Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm lớp 7 THCS

pdf 18 trang thienle22 4860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm lớp 7 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_khac_sau_kien_thuc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm lớp 7 THCS

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHẮC SÂU KIẾN THỨC VĂN BIỂU CẢM LỚP 7 THCS Lĩnh vực : Văn học N¨m häc 2014 – 2015
  2. Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHẮC SÂU KIẾN THỨC VĂN BIỂU CẢM LỚP 7 THCS Lĩnh vực : Văn học Người thực hiện : Nguyễn Thị Lý Tổ : Văn Trường THCS Thái Thịnh N¨m häc 2014 – 2015 1
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm ở lớp 7 THCS A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống, bộc lộ cảm xúc là nhu cầu thiết yếu của con người. Có nhiều cách bộc lộ niềm vui và nỗi buồn, những tư tưởng, tình cảm. Một trong những cách bộc lộ ấy là dùng ngôn từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Đó cũng là cách bộc lộ tình cảm rất độc đáo của con người. Sự biểu lộ đó đã làm xuất hiện các bài văn, bài thơ, các tác phẩm văn chương sử dụng phương thức biểu cảm. Như vậy, cùng với tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh thì biểu cảm trở thành một trong các phương thức biểu đạt của con người cũng như văn chương. Sự xuất hiện văn biểu cảm là do nhu cầu của cuộc sống và văn biểu cảm đã đáp ứng nhu cầu tự bộc lộ đời sống nội tâm của con người. Vào năm học 2014-2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7D. Khi dạy sang phần văn biểu cảm, ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi nhận thấy, mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh nhiều em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình, để khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Làm thế nào để cho các em nhận thấy rõ yếu tố biểu cảm trong các tác phẩm đã học? Làm thế nào để các em nắm được các biểu hiện nó trong các thể loại văn chương và biết cách thể hiện cách cảm, cách nghĩ của mình về một hiện tượng, một sự việc trong cuộc sống. Đó là những vấn đề tôi trăn trở, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. B. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu * Chương trình Ngữ văn 7 (Văn biểu cảm chiếm 16 tiết trong tổng số 140 tiết của chương trình) * Tôi dạy trực tiếp lớp: 7D của trường 2. Cơ sở nghiên cứu: - Giúp em viết bài văn hay lớp 7 (Trần Đình Chung chủ biên ) - Một số tài liệu có liên quan đến việc đổi mới giáo dục THCS gồm một số vấn đề chung về chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS - Sách giáo viên - Ngữ văn 7 + Ngữ văn 9. - Tài liệu văn biểu cảm ở THCS (của Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Trí) 3. Phương pháp nghiên cứu: - Tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: 2
  4. Sáng kiến kinh nghiệm + Tự mình đúc rút kinh nghiệm qua các tiết dạy trên lớp. + Trao đổi với đồng nghiệp qua các tiết giảng dạy trên lớp. + Qua nghiên cứu tài liệu + Trò chuyện với học sinh C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Vai trò của biểu cảm trong văn chương và đặc điểm của văn biểu cảm Trước hết, học sinh cần hiểu được vai trò của biểu cảm để thấy được vị trí quan trọng của biểu cảm trong văn chương đồng thời các em cũng phải nắm vững đặc điểm của văn biểu cảm để làm bài không bị sai thể loại a. Vai trò của biểu cảm trong văn chương Sự biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng ngôn từ và văn chương đã làm xuất hiện các bài văn, bài thơ, các tác phẩm văn chương sử dụng phương thức biểu cảm. Như vậy cùng với tự sự, miêu tả, thuyết minh thì biểu cảm trở thành một trong các phương thức biểu đạt của con người. Sự xuất hiện của biểu cảm là do nhu cầu cuộc sống và văn biểu cảm đã đáp ứng nhu cầu từ bộc lộ đời sống nội tâm của con người - biểu cảm trong văn chương (ca dao, thơ, truyện ) có một vị trí đặc biệt quan trọng. b. Đặc điểm của văn biểu cảm Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải được làm nổi rõ, phải trở thành nội dung chính của bài, chi phối và thể hiện qua việc lựa chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Đây là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm đồng