Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 7

docx 28 trang thienle22 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_2_tuan_7.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 7

  1. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020 TOÁN Bài 1. Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt Bài giải Có : 25 cây cam . . Có : 18 cây bưởi Có tất cả : cây? Bài 2. Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt Bài giải Có : 42l dầu . . Đã bán : 24l dầu Còn lại : lít dầu? Bài 3. Tấm vải xanh dài 45m. Tấm vải đỏ ngắn hơn tấm vải xanh 18m. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu mét? Bài giải Bài 4. Bao ngô cân nặng 26kg. Bao ngô nhẹ hơn bao gạo 17kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Bài giải Bài 5. Viết tiếp vào chỗ chấm: Biết tháng 10 có 31 ngày, tháng 11 có 30 ngày. Hôm nay là thứ năm ngày 25 tháng 10. Như vậy: a) Thứ năm tuần trước là ngày tháng b) Chủ nhật tuần sau là ngày tháng
  2. Bài 6. Tính: a) 4 x 2 + 19 = b) 5 x 7 – 24 = = = c) 45 + 2 x 9 = d) 62 – 3 x 8 = = =
  3. TIẾNG VIỆT I- Bài tập về đọc hiểu: Mèo Vàng Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều sán đến quấn quýt bên chân em. Nó rối rít gọi “ meo meo ” cho tới lúc Thùy cất xong cặp sách, bế Mèo Vàng lên mới thôi. Lúc ấy sao mà Mèo Vàng đáng yêu thế ! Mèo lim dim mắt, rên “ grừ grừ ” khe khẽ trong cổ ra chiều nũng nịu. Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp : - Mèo Vàng có biết không ? Chị học thuộc bài, cô cho chị điểm 10 đấy. - Cái Mai hôm nay nói chuyện trong lớp, bị cô phạt. Mèo có thương Mai không? “ Meo meo grừ grừ ”. Mỗi khi nghe hết một chuyện, Mèo Vàng lại thích thú kêu lên nho nhỏ như thể nói với Thùy : “ Thế ư ? Thế ư ? ” ( Hải Hồ ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều làm gì ? a. Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít gọi “ meo meo ” b. Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít đòi Thùy bế vào lòng c. Quấn quýt bên chân Thùy, đòi Thùy cất xong cặp sách 2. Thùy kể cho Mèo Vàng nghe những chuyện xảy ra ở đâu ? a. Trên đường đi b. Ở sân trường c. Ở lớp học 3. Chuyện Thùy kể cho Mèo Vàng nghe là những chuyện thế nào? a. Cả chuyện vui và chuyện buồn b. Toàn chuyện rất vui của Thùy c. Toàn chuyện buồn của bạn Mai II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: 1. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng : a) tr hoặc ch : - bánh ưng/ . - ung thành/ . - sáng .ưng/ . - ung sức/ . b) ui hoặc uy : - yêu q ./ . - tàu th ./ . - c đầu/ . - đen th ./ .
  4. c) ao hoặc au : - số s / . - m gà/ . - con s / . - m xanh/ . 2. Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ cho trước : (1) lười/ (2) yếu/ (3) hiền/ (4) cao/ . (5) to/ . (6) béo / . 3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp ở cột B : A B (1) Bộ lông Mèo Vàng (a) béo tròn (2) Chiếc sừng trâu (b) mịn mượt (3) Chú lợn lai (c) rất thính nhạy (4) Tai chó (d) nhọn hoắt 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết : Gợi ý : a) Đó là con gì ? Do ai nuôi ( hoặc : em nhìn thấy nó ở đâu ) ? b) Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng, hoạt động ? c) Thái độ của em đối với con vật ấy ra sao ? Bài làm
  5. Tìm hiểu thế giới xung quanh : 1. Hãy tìm một chiếc lá cây bất kì ở xung quanh nhà em (lá cây, lá hoa, lá rau ). Sau đó, hãy quan sát thật kĩ, vẽ lại, tô màu và nhớ ghi chú thích rõ từng bộ phận của chiếc lá ấy nhé. 2. Hãy tra cứu trên mạng để tìm hiểu xem lá cây có những ích lợi gì ? 3. Em hãy trả lời câu hỏi của bạn Đô – rê – mon : Mình thì chỉ thích ăn bánh rán  Nhưng các bạn có biết, vì sao ăn nhiều rau quả tươi sẽ tốt cho cơ thể chúng ta hơn không ?
