Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

doc 5 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm Ngữ văn 7- Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 A. PHẦN VĂN BẢN: Gồm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội; truyện ngắn: Sống chết mặc bay hoặc các văn bản nghị luận ngoài sách giáo khoa. I. Tục ngữ: Khái niệm Chủ đề Nội dung Nghệ thuật Những câu nói dân Tục ngữ về Truyền đạt những kinh - Ngắn gọn, cô đúc, gian ngắn gọn, ổn định, thiên nhiên nghiệm quý báu của nhân giàu hình ảnh, lập luận có nhịp điệu, hình ảnh, và lao động dân trong việc quan sát chặt chẽ thể hiện những kinh sản xuất các hiện tượng thiên - Thường gieo vần lưng nghiệm của nhân dân về nhiên, lao động sản suất. - Các vế đối xứng nhau mọi mặt (tự nhiên, lao Tục ngữ về Tôn vinh giá trị con - Sử dụng các phép so động sản xuất, xã hội), con người người, đưa ra nhận xét, lời sánh, ẩn dụ, điệp từ, được nhân dân vận dụng và xã hội khuyên về những phẩm điệp ngữ, đối, vào đời sống, suy nghĩ chất và lối sống mà con - Tạo vần, nhịp cho câu người cần phải có. và lời ăn tiếng nói hằng văn dễ nhớ, dễ vận ngày. dụng. II. Truyện ngắn hiện đại: Số Tên bài Tác giả Ý nghĩa Nghệ thuật TT - Thể hiện niềm thương cảm của tác giả - Kết hợp thành công trước cuộc sống lầm than cơ cực của hai phép nghệ thuật nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ tương phản và tăng Sống Phạm vô trách nhiệm của những kẻ cầm cấp. 1 chết Duy quyền gây nên. - Lựa chọn ngôi kể mặc Tốn - Lên án, tố cáo thói bàng quan, vô khách quan. bay trách nhiệm, vô lương tâm của bọn cầm - Ngôn ngữ kể, tả ngắn quyền trước tình cảnh, cuộc sống gọn khắc họa chân “nghìn sầu muôn thảm” của người dân dung nhân vật sinh lao động. động.  Những nội dung cần đạt:  Tên tác giả, tác phẩm.  Phương thức biểu đạt.  Nội dung, ý nghĩa của văn bản.  Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, phương thức biểu đạt.  Bài tập vận dụng: 1. Đọc câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”. 1
  2. 1.1. Nêu ý nghĩa và hình thức (nghệ thuật) của câu tục ngữ này. 1.2. Bài học rút ra cho bản thân từ câu tục ngữ trên. 1.3. Tìm một hoặc hai câu tục ngữ khác cũng có nội dung tương tự câu tục ngữ trên. 2. Đọc câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” 2.1. Nêu ý nghĩa câu tục ngữ này. 2.2. Ghi lại một câu tục ngữ mà em đã học có nội dung tương tự như câu tục ngữ này. 3. Câu tục ngữ: Tháng bảy mưa gẫy cành trám, tháng tám nắng rám trái bưởi. 3.1. Nói về chủ đề nào? 3.2. Nêu ý nghĩa câu tục ngữ này. 3.3.Tìm câu tục ngữ khác có nghĩa tương tự. 4. Kể tên tác phẩm và tên tác giả của truyện hiện đại đã học? Nêu ý nghĩa và những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm đó? B. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Xác định và nêu ý nghĩa: câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Đặt câu theo yêu cầu: có phép liệt kê, có dùng cụm C – V dùng để mở rộng câu.  Bài tập vận dụng: Bài 1: Xác định trạng ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn ở những ví dụ sau và nêu tác dụng. 1. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguyễn Hữu Trí Huân) 2. ( ) Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài) Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) 2.1. Xác định 1 câu rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn đó? 2.2. Tìm và nêu công dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích. Bài 3. Đặt câu theo yêu cầu: 1. Một câu có trạng ngữ chỉ mục đích; một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện; một câu có trạng ngữ chỉ cách thức; một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. 2. Một câu có dùng phép liệt kê nói về biện pháp phòng chống dịch Covid – 19. 3. Một câu nói về tác hại của dịch Covid – 19, trong đó có một cụm C – V dùng để mở rộng câu. Bài 4. Phân tích cấu tạo ở mỗi câu sau, tìm cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần nào? 4.1. Kiểm tra giữa HKII, bạn Lan đạt điểm cao ở hầu hết các môn khiến ai cũng nể phục. 4.2. Bạn lớp trưởng gương mặt rạng rỡ, sáng ngời. 2