thời cũng là chỉ dẫn cơ bản về phương pháp làm bài văn biểu cảm. Làm văn biểu cảm trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự rung động của người viết, người ta có thể lồng những chi tiết miêu tả, những tình tiết của một câu chuyện, những lời phân tích, giảng giải về một bài thơ, bài văn. Nhưng các suy nghĩ, cảm xúc, sự rung động của người viết bao giờ cũng chiếm vị trí chủ yếu là nội dung chính của bài. Khi dạy văn biểu cảm, cần cho học sinh thấy được các cảm xúc và suy nghĩ của người viết là tâm điểm thu hút mọi tình ý, là nền tảng tạo nên cấu trúc toàn bài giống như hòn đá nam châm hút mạt sắt tạo nên hình ảnh cụ thể về tư tưởng của nó. Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ được phát biểu phải là của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự nhiên, không giả tạo, giàu giá trị nhân văn, thể hiện được các giá trị đạo đức cao thượng, đẹp đẽ Do đó, nó làm giàu cho tâm hồn người đọc phát hiện những điều mới mẻ và đặc sắc của cuộc sống xung quanh, của các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Cảm xúc và suy nghĩ không chỉ mang dấu ấn cá nhân, có tính độc đáo, không được giả tạo mà còn chứa đựng những giá trị lớn lao, nhân văn, nhân đạo, cao thượng, đẹp đẽ Chính điều đó tạo nên giá trị bài viết, tạo chiều sâu trong suy tư của tác giả, làm lay động lòng ta. 3
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Sự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ cá nhân đã dẫn tới một thủ pháp thường được sử dụng trong các bài văn biểu cảm, đó là việc sử dụng ngôi thứ nhất. Trong nhiều bài văn biểu cảm, người viết xưng “tôi” kể về tâm trạng, suy nghĩ riêng tư, sâu kín của mình. Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua các bài biểu cảm. Ngôi thứ nhất được sử dụng đã tạo nên tiếng nói tâm tình, cách nói mang đậm tính tâm sự của bài văn biểu cảm. Bài văn biểu cảm là sự thể hiện nội tâm của người viết theo phương thức trực tiếp hay gián tiếp. Người viết thường sử dụng kết hợp các biện pháp: giữa quan sát và trải nghiệm bản thân với quá trình liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, suy ngẫm, sử dụng các phép đối lập, tương phản, tương đồng, tăng tiến, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc khi diễn đạt. Ngôn ngữ văn biểu cảm giàu hình ảnh, câu văn thường dài với nhiều ý luôn luôn mở rộng theo chiều cảm xúc. Chính nét đặc sắc ấy làm cho văn biểu cảm tăng thêm chất trữ tình, tăng thêm ma lực của sự hấp dẫn, cám dỗ người đọc. Đích của văn biểu cảm là khêu gợi sự đồng cảm, đồng tình của người đọc. Chúng ta thường viết văn biểu cảm trên hai lĩnh vực: đời sống và văn học. - Văn biểu cảm về đời sống thường là những tình cảm và suy nghĩ tốt đẹp của người viết về con người, thiên nhiên, Tổ quốc ví như: Cảm nghĩ về đêm trung thu (Ngữ văn 7, tập 1, trang 88); Cảm nghĩ về mái trường thân yêu (Ngữ văn 7, tập 1, trang 121); Cảm nghĩ về tình bạn (Ngữ văn 7, tập 1, trang 129) Do vậy, văn biểu cảm về đời sống còn gọi là văn trữ tình. Các thể loại văn học như ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút đều là văn biểu cảm. Cảm nghĩ trong văn biểu cảm về đời sống phải trong sáng, chân thực mới khêu gợi được sự đồng cảm của người đọc. - Văn biểu cảm về văn học thường là những cảm nhận đúng đắn, sâu sắc của người đọc về vẻ đẹp hình thức và chiều sâu nội dung của tác phẩm văn học. Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học nằm trong phạm vi của văn biểu cảm với tác phẩm văn học. Ví dụ: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, tập 1, trang 148) Cảm nghĩ trong văn biểu cảm về đời sống phải chính xác, sâu sắc, mới mẻ mới khêu gợi được sự đồng cảm của người đọc. Ngoài hai loại văn biểu cảm trên, trong nhà trường còn có loại biểu cảm hỗn hợp văn học và đời sống. Ví như: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên ((Ngữ văn 7, tập 1, trang 191); Từ các văn bản Cổng trường mở ra, cuộc chia tay của những con búp bê, hãy phát tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thưở nhỏ (Ngữ văn 7, tập 1, trang 191) Cảm nghĩ trong văn biểu cảm về đời sống phải chính xác, sâu sắc, mới mẻ, trong sáng, chân thực mới khêu gợi được sự đồng cảm của người đọc. 4
