 3: Những công việc nhà Bài 4: Hoạt động nội khoá Bài 5: Trật tự kỉ kuật ở trường Bài 6: Phong cảnh, nghề nghiệp Bài 8: Giao thông đường thuỷ và đường không Bài 13: Cây chè, cây đay Bài 15: Cây hồ tiêu Bài 20: ếch, rắn Bài 22: Hoạt động vận động Bài 23: Xương Bài 24: Khớp xương Bài 25: cơ Bài 29: Mặt trăng và các sao b-Các bài sử dụng vật và trò chơi: Bài 2: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà Bài 7: Giao thông đường bộ và đường sắt
  3. Bài 11: Cây lúa, cây ngô Bài 12: Cây đậu tương Bài 14: Cây quít, cây mít Bài 16: Cây bạc hà, cây ngải cứu Bài 19: Châu chấu, ốc sên c-Các bài sử dụng phiếu học tập, trò chơi là các bài ôn tập chương: Bài 17: Ôn tập gia đình-trường học, quận (huyện) Bài 21: Ôn tập động vật Bài 26: Ôn tập hệ động vật Bài 30: Ôn tập bầu trời, ban ngày, ban đêm Bài 31: Mặt trời d-Các bài sử dụng tranh, quan sát thiên nhiên và trò chơi: Bài 27: Mặt trời Bài 28: tìm phương hướng bằng mặt trời 2-Tranh ảnh với màu sắc đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự tập trung chú ý của các em, kích thích hứng thú học tập, tăng năng lực quan sát trong học sinh, tạo cho các em có ấn tượng tốt với nội dung bài học đó. Giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh chụp, vẽ phóng to và khi đưa ra cho các em quan sát, tìm hiểu bài phải để một vị trí cố định mà tất cả học sinh đều nhìn rõ. Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cho học sinh quan sát tranh ảnh. Trong khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên đưa ra những câu hỏi để giúp các em quan sát và khái thác đúng hướng phù hợp với nội dung bài. Sau khi quan sát tranh và các câu hỏi giáo viên đặt ra, các em thảo luận và ghi ý kiến nhận xét. Cho học sinh phát biểu ý kiến của các nhóm sau đó cho các nhóm khác nhận xét. Giáo viên tổng kết lại và bổ sung ý kiến cho hoàn chỉnh. Cuối cùng giáo viên chia nhóm xếp tranh ảnh sưu tầm của học sinh theo từng loại cho học sinh quan sát rồi trả lời câu hỏi của giáo viên để củng cố bài giúp học sinh hiểu và nhớ bài lâu. Ví dụ: Khi dạy bài: Trật tự kỉ luật ở trường Chuẩn bị: Giáo viên có tranh ảnh phóng to ghi lại các hoạt động trong trường để học sinh quan sát. Học sinh học thộc nội quy và sưu tầm tranh, ảnh về học sinh có tính kỉ luật, không kỉ luật, các trò chơi. a-Để rèn nếp sống đúng giờ giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. Đi học đúng giờ và nêu câu hỏi, khi nào cần phải đúng giờ? Vì sao? Sau đó cho các em thảo luận nhóm và nêu ý kiến của mình và các bạn nhận xét, giáo viên kết luận. Đi học đúng giờ, tan học về
  4. nhà ngay giờ nào việc đó. Đó là chúng ta đã thực hiện nếp sống đúng giờ và chấp hành nội quy nhà trường,cho nhiều học sinh nhắc lại để nhớ kiến thức. b-Để rèn luyện ý thức kỉ luật trật tự, giáo viên cho học sinh quan sát tranh xếp hàng ra vào lớp, lên xuống cầu thang, tích cực học tập trong giờ học và tranh học sinh vui đùa lúc ra chơi. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận: Hình ảnh nào cho thấy tính kỉ luật trật tự của các bạn học sinh? Khi ra chơi các em nên làm gì? Cho học sinh ý kiến của nhóm nhận xét, giáo viên rút ra kết luận đúng. Với phương pháp vừa quan sát tranh và học sinh thảo luận nhóm giúp cá em hiểu bài sâu, nhớ lâu mà thoải mái trong giờ học. Để giúp các em thực hiện đúng nội quy và phân biệt được hành vi nào đúng, chưa đúng, giáo viên chia lớp theo nhóm để xếp tranh (sưu tầm) theo hai nội dung: Có kỉ luật và không kỉ luật để học sinh liên hệ được mình cần phải làm gì khi đến trường và tôi thấy sau tiêté học đó các em thực hành rất tốt. Nhiều em đi học muộn đã có ý thức đi học đúng giờ. Giờ ra chơi các em chơi nhiều trò chơi nhẹ nhàng và bổ ích hơn. Chăm chú học tập hơn và xếp hàng nhanh, trật tự khi vào lớp. 3- Đối với học sinh lớp 2 việc quan sát trực tếp vật thật làm cho các em thích thú hơn là quan sát gián tiếp tranh ảnh. Đây là cách học tốt nhất vì khi được quan sát trực tiếp vật thật bằng mắt thấy, tay sờ, mũi ngửi thì bài học đó sẽ in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí các em. Các em có thể nhận biết được vật đó ở nơi khác qua các đặc điểm mà các em đã học. Ví dụ: Khi dạy bài 16:Cây bạc àh và cây ngải cứu Giáo viên và học sinh đều sưu tầm cây để quan sát. Khi dạy, giáo viên chia nhóm cho học sinh quan sát cùng với câu hỏi giáo viên đưa ra như: Cây bạc hà và cây ngải cứu có những bộ phận nào? Tìm những đặc điểm của thân, lá màu sắc, mùi vị có gì đặc biệt? Sau đó các em cùng nhau quan sát từng bộ phận, ghi lại các nhận xét. Giáo viên cho học sinh nêu ý kiến, nhận xét é giáo viên kết luận đúng cho học sinh nắm vững. Để củng cố phần đặc điểm của cây bạc hà và cây ngải cứu, giáo viên đưa ra một số cây khác như cây cải cúc, cây hương nhu, và cây húng thơm Cho học sinh tìm đúng cây và nêu ý kiến vì sao các cây còn lại không phải là cây bạc hà và cây ngải cứu. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách phân biệt để tìm cây đúng trong vườn hoặc ở nơi khác. Bài này giáo viên có thể làm đồ dung bằng bìa vẽ hình ảnh từng bộ phận của cây như lá, rễ, thân, hoa để cho các em trò chơi ghép cây bạc hà và cây ngải cứu mà không nhầm lẫn. Từ đó củng cố cho các em đặc điểm riêng của hai cây này. 4-Phiếu học tập là một loại đồ dùng dạy học đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Phiếu học tập hỗ trợ cho việc học tập của học sinh và giúp giáo viên nhận được thông tin ngựơc từ học sinh. Làm việc với phiếu học tập giúp học sinh nâng cao về kả năng tư duy, óc sáng tạo, rèn cho học sinh thói quen làm việc độc lập. Nên đối với các bài ôn tập chương rất cần đến việc sử dụng phiếu học tập. Qua các câu hỏi cần trả lời và đánh giá đúng sai để từng bước giúp các em nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học. Ví dụ: Khi dạy bài 26: Ôn tập hệ vận động Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập để các em học sinh làm bài, qua giờ học giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học về hệ vận động, các cơ quan của hệ vận động, tính chất, hoạt động và vai trò của hệ vận động. Các em chỉ được trên cơ thể người các bộ phận của hệ vận động, có ý thức bảo vệ, rèn luyện hệ vận động. Các năm trước, tôi dạy bài này chỉ dùng phiếu học tập thì giờ học trầm và các em nhớ bài rất chậm. Năm nay, ngoài việc học bằng phiếu học tập, tôio chon các em lấy ví dụ về