  6. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020 TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: 73 – 45 86 – 49 64 – 19 80 – 56 73 + 18 42 + 55 . . . Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 17cm + 35cm = dm cm 56cm = dm cm < 12 – 9 + 13 < 13 + 3 12 – 7 < < 12 – 4 Bài 3: Ngoài vườn có 15 bông hoa hồng và 20 bông hoa cúc. Bạn Hoa đã hái 7 bông hoa hồng và 7 bông hoa cúc. Hỏi: a. Bây giờ ngoài vườn còn tất cả bao nhiêu bông hoa? b. Số hoa cúc còn lại nhiều hơn số hoa hồng còn lại là bao nhiêu bông? Bài giải Bài 4: Thứ năm tuần này là ngày 15 tháng 6. - Thứ năm tuần trước là ngày - Thứ năm tuần sau là ngày - Thứ ba tuần trước là ngày - Thứ bảy tuần sau là ngày
  7. Bài 5: Viết đủ các số hạng trong tổng sau rồi tính kết quả của tổng đó: 2 + 4 + 6 + + 14 + 16 + 18
  8. TIẾNG VIỆT I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn sau: Hai ngọn gió Hai anh em Gió Bắc, Gió Nam gặp nhau. Gió Bắc hạ xuống một đỉnh núi. Gió Nam hạ xuống thấp hơn, trên một cánh rừng. Vậy mà nó vẫn ớn lạnh mỗi khi gặp hơi thở băng giá của ông anh Gió Bắc. Gió Bắc hỏi em, giọng rền vang như sấm: - Em ở bên Châu Phi thế nào? Gió Nam nhẹ nhàng: - Em vẫn bay trên những cánh đồng, giữa những cành cọ, vườn cây, mang hương hoa cây cỏ đi muôn nơi. Em thường dạo trong rừng rậm, đùa vui với lũ khỉ con thích leo trèo, nhảy nhót. Gió Bắc cười: - Ở Bắc Cực, anh chơi với lũ gấu con. Anh ném cho chúng những cục băng để chúng lăn. Khi chúng ngủ, anh phủ lên người chúng những bông tuyết xốp để chúng khỏi chết cóng. Sắp phải chia tay, hai anh em rất buồn. Họ không thể ở bên nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Gió Nam nóng bức thổi vào Bắc Cực và ngược lại – những cánh rừng nhiệt đới bị phủ trắng giá băng? Hai ngọn gió tiến lại gần nhau, ôm nhau trong giây lát rồi hối hả bay đi hai hướng khác nhau, trở về với công việc của mình. (Theo Truyện Nước Ngoài) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: 1. Gió Bắc từ đâu đến? a. Từ Bắc Cực băng giá. b. Từ Châu Phi nóng bức. c. Từ những cánh rừng nhiệt đới 2. Gió Nam từ đâu đến? a. Từ Bắc Cực ấm áp. b. Từ Bắc Cực băng giá. c. Từ Châu Phi nóng bức. 3. Gió Bắc, Gió Nam gắn bó với công việc thế nào? a. Gió Bắc thích Châu Phi b. Gió Nam thích Bắc Cực c. Cả hai đều yêu công việc của mình. 4. Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa? a. Rền vang – vang dội.
  9. b. Giá băng – ấm áp. c. Hối hả – vội vã. 5. Dòng từ nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động? a. Bay, trèo leo, nắm. b. Băng giá, nóng bức, xốp. c. Ngọn gió, đỉnh núi, hơi thở. II. Luyện từ và câu: 6. Gạch chân những bộ phận chỉ thời gian và đặt câu hỏi cho bộ phận đó: a) Mùa xuân những nụ đào li ti bắt đầu nở. b) Mỗi khi thu về, trẻ em lại náo nức đến trường, bắt đầu năm học mới. . c) Khi bầu trời có những đám mây xám xịt là trời sắp mưa. d) Tháng 1 là sinh nhật của em. III. Tập làm văn: 7. Em hãy viết lời đáp của mình trong đoạn hội thoại sau: a) Em ở nhà thì có người gõ cửa, chuyển bưu kiện (thư, vật phẩm) cho bố em. - Chào cháu! - - Cho chú hỏi, đây có phải là nhà ông Lê Minh Hòa không? - - Đây là bưu kiện gửi cho ông Hòa. Cháu gọi bố ra kí xác nhận giúp bác nhé. b) Em mới chuyển đến lớp học vẽ, các bạn ra làm quen với em. - Chào bạn! - - Mình tên là Hoa, còn đây là Hải. - - Cậu ra kia chơi cùng với chúng mình nhé. IV. Chính tả: Bốn mùa Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên xanh mát trong màu lá xanh tươi non. Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những bụi mưa xuân làm cho mọi loài cây náo nức theo nhau đâm chồi nảy lộc.