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Tóm lại, khi dạy – học văn biểu cảm, giáo viên và học sinh đều phải nắm chắc được các đặc điểm cơ bản trên, giáo viên tìm hướng truyền thụ thích hợp nhất để học sinh dễ nhận biết - tiếp thu bài làm một cách có hiệu quả. 2. Phát hiện phương thức biểu cảm trong văn chương: Ở chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh ngay từ đầu đã được học rất nhiều bài cao dao, dân ca như: Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, Những câu hát than thân và rất nhiều bài thơ trữ tình, văn tự sự đan xen những phương thức biểu cảm. Bởi vậy khi dạy về văn biểu cảm, tôi lấy một số bài ca dao minh họa cho học sinh phát hiện ra khái niệm biểu cảm - Có thể lấy 2 bài ca dao thật ngắn sau: Bài 1: Chỉ gồm một cặp lục bát: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Bài 2: Nhiều hơn một cặp lục bát: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô Các bài ca dao trên có các chi tiết của hiện thực đời sống được miêu tả hoặc tự sự không? “Có”. Ở bài ca dao 1, đó là cảnh người con gái ra ngõ sau vào buổi chiều để trông về quê mẹ. Từ “chiều chiều” báo hiệu sự việc mô tả trong câu ca dao diễn ra thường xuyên. Ở bài 2, đó là cảnh con đường vô xứ Huế có non xanh, nước biếc tạo nên cảnh đẹp như tranh vẽ. Các bài ca dao trên có diễn tả tình cảm của con người không? “Có”. Bài ca dao thứ nhất nói đến tâm trạng nhớ mẹ, nhớ quê của người con gái đi làm dâu xứ người. Nỗi nhớ thương đó bàng bạc khắp bài ca, trĩu nặng xuống trong mấy tiếng cuối cùng “ruột đau chín chiều”. Từ nhạc điệu, tiết tấu đến hình ảnh về thời gian “chiều chiều”; về không gian “ đứng ngõ sau”; về hành động “trông về quê mẹ” đều góp phần gợi nên tâm trạng u buồn đó. Bài ca dao thứ hai giới thiệu cảnh đẹp trên đường vô Huế dẫn đến một lời mời chào mà như không phải mời chào “Ai vô xứ Huế thì vô” Một lời mời chào đầy quyến rũ vì cách gọi ngọt ngào mà lấp lửng rất Huế này. Do làm người nghe, người đọc như bị hút hồn, như vị vương tơ trời, không thể không đi. Vậy nên xếp những bài ca dao đó vào phương thức biểu đạt trong các phương thức tự sự, miêu tả hay biểu cảm” Chỉ có thể trả lời câu hỏi trên khi xác định rõ: nội dung chính của các bài ca dao trên là nội dung nào (nội dung hiện thực hay nội dung tâm trạng). Phương thức chủ yếu sử dụng trong các bài ca dao trên là phương thức gì? (tả hay kể giãi bày cảm xúc, suy nghĩ?) Xem xét một cách cẩn trọng, chúng ta thấy các bài ca dao trên có nội dung 5
  7. Sáng kiến kinh nghiệm chính là diễn tả tâm trạng (tâm trạng cô gái lấy chồng xa quê), tâm trạng người xứ Huế mong muốn đón bạn bè vô chơi), dùng cách giãi bày cảm xúc, suy nghĩ, do đó cả 2 bài đều thuộc văn biểu cảm. Thế còn trong văn xuôi? Đoạn văn sau đây tả lại tiếng hát của một người con gái trên đài, hay là tâm trạng của người chiến sĩ ngoài chiến trường khi nghe trọng hát ấy? “Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát ” (Nguyễn Trung Thành - Đường chúng ta đi) Đoạn văn trên miêu tả giọng hát dân ca của người con gái trên đài nhưng đó lại không phải là nội dung chính. Đó chỉ là cái cớ để tưởng nói đến những suy nghĩ, những tình cảm trong lòng người chiến sĩ khi nghe bài dân ca, giọng ca đã chấm dứt, được đi vào chiều sâu, nhưng lại bắt đầu cho những suy nghĩ về quê hương, về đất nước, về người mẹ của anh chiến sĩ. Đây mới là nội dung chính của đoạn văn. Từ đó, ta khẳng định đoạn văn thuộc loại biểu cảm. Tóm lại, từ các dẫn chứng trên, chúng ta thấy: - Ngoài tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh thì biểu cảm cũng là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ phản ảnh tình cảm của con người với thế giới xung quanh. - Trong các phương thức biểu cảm, sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc với con người, cảnh vật, sự việc mà người viết hướng tới phải trung thành nội dung chính của bài văn. - Thông qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài văn, người viết muốn khêu gợi ở người đọc sự đồng cảm, sự đồng tình và tán thành, ủng hộ mình. Phương thức biểu cảm có sức mạnh to lớn trong việc chinh phục nỗi lòng cũng như tâm hồn người đọc. 3. Phân biệt yếu tố biểu cảm trong văn bản và bài văn biểu cảm. Khi học văn biểu cảm, học sinh cần phân biệt giữa yếu tố biểu cảm trong văn bản và bài văn biểu cảm. * Yếu tố biểu cảm là những tình cảm, cảm xúc, những rung động được người viết thể hiện rải rác trong một văn bản như tự sự, miêu tả, nghị luận, các cách biểu lộ tình cảm này chiếm tỷ lệ nhỏ, không làm thay đổi được phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản. Các yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tự sự hoặc miêu tả có thêm khả năng truyền cảm, tạo thêm sức hấp dẫn. 6