  3. 4.3. Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra. 4.4. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. C. TẬP LÀM VĂN: Kiểu bài: Nghị luận lập luận giải thích. Yêu cầu: - Nắm: Các bước làm bài văn lập luận giải thích. - Thực hiện viết một bài văn lập luận giải thích hoàn chỉnh theo yêu cầu.  Một số đề luyện tập: Đề 1. Bác Hồ có dạy thiếu niên, nhi đồng: “Học tập tốt, lao động tốt”. Vậy em hiểu như thế nào về “Học tập tốt”? Đề 2. Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu ý nghĩa rất sâu sắc như: - Một mặt người bằng mười mặt của. - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Thương người như thể thương thân. - Uống nước nhớ nguồn. - Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Viết bài văn giải thích một trong những câu tục ngữ trên. D. Một số đề tham khảo: Đề 1. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Trích từ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 1.2. Nêu nội dung của đoạn trích trên. 1.3. Nêu ý nghĩa của câu gạch chân. 1.4. Ở văn bản trên, chỉ ra một câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đó. Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Đặt một câu có dùng phép tu từ liệt kê về đề tài học tập. 2.2. Đặt một câu có cụm C – V làm thành phần vị ngữ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu 3 (5.0 điểm). Nói về giá trị của sách, có nhiều câu sâu sắc như: - Một quyển sách tốt là một người bạn hiền. (La Rochefoucault) - Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. (M. Go-rơ-ki) Chọn một câu mà em ấn tượng. Viết bài văn giải thích câu em chọn 3
  4. Đề 2. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Nhân dân lao động Việt Nam đã chịu cực khổ để làm nên bát cơm, manh áo. Cuộc sống nặng nề, vất vả của họ trong lao động để chiến thắng mọi trở lực của thiên nhiên, trong đấu tranh để chống lại mọi bất công của xã hội đã khiến cho họ có ý thức rất rõ rệt về việc họ cần phải nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Khi “tối lửa tắt đèn” họ sống bên nhau, khi khó khăn, họ “nhường cơm sẻ áo” như những người anh em ruột thịt biết lấy “lá lành đùm lá rách”. Có thể nói tổ tiên ta sớm có ý thức tập thể, ý thức cộng đồng. Từ tình yêu thương trong gia đình, người dân mở rộng thành tình yêu làng xóm. Rồi yêu đồng bào. Họ đã “thương người như thể thương thân”, cùng nhau vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn. Đây chính là nguồn cội tạo nên sức mạnh của dân tộc ta. (Theo Nguyễn Lê Tuyết Mai) 1.1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 1.2. Ở đoạn văn trên, chỉ ra hai câu tục ngữ có nghĩa tương tự như nhau và tìm thêm một câu tục ngữ khác cũng có nghĩa như thế. 1.3. Xác định một trạng ngữ, một câu đặc biệt có ở đoạn văn và nêu tác dụng của từng trường hợp. Câu 2. (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Đặt một câu có dùng phép liệt kê nói về tác dụng của việc tuân thủ an toàn giao thông. 2.2. Đặt một câu có cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm danh từ (hoặc cụm động từ) nói về bạn bè, trường lớp. Câu 3 (5.0 điểm). Nói về tình cảm gia đình, ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu: - Công cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. - Chị ngã, em nâng. - Con người có cố có ông, Như cây có cội, như sông có nguồn. Viết bài văn giải thích một trong những câu trên. Đề 3. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (1) Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. (2) Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. (3) Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ 4
  5. bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) 1.1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 1.2. Con kiến được nói đến trong văn bản trên gặp phải trở ngại gì và vượt qua bằng cách nào? 1.3. Em hãy rút ra một bài học sâu sắc nhất cho bản thân từ cách con kiến vượt qua trở ngại. 1.4. Ở đoạn văn thứ hai, xác định một câu đặc biệt, một trạng ngữ và nêu tác dụng của chúng. Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Đặt một câu có cụm C – V dùng để mở rộng câu nói về một đối tượng mà em yêu thích. 2.2. Một câu có dùng phép tu từ liệt kê nói về lợi ích của việc học đi đôi với hành. Câu 3. (5.0 điểm). Trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, nội dung điều thứ năm như sau: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Viết bài văn giải thích một đức tính (trong ba đức tính trên) mà em tâm đắc. - HẾT - 5