  10. Tìm hiểu thế giới xung quanh. 1.Em hãy nêu những việc làm thể hiện sự an toàn khi đi xe đạp. 2. Em hãy vẽ 1 bức tranh hoặc viết 3 thông điệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi người thực hiện đúng luật giao thông.
  11. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2020 Tiếng Việt I – Bài tập về đọc hiểu : Ai đáng khen nhiều hơn ? Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con : - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp ! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi : - Trên đường đi, con có gặp ai không ? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. - Con có hỏi vì sao Sóc khóc không ? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa : - Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói : - Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ . Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn ! ( Theo Phong Thu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng . 1. Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? a- Thỏ Anh kiếm vài chiếc nấm hương ; Thỏ Em hái một vài bông hoa. b- Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương ; Thỏ Anh hái mười bông hoa. c- Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương ; Thỏ Em hái mười bông hoa. 2. Hai anh em hoàn thành công việc như thế nào ? a- Thỏ Em về đến nhà trước Thỏ Anh b- Thỏ Anh về đến nhà trước Thỏ Em c- Thỏ Em về đến nhà bằng Thỏ Anh
  12. 3. Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn ? a- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong b- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác c- Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ. (4). Theo em,nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng được khen như Thỏ Anh ? a- Hái thêm mười chiếc nấm hương như Thỏ Anh b- Hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ bé c- Giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc trở về nhà II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng : a) l hoăc n - iềm vui/ - búa iềm/ . - tia ắng/ - .ắng nghe/ b) it hoặc iêt - quả m / - mải m / . - quay t ./ - t học / c) ăt hoặc ăc - màu s ./ - s thép/ . - b cầu/ - b tay/ . 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau : Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em luôn Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi !
  13. (Phan Thị Thanh Nhàn ) 3. Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấn hỏi : Mèo rửa mặt Một con mèo chộp được một chú sẻ, định ăn thịt Sẻ lễ phép nói : - Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt Mèo đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt ria, xoa mép Sẻ vụt bay mất Mèo tức lắm nhưng chẳng làm gì được. 4. Quan sát tranh, rồi trả lời câu hỏi : a) Tranh vẽ bạn trai đang làm gì ? b) Bé gái nằm ngủ trên võng trông như thế nào ? Mái tóc của bé ra sao? c) Cảnh trong tranh cho thấy tình cảm anh em như thế nào ?