  8. Sáng kiến kinh nghiệm * Một bài văn được coi là biểu cảm khi cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc, không còn là một thủ pháp. Nó trở thành phương thức chủ yếu để tạo lập văn bản thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, chi phối mọi phương tiện của văn bản, từ đề tài đến nội dung, từ ý đến lời. Bên cạnh cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc văn biểu cảm nhiều khi còn sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận v.v làm phương tiện để thể hiện tình cảm hoặc làm cầu nối cho việc bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên. Ví dụ: Ở bài ca dao thứ nhất, sự miêu tả và tự sự (chiều chiều, đứng ngõ sau, trông về quê mẹ) chỉ là phương tiện để dẫn tới sự bộc lộ nội dung chủ yếu là tình cảm nhớ da diết quê mẹ của cô gái (ruột đau chín chiều). Như vậy, tự sự và miêu tả ở đây chỉ là các yếu tố nằm trong bài văn biểu cảm. Ví dụ 2 cũng có điểm tương tự. Trong thực tế giảng dạy, tôi luôn lưu ý cho học sinh phát hiện phương thức biểu đạt ngay sau khi các em đọc văn bản và khâu chuẩn bị ở nhà cũng hết sức quan trọng. Bởi vì nhiều bài văn nếu không đọc kỹ thì khó tìm ra phương thức biểu đạt chủ yếu. Vì khi viết, tác giả đã tích hợp các phương thức biểu đạt với tỷ lệ không chênh nhau nhiều. Tóm lại, khi giảng dạy để học sinh từ từ nắm được yếu tố biểu cảm được lồng vào trong các văn bản theo phương thức biểu đạt khác. Và làm bài văn biểu cảm chủ yếu sử dụng đồng thời các yếu tố tự sự, nghị luận, thuyết minh là phương tiện để biểu đạt tình cảm, cảm xúc hoặc dẫn tới sự bộc lộ tình cảm. 4. Các cách thức biểu cảm HS cần nắm được có hai cách thức biểu cảm là biểu cảm trực tiếp và gián tiếp a. Biểu cảm trực tiếp Là trực tiếp nói lên những tình cảm, cảm xúc của mình về đối tượng bằng những từ gọi tên cảm xúc như : yêu thương, nhớ mong, trân trọng, mong ước . * Ví dụ: Đoạn văn dùng cách biểu cảm trực tiếp: “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh ” (Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương) Tác giả Minh Hương đã dùng cách biểu cảm trực tiếp thông qua từ gọi tên cảm xúc “tôi yêu” để thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất Sài Gòn. b. Biểu cảm gián tiếp Là biểu lộ cảm xúc thông qua miêu tả và kể về đối tượng. * Ví dụ về đoạn văn dùng cách biểu cảm gián tiếp: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. 7
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Cây gạo – Vũ Tú Nam) Nhà văn Vũ Tú Nam đã dùng cách biểu cảm gián tiếp: Thông qua miêu tả hình ảnh cây gạo khi mùa xuân về, gọi đến muôn loài chim, qua cách dùng từ ngữ ví von, so sánh để diễn tả tình yêu quê hương tha thiết và sự gắn bó với cảnh vật làng quê. 5. Các dạng bài biểu cảm và một vài chú ý của từng dạng a. Biểu cảm về một sự vật (biểu cảm về đời sống) Đây là dạng bài cơ bản yêu cầu các em thể hiện những suy nghĩ,đối với sự vật rất bình thường, quen thuộc với mình. Ví dụ như cây cối, đồ vật, con vật Biểu cảm về một sự vật là thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về tất cả những đặc điểm của sự vật: nguồn gốc, hình dáng, công dụng b. Biểu cảm về người thân (biểu cảm về đời sống) Trong cuộc sống hàng ngày, không gì gần gũi hơn với chúng ta là hình ảnh, sự quan tâm của những người thân: ông bà, bố mẹ, anh chị, thầy cô Biểu cảm về một người thân là thể hiện những cảm xúc, tình cảm , suy nghĩ của bản thân dành cho người thân đó của mình. Khi viết bài biểu cảm về người thân, tôi lưu ý các em làm rõ những điều sau: - Những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ chung của em về ngoại hình của người đó là gì? (Chú ý đến đặc điểm riêng biệt của người đó) - Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về