  5. các trò chơi và đòi hỏi sự vận động nhanh nhẹn: mèo đuổi chuột, chạy đổi chỗ, nhanh lên bạn ơi, cho học sinh chơi các trò chơi trên. Sau đó hỏi học sinh trả lời câu hỏi: Khi chơi các em đã sử dụng những bộ phận nào? thuộc hệ nào?é giáo viên nhận xét. Nếu một bộ phận trong hệ vận động phát triển kém, cơ thể sẽ ra sao? - Muốn cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối cần phải làm gì? écho nhiều học sinh phát biểu - giáo viên chốt ý chính để học sinh nhớ kĩ bài ôn tập. Sau giờ ôn tập tôi thấy các em hiểu bài hơn, thoải mái vui vẻ mà không gò bó trong giờ học và trò chơi cũng góp phần không nhỏ vào kết quả giờ học. 5-Ngoài việc quan sát tranh ảnh, vật thật hoặc phiếu học tập được sử dụng trong các tiết dạy mà giáo viên nên cho các em kết hợp quan sát thiên nhiên và cuộc sống xung quanh giúp các em học tập tốt và thích thú với môn học. Ví dụ: Khi dạy bài 27: Mặt trời Với bài dạy năm ngoái dạy bằng tranh ở trên lớp tôi thấy các em hiểu bài không sâu. Các em nhận xét về màu nắng và màu sắc của mặt trời không chính xác. Năm nay tôi cải tiến cách dạy, tôi nghĩ các em ra học ngoài trời và tôi đã làm như sau: Giáo viên ra câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời kết hợp cho học sinh quan sát thiên nhiên. - Hàng ngày em nhìn thấy mặt trời vào lúc nào, ở đâu? - ánh sáng mặt trời và cảnh vật xung quanh như thế nào? - So sánh cảnh vật khi có mặt trời và cảnh vật vào buổi tối. Mặt trời hình gì? cho học sinh so sánh với hình ảnh cụ thể. Vậy ánh sáng mặt trời có tác dụng gì? cho học sinh quan sát mặt trời é rút ra nhận xét - Tại sao lúc nắng to không được nhìn trực tiếp vào mặt trời é nhận xét. cho học sinh quan sát mặt trời qua chậu nước. - Cho vài học sinh nhận xét khi đi ra ngoài nắng. Nếu đi ngoài nắng phải làm gì để tránh nắng. Quần áo phơi ngoài nắng thì như thế nào? Cuối tiết, tôi thấy học sinh được quan sát thực tế sẽ thay đổi không khí, trạng thái của tiết học, các em sẽ vui vẻ thoải mái, chủ động tiếp thu kiến thức và nhớ bài lâu hơn so với cách dạy bằng tranh năm ngoái. IV-Đánh giá kết quả thực hiện: Trên đây là những biện pháp tôi đã thực hiện để sử dụng đồ dùng học tập theo nội dung từng bài daỵ TNXH lớp 2. Kết quả cho thấy sau mỗi giờ học các em hiểu báiâu và nhớ lâu hơn. Các em cảm thấy giờ học vui vẻ, thoải mái và rất sôi nổi, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài không còn không khí trầm lặng như đầu năm học. Đặc biệt nhiều em trong lớp thấy hứng thú, say mê yêu thích môn học này. Chính vì yêu thích môn học đó giúp các em chăm học hơn nhiều, tự tìm tòi sáng tạo và chủ động trong giờ học. Cuối kì I, cả lớp chiếm 90% học sinh đạt điểm giỏi môn TNXH và không có học sinh trung bình. Và tôi tin rằng với biện pháp tôi đã thực hiện như đã nêu trên sẽ giúp các em đạt kết quả cao hơn trong dịp kết thúcc năm học.
  6. Trong quá trìng giảng dạy các bài TNXH lớp 2, tôi thấy giáo viên có những phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học thành hệ thống, đảm bảo tính khoa học và sư phạm. NgoàI ra giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để phù hợp với nội dung từng bài sẽ tăng hiệu quả giờ học, cũng như kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, và chính là góp phần vào đổi mới phương pháp dạy môn TNXH lớp 2 nói riêng và cấp tiểu học nói chung. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2001 Người viết Nguuyễn Thị Thành