  14. Toán Câu 1: Nối con vật với số đo khối lượng thích hợp: Câu 2 :Tính: 15 kg + 5 kg = 27 kg - 7 kg = 36 kg + 6 kg = 38 kg - 4 kg = 49 kg + 16 kg = 65 kg - 25 kg = Câu 3: Thứ năm tuần này là ngày 15 tháng 6. - Thứ năm tuần trước là ngày - Thứ năm tuần sau là ngày - Thứ ba tuần trước là ngày - Thứ bảy tuần sau là ngày Câu 4: Năm nay mẹ 32 tuổi, mẹ kém bà 28 tuổi. Hỏi năm nay bà bao nhiêu tuổi? Bài giải:
  15. Câu 5 : Bao ngô cân nặng 36kg. Bao ngô nhẹ hơn bao gạo 11kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Bài giải: Câu 6 : Tính hiệu, biết số bị trừ là số lớn nhất có hai chữ số và số trừ là 90 Bài giải:
  16. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2020 Tiếng Việt I- Bài tập về đọc hiểu : Những con chim ngoan Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ. Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh : - Pi u ! Nằm xuống ! Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con : - Cru, cru ! Nhảy lên ! Chạy đi ! Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ . “ À ra thế ! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao ! ”. ( Theo N. Xla-tkốp ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Nghe lệnh “ Nằm xuống ” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì ? a- Nằm bẹp ngay xuống nước b- Nằm rạp ở mép vũng nước c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ 2. Nghe chim mẹ gọi “ Nhảy lên ! Chạy đi ! ” , cả bốn con chim non đã làm gì ? a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích 3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “ Lũ chim này thật đáng yêu biết bao ! ” ? a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết
  17. c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ (4). Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện ? a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ II . CHÍNH TẢ 1a. Điền l hay n vào chỗ trống: - Đêm tháng ăm chưa nằm đã sáng. - Lạ ước lạ cái. -Ở hiền gặp ành. - ời nói đi đôi với việc àm. - ên thác xuống ghềnh. 1b. Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả: A. hôm lọ B. chìm nổi C. hiền nành D. cái lôi E. láo lức G. gương nược H. long lanh I. rượu nếp K. núc ních L. xanh nục III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ) và viết lại câu hỏi đó: a) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu? b) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình? 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Mấy chú chim nhặt những mẩu bánh mì rơi ngoài sân. b. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. c. Hai quả trứng nho nhỏ.
  18. 4. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. 5. Viết lại 3 điều trong nội quy phòng đọc ở thư viện của trường em ( hoặc ở nơi khác ) (1) . (2) . (3) . Khám phá kiến thức: 1/ Nêu những việc mà em đã làm để giữ vệ sinh môi trường khi ở nhà và ở trường ? 2/ Nêu các cách phân loại rác thải?
  19. Toán 1/ Điền số: 1.1 a) 4 x 6 +16 = c) 16l + 5l – 10l = b) 25 - 4 x 6 = d) 24kg – 13kg + 4kg = 1.2 a/ 3 x 6 + 41 = c/ 4 x 7 – 16 = = = b/ 45 - 5 x 5 = d/ 2 x 6 + 37 = = = 2/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1m = dm 100cm = m 1m = .cm 10dm = m 3/Tìm tích của hai số 4 và 8 là: A: 32 B: 33 C: 31 D: 34 4/ 2 kg x 3 có kết quả là: A: 7 kg B: 6 kg C: 4 kg D: 3 kg 5/ 5 kg x 6 có kết quả là: A: 30 kg B: 31 kg C: 29 kg D: 32 kg Câu 2 + 4 x 8 – 10 có kết quả là: A: 14 B:17 C: 19 D: 22 Câu 7: 5 x 5 + 6 có kết quả là: A: 31 B: 30 C: 29 D: 33 Câu 8: 6: 3 x 3 có kết quả là: A: 8 B: 9 C: 6 D: 7 Câu 9: 8: 2: 2 có kết quả là: A: 2 B: 3 C: 4 D: 5 Câu 10: Tính nhẩm: 8 x 2 = . 24 : 4 = . 18 : 3 = . 3 x 5 = . 4 x 9 = . 30 : 5 = . 5 cm x 2 = 5dm x 5 =
  20. Câu 11: Tính: 27: 3 + 90 = 45 – 40 + 7 = = = . Câu 12: Đặt tính rồi tính: 45 + 39 18 + 65 81 – 19 100 – 84 97 - 5 Câu 13: Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần lễ mẹ đi làm mấy ngày? Bài giải Câu 14: Nối đồng hồ ứng với cách đọc của nó: 15/ Có một số kg gạo đựng trong 5 túi. Mỗi túi có 5kg gạo. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài giải
  21. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2020 Toán Bài 1. Điền chữ số thích hợp vào chỗ chấm: Bài 2. Tính nhanh: a) 33 + 13 + 37+ 47 b) 37 - 5 + 35 – 7 Bài 3. Tìm x, y: a) y + 16 = 52 – 15 b) x + 32 = 18 + 45