tính cách, con người của người đó là gì? Em hãy lần lượt nêu các suy nghĩ, tình cảm chung nhất rồi lis giải tình cảm đó của mình bằng các biểu hiện trong đời sống hàng ngày của người thân. c. Biểu cảm về tác phẩm văn học Đối với dạng bài này, trước hết học sinh cần hiểu tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật: cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về các phương diện ấy của tác phẩm. Học sinh cần tìm hiểu kĩ về tác phẩm. Các em cần nhớ nội dung, bố cục, nhận vật, sự kiện (đối với văn xuôi), thuộc được một số đoạn văn hay, thuộc thơ. Đây là yêu cầu gần như bắt buộc. Sau khi nhớ được tác phẩm, các em cần ghi lại những nội dung cơ bản và nghệ thuật của tác phẩm để có ấn tượng tổng thể. Nhưng các em không cần biểu cảm về tất cả tác phẩm mà cần tìm những chi tiết, hình ảnh hay làm mình xúc động, suy nghĩ, ám ảnh. Một điểm cần lưu ý nữa là khi biểu cảm về tác phẩm văn học là học sinh phải chú ý tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đó chính là hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng hoặc thức dậy nỗi niềm con người (với thơ); làm nảy sinh tình huống, nhân vật, tư tưởng (với truyện). Vì vậy, 8
  10. Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm sẽ giúp em thêm thông tin để lí giải đúng và sâu hơn nội dung tác phẩm, nhất là nỗi niềm con người được kí thác trong tác phẩm. d. Biểu cảm hỗn hợp sự vật - đời sống (Dành cho đối tượng là học sinh khá giỏi) Trong hệ thống đề bài văn biểu cảm ở lớp 7, có những đề có hình thức cấu tạo giống như: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên ((Ngữ văn 7, tập 1, trang 191); Từ các văn bản Cổng trường mở ra, cuộc chia tay của những con búp bê, hãy phát tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thưở nhỏ (Ngữ văn 7, tập 1, trang 191) Đó là dạng đề hỗn hợp giữa cảm nghĩ về tác phẩm văn học với cảm nghĩ về đời sống. Học sinh cần nắm được trong dạng đề trên, phần: “từ các văn bản ” là phần gợi mở làm cơ sở định hướng nội dung cho cảm nghĩ ở phần sau; phần “hãy phát biểu cảm nghĩ về ” là phần trọng tâm của cảm nghĩ trong bài văn. 6. Một vài lưu ý khi giáo viên ra đề văn biểu cảm Một trong những yếu tố để học sinh làm tốt được bài văn biểu cảm là đề bài biểu cảm mà giáo viên ra. Đề bài ra phải nằm trong phạm vi vốn sống của các em hoặc là nhưng điều các em thường quan tâm, trăn trở, mong ước, yêu mến Lúc ấy các em mới có những bài văn biểu cảm gây xúc động cho người đọc. - Đề văn biểu cảm cần đưa ra phạm vi rộng để học sinh tự tìm cho mình một đề tài riêng phù hợp với vốn sống, tâm trạng và cảm xúc của mình. Có thể thấy được đặc điểm này của mỗi đề tài sau: + Loài cây em yêu. + Vui buồn tuổi thơ. + Cảm nghĩ về một cảnh vật, quê hương. Qua những đề bài trên, học sinh có thể tự hỏi: mình yêu loài cây nào để viết nó? Hay “nỗi vui buồn nào của tuổi thơ mình để lại ấn tượng đậm nhất? hay “cảnh vật quê hương nào gợi được cho mình nhiều cảm nghĩ? ” Trả lời những câu hỏi đó, mỗi học sinh lại tự đưa ra cho mình một đề tài riêng. Như vậy, từ một đề bài chung của cô giáo, cả lớp sẽ có ba, bốn chục đề bài khác nhau. Có những đề bài phù hợp là điều kiện đầu tiên cần thiết để các em viết một bài văn biểu cảm tốt. Sau đó người viết sẽ phải tự hỏi ở đề tài có cảm xúc nào, suy nghĩ nào là sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất với mình. Sau đó các em hãy tập trung vào các cảm nghĩ, các rung động, các tình cảm yêu ghét, vui buồn đó mà diễn tả trên trang giấy. Bài văn biểu cảm tốt là bài văn có tình cảm, suy nghĩ riêng mà chân thật không đòi hỏi độ dài. Vì thế giáo viên không nên coi trọng độ dài khi cho điểm. 7. Cách viết câu, dựng đoạn trong bài văn biểu cảm 9
  11. Sáng kiến kinh nghiệm a. Biểu cảm về đối tượng trong đời sống Văn biểu cảm là phải khêu gợi được sự đồng cảm nơi người đọc. Muốn vậy, bài viết phải có cảm xúc chân thành, trong sáng. Những cảm xúc đẹp, trong sáng phải được thể hiện qua câu chữ. Câu văn lủng củng, từ ngữ khô khan thì dù tình cảm chân thực đến mấy, bài văn cũng khó gợi được sự đồng cảm nơi người đọc. Câu văn biểu cảm là câu văn giàu cảm xúc. Người viết văn biểu cảm có thể thể hiện cảm xúc của mình bằng: - Lớp từ ngữ biểu cảm như: thán từ, từ gọi đáp: ơi, hỡi, ôi, trời ơi, chao ôi , những từ trực tiếp biểu đạt tâm trạng: yêu, thương nhớ, đau đớn, xót xa Ví dụ: Chao ôi, mùa thu mùa thu biên giới, người và cảnh vật thật là hết chỗ trữ tình. - Sử dụng linh hoạt các kiểu câu như: câu đặc biệt, câu cảm thán, câu rút gọn sao cho phù hợp với văn cảnh. - Bên cạnh đó, cần sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, so sánh , cùng những lớp từ tượng thanh, tượng hình, từ láy để diễn tả cảm xúc, tình cảm của người viết được thể hiện một cách tự nhiên, rõ nét trong văn bản Ví dụ: - Dùng câu hỏi: U tôi đã già từ bao giờ?U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực sự không hay. (Duy Khán) - Dùng nhiều từ láy: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng (Vũ Bằng) b. Biểu cảm về tác phẩm văn học Khác với biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, biểu cảm về tác phẩm văn học sử dụng thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, trong đó quan trọng nhất là thao tác phân tích dẫn chứng. Không thể làm người đọcthấy được sự yêu thích của mình đối với một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong tác phẩm nếu ta không phân tích cái hay, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh đó. Các thao tác phân tích dẫn chứng bao gồm: - Giảng giải: là cắt nghĩa, lí giải cái hay, đặc sắc của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học - Liên tưởng, so sánh - Hình dung, tưởng tượng Trong bài viết biểu cảm về tác phẩm, các em cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu. - Không phải lúc nào cũng viết những câu dài, đôi khi nên viết câu ngắn để tạo ấn tượng đối với người đọc. - Nên dùng những câu cảm thán, từ cảm thán để bày tỏ tình cảm. 10
  12. Sáng kiến kinh nghiệm - Không nên sử dụng những câu khẳng định hoặc phủ định tuyệt đối bởi cảm nhận của người viết là cảm nhận của cá nhân - Đôi khi nên dùng câu hỏi cho những cảm nhận chủ quan của mình, tạo nêt nét duyên kín đáo cho bài viết. Ví dụ: “Chim đa đa được đọc chệch thành “gia gia” cho đối với “cuốc cuốc” và hợp cảnh nhớ nhà; và tiếng kêu “mỏi miệng” mà vô ích mới đáng thương làm sao! Đây là tiếng chim kêu khi chiều xuống hay tiếng lòng thương nhớ réo gào trong tâm hồn Bà Huyện?” c. Dựng đoạn, viết văn Đây là bước kết nối các câu văn, các đoạn văn thành một chỉnh thể thống nhất. Khi viết, các em cần thực hành thành thạo kĩ năng hành văn, sử dụng từ ngữ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Cần chú ý đến logic của cảm xúc. Theo logic này, mỗi câu văn, mỗi đoạn văn trong bài đều phải hướng vào làm nổi rõ cảm xúc chính, tình cảm chính. Giữa các đoạn văn phải có sự liên kết. 8. Quy trình làm bài văn biểu cảm - Thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, sửa chữa và hoàn thiện bài văn. - Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 đã có những hướng dẫn chung cho các bước này. Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh vào một số điểm đặc biệt của quá trình làm văn biểu cảm thông qua ví dụ thực hiện bước: Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề: Loài cây em yêu (Sách Ngữ văn 7, tập 1) a. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn Để thực hiện bước này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể của các hoạt động. Vai trò của giáo viên: - Hướng dẫn hoc sinh xem bài văn mẫu (trong tiết Tìm hiểu chung về văn biểu cảm) để nắm chắc hơn khái niệm về văn biểu cảm. - Học sinh lần lượt thực hiện từng hoạt động trên lớp trên cơ sở đã chuẩn bị chu đáo. - Đánh giá, rút kinh nghiệm - Chuẩn bị đề mẫu có tính khái quát cho học sinh để học sinh thực hiện tìm hiểu đề và tìm ý. b. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tìm hiểu đề và tìm ý trong giờ dạy cách làm văn biểu cảm là bước rất quan trọng. Giáo viên cần tối đa hóa sự tham gia của học sinh, không áp đặt suy nghĩ của mình cho các em. Ở tiết này, tôi cho học sinh đọc lại đề và luôn tạo điều kiện cho các em được hoạt động tự do, theo hứng thú để tự trình bày những suy nghĩ riêng của mình. 11