  22. Bài 4. a) Viết các số có hai chữ số mà chữ số hàng chục gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị b) Cho các chữ số 5,7,9. Hãy viết tất cả các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho (các chữ số khác nhau). Bài 5. Thùng thứ nhất đựng 32 lít nước, thùng thứ nhất đựng nhiều hơn thùng thứ hai 8 lít nước. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước? Bài giải Bài 6. a) Hãy ghi tên các hình có trong hình vẽ bên. b) Có hình tam giác là: c) Có hình chữ nhật là: A B H E K I D C O
  23. Tiếng Việt 1. Điền vào chỗ trống a, Rời hày giời ? Tàu ga ; Sơn Tinh từng dãy núi đi b, Giữ hay dữ Hổ là loài thú ; Bộ đội canh biển trời 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu dưới đây : a, Cây hoa được trồng ở trong vườn b, Ngựa phi nhanh như bay 3/ Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (chúc; trúc) cây ; .mừng. (chở, trở) .lại ; che 4/ Cho các câu sau, mỗi câu thuộc loại mẫu câu nào? a. Cây đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. b. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. c. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. d. Bà ngoại lên thăm em vào tháng trước. 5/ Trong câu sau có mấy từ chỉ đặc điểm? Đó là những từ nào? Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Có từ. Đó là các từ: 6. Khi viết hết câu ta dùng dấu gì? A.Dấu chấm. B.Dấu chấm than. C.Dấu chấm hỏi. D. Không cần dấu
  24. 7. Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa A/ Nóng bức – oi nồng B. Yêu thương – quí mến C.Yêu – ghét 8/ Quả măng cụt tròn như quả cam. Bộ phận được gạch chân trả lời cho câu hỏi: A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào? 9/ Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm a) Người ta trồng lúa để lấy gạo. b) Khi mùa hè đến, cuốc kêu ra rã. 10/ Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang gặm cỏ, cô hỏi cậu anh họ: - Sao con bò này không có sừng hả anh? Cậu anh đáp: - Bò không có sừng vì nhiều lý do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là con ngựa. a. Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy thế nào? b. Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
  25. ĐỌC TIẾNG Bài 1: Thủy cung Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng. 1. Lâu đài của vua Thủy Tề nằm ở đâu ? 2. Tường của lâu đài được làm bằng gì ? 3. Trước mặt lâu đài là gì ? Bài 2: Tại sao thường có loài chim nhỏ màu đen đậu trên lưng tê giác? Tê giác là loài động vật rất dữ. Khi nó tức giận thì các con vật khác đều khiếp sợ. Thế nhưng có một loài chim màu đen lại không sợ mà thường xuyên đậu trên lưng tê giác. Chim lại còn mổ mổ trên lưng mà tê giác vẫn để yên, thậm chí nó còn yêu quý những chú chim ấy. Tại sao vậy? Vì lưng tê giác là nơi làm tổ của các loài kí sinh trùng. Thường tê giác sẽ bôi lên mình một lớp bùn để bảo vệ. Nhưng khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, các lớp bùn đó khô đi thì da chúng mất đi lớp phòng vệ. Lúc này các chú chim đen sẽ giúp đỡ. 1. Con vật gì thường xuyên đậu trên lưng tê giác ? 2. Tê giác thường làm gì để bảo vệ mình khỏi các loài kí sinh trùng ? Bài 3: Hương nhãn Trong xanh ánh mắt Trong vắt nhãn lồng Chim ăn nhãn ngọt Bồi hồi nhớ ông ! Ngày ông trồng nhãn Cháu còn bé thơ Vâng lời ông dặn Cháu tưới cháu che. Mấy mùa hè đến
  26. Bao mùa đông sang Vành non vẫy gọi Lá xanh ngút ngàn. Nay mùa quả chín Thơm hương nhãn lồng Cháu ăn nhãn ngọt Nhớ ông vun trồng ( Trần Kim Dũng) 1. Hình ảnh nào gợi cho người cháu nhớ đến ông ? 2. Ngày ông trồng nhãn, cháu ở lứa tuổi nào ? 3. Cây nhãn lớn lên qua thời gian bao lâu thì kết quả, tỏa hương ? 4. Em rút ra bài học gì từ bài thơ trên ? Bài 4: Chiếc áo rách Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. 1. Chuyện gì đã xảy ra khi Lan mặc chiếc áo rách đến lớp? 2. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì? 3. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? Bài 5: Chuyện trên đường Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói :
  27. - Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường. Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu. 1.Trên đường đi học về Nam đã gặp ai? 2. Nam đã làm gì để giúp bà cụ? 3. Bạn Nam trong câu chuyện trên có điểm gì đáng khen?