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Bước 1: Cho học sinh chép đề: Loài cây em yêu - Tìm hiểu đề: - Tôi thấy đề bài ra như vậy rất khái quát nên buộc học sinh phải có những suy nghĩ cá nhân. - Tôi cho học sinh suy nghĩ, sau khi cô giáo gợi dẫn: + Cây nào gần gũi, thân thuộc, gắn bó ở quanh em? + Cây nào gắn với kỷ niệm của em? + Cây nào thích nhất? Yêu mến nhất? - Học sinh sẽ kể tên loài cây ấy và tự ra đề cho mình - có thể hàng loạt cánh tay giơ lên: + Em thích cây hoa hồng. + Em thích cây dừa ở cổng nhà em. + Cây gạo gắn với kỷ niệm tuổi thơ của em nhất. + Em thích cây bưởi trước nhà. + Em thích cây lan hồ điệp v.v Khi các em được tự do nói lên suy nghĩ của mình là giáo viên đã thành công trong việc huy động tính tích cực cũng như gợi ra những ý tưởng sáng tạo cho các em Bước 2: Bước tìm ý - Phần này đòi hỏi học sinh phải xác định rõ: cảm xúc chính, tình cảm chính của mình với cây mà em thích là gì? Tôi gợi dẫn học sinh tìm ý theo các hệ thống câu hỏi để các em gạch ý: - Cây hoa hồng, cây bưởi, cây vú sữa, cây dừa mà em thích có hình dáng nhưn thế nào? Em có cảm xúc gì với dáng vẻ đó ?( Trong đó cảm xúc chính, rung động chính là gì?) - Các cảm xúc và rung động đó có gắn với một kỷ niệm, một hoạt động, một cảnh vật nào không? + Kể và tả lại một vài nét nổi bật trong quá trình sinh trưởng của cây + Em hãy hồi tưởng lại một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây đó, qua đó bộc lộ cảm xúc Phần này các em có thể hoạt động theo nhóm trao đổi, bàn bạc, bởi đây là tiết thứ 2, tiết bắt đầu phải thực hành vận dụng, buộc các em phải suy nghĩ nên việc trao đổi cũng là khâu hết sức quan trọng. Từ khâu trình bày cá nhân đến nhóm, các em được bổ sung thêm để tạo thành một ý tưởng riêng của mình. Giáo viên hướng dẫn các em gạch ý ra giấy để nhớ và sắp xếp theo một trình tự hợp lý để thành một trình tự dàn bài (phần thân bài). Điều cần chú ý là các tình tiết, các nhân vật, các hoạt động, các phong cảnh nếu có được nhắc tới khi tìm ý phải gắn với các cảm xúc, rung động chủ yếu, suy nghĩ cơ bản về được phát triển trong bài văn. Những gì không gắn với chúng tôi hướng các em loại bỏ. 12
  14. Sáng kiến kinh nghiệm Bước 3: Tôi cho học sinh tiếp tục thực hành phần tìm hiểu đề và tìm ý ở một đề khác theo đúng trình tự trên. - Yêu cầu của tôi: các em tự ra được cho mình một đề riêng biệt, trên cơ sở cô cho một đề chung: Gợi ý: Loài vật mà em yêu quý . Học sinh tiếp tục tìm ý theo trình tự gợi dẫn trên. Đây là bước hoàn chỉnh bài dạy giúp các em hình thành một thói quen tốt. Tôi cho hoạt động theo nhóm nhỏ, các em đại diện nhóm trình bày, bổ sung, các nhóm khác tự đánh giá, cho điểm. Bước này tôi khuyến khích cho điểm những học sinh tìm ý hay, đại diện nhóm trình bày, bổ sung, so sánh - cho điểm cao học sinh có những cảm xúc, những rung động khi phát hiện ý. Bước 4: Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận. Học sinh được rèn luyện các thao tác tìm hiểu đề và tìm ý nhiều lần như vậy nên rất thành thạo. Trước một đề văn biểu cảm lạ hay quen, các em đều tự tin thực hiện theo các bước đã học. Đó cũng chính là tiền đề để các em làm tốt phần lập dàn bài và viết thành bài văn. D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Từ kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân về đặc trưng thể loại đến việc phát hiện yếu tố biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm, các bước làm bài văn biểu cảm, cách viết câu, viết đoạn . cho đến những tiết học cụ thể về văn biểu cảm, dần dần tôi thấy học sinh tỏ ra khá linh hoạt, tự tin khi gặp các đề văn biểu cảm và yêu thích hơn đối với các bài văn biểu cảm. Học sinh không những xác định đúng yêu cầu mà còn có những cảm xúc rất chân thành. Các em hứng thú hơn với bài học. Giờ Tập làm văn biểu cảm ở lớp 7 của tôi luôn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Kết quả bài viết biểu cảm tương đối cao - Điểm học kỳ I của năm học 2014 - 2015 đạt được như sau (Bài kiểm tra học kì I, phần tập làm văn là văn biểu cảm) - Lớp 7D có 50 học sinh: + Đạt điểm: 8 - 9: 20 bài + Đạt điểm: 7: 15 bài + Đạt điểm: 5- 6: 15 bài + Dưới 5: không có bài nào 13
  15. Sáng kiến kinh nghiệm E. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Qua đề tài được thực hiện, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: 1. Đối với mỗi giáo viên trực tiếp dạy Văn 7 thể loại biểu cảm Nắm vững đặc điểm của văn biểu cảm, yêu cầu về tình cảm, cảm xúc, cách viết câu, viết đoạn văn biểu cảm, quy trình làm bài Để dạy tốt thể loại này, nên chú ý đến việc đổi mới cách ra đề. Từ đề tài chung cho cả lớp phải cụ thể hóa đề bài thành của riêng mình, chú trọng giờ tìm hiểu đề, tìm ý sau khi đã nghiên cứu dạy học theo phương pháp tích hợp từ phát hiện yếu tố biểu cảm, phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản đến tìm được hướng dạy đúng đắn nhất để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Khi chấm bài cũng cần chú trọng cảm nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của bài, giáo viên cần trân trọng, biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm. Mỗi giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định rõ cho mình một yêu cầu cụ thể để tiến tới đề tài chung của cả lớp thành đề tài riêng của mình. Sau đó, gợi dẫn để học sinh biết cách tập trung trình bày các tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cần chú ý đến sự riêng biệt, độc lập của các em hơn là độ dài của bài viết. 2. Đối với học sinh Để làm tốt bài văn biểu cảm, các em cần xác định rõ cho mình các yêu cầu cụ thể. Xác định rõ những tình cảm, cảm xúc, rung động nào là mạnh mẽ nhất, là riêng của mình và tập trung vào những tình cảm, cảm xúc đó. Các em cần có ý thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thích hợp để diễn tả chính xác, thuyết phục những tình cảm, cảm xúc của mình. Để học tốt văn biểu cảm cần biết tạo cảm xúc. Các em hãy tích cực đọc sách, tích cự tham gia các hoạt động trong nhà trường, ngoài xã hội để có thêm vốn sống, hiểu biết để tự bồi đắp cho tâm hồn, tình cảm của mình. 3. Đối với nhà trường Có những kế hoạch cụ thể về tổ chức cho học sinh tham gia những giờ ngoại khóa, hay tích cực tham gia các hoạt động ngoài xã hội để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. Qua đó các em sẽ được bồi dưỡng những tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung , những suy nghĩ đẹp đẽ, cao thượng về tình bạn, tình thương yêu cha mẹ, thầy cô Đó là cái gốc, là những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ cho cây văn biểu cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái. 14
  16. Sáng kiến kinh nghiệm F. PHẦN KẾT LUẬN Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi rút ra được mấy vấn đề cần lưu ý khi dạy Văn biểu cảm ở lớp 7: - Nắm chắc các khái niệm, đặc điểm, thể loại biểu cảm. - Chuẩn bị tốt các hệ thống câu hỏi gợi dẫn và nhận xét qua từng văn bản trữ tình để học sinh từ việc phát hiện yếu tố biểu cảm, phương thức biểu đạt đến biết xác định yêu cầu đề bài và tìm được ý chính cho mình viết bài một cách linh hoạt. - Muốn vậy, đòi hỏi mỗi thầy cô phải có một niềm say mê, một lòng nhiệt tình, không bao giờ cảm thấy bằng lòng với những gì mình đã có. Đây là chút kinh nghiệm của riêng tôi, có thể chưa phải là kinh nghiệm tốt nhất. Rất mong ý kiến đóng góp Ban giám khảo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của nhà trường Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày 10 tháng 4 năm 2015 Người viết 15
  17. Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC Trang A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 B. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1. Đối tượng nghiên cứu 1 2. Cơ sở nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1. Vai trò của biểu cảm trong văn chương và đặc điểm của văn biểu cảm 2 2. Phát hiện phương thức biểu cảm trong văn chương 5 3. Phân biệt yếu tố biểu cảm trong văn bản và bài văn biểu cảm 7 4. Các cách thức biểu cảm 8 5. Các dạng bài biểu cảm và một vài chú ý của từng dạng 9 6. Một vài lưu ý khi giáo viên ra đề văn biểu cảm 10 7. Cách viết câu, dựng đoạn trong bài văn biểu cảm 11 8. Quy trình làm bài văn biểu cảm 13 D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 E. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 16 1. Đối với mỗi giáo viên trực tiếp dạy Văn 7 thể loại biểu cảm 16 2. Đối với học sinh 17 3. Đối với nhà trường 17 F. PHẦN KẾT LUẬN 18 16
  18. Sáng kiến kinh nghiệm Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở Chủ tịch hội đồng 17