Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 5 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 1030
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020 –2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. Các văn bản nghị luận: TT Tên Đề tài Luận điểm Phương Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa văn nghị pháp lập bản luận luận Tác giả Tinh Tinh Dân ta có Chứng Luận điểm Bài văn đã làm Truyền thống thần thần một lòng minh ngắn gọn, lập sáng tỏ chân lí: yêu nước quý yêu yêu nồng nàn yêu luận chặt chẽ, “Dân ta có một báu của nhân nước nước nước. Đó là dẫn chứng lòng nồng nàn dân ta cần của của một truyền toàn diện, tiêu yêu nước. Đó được phát huy 1 nhân dân tộc thống quí báu biểu, thuyết là truyền thống trong hoàn dân ta Việt của ta. phục. Bài văn quí báu của ta”. cảnh lịch sử (Hồ Chí Nam. là một mẫu mới để bảo vệ Minh) mực về lập đất nước. luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Bác giản dị Chứng - Dẫn chứng Giản dị là đức - Ca ngơi trong mọi minh cụ thể, xác tính nổi bật ở phẩm chất cao Đức phương diện: (kết hợp thực, toàn Bác Hồ: giản dị đẹp, đức tính tính bữa cơm (ăn), với giải diện, kết hợp trong đời sống, giản dị của giản dị Đức cái nhà (ở), thích và chứng minh, trong quan hệ Chủ tịch Hồ của Bác tính lối sống, cách bình giải thích, với mọi người, Chí Minh. 2 Hồ giản dị nói, viết. Sự luận) bình luận. trong lời nói và - Bài học về (Phạm của giản dị ấy đi - Lời văn giản bài viết. Ở Bác, việc học tập, Văn Bác liền với sự dị, giàu cảm sự giản dị hòa rèn luyện noi Đồng) Hồ. phong phú xúc. hợp với đời theo tấm rộng lớn về sống tinh thần gương của đời sống tinh phong phú, với Chủ tịch Hồ thần ở Bác. tư tưởng và Chí Minh. tình cảm cao đẹp. 1
  2. THCS Kim Đồng Vai Nguồn gốc Giải thích - Luận điểm Nguồn gốc cốt Văn bản thể trò, của văn (kết hợp rõ ràng, luận yếu của văn hiện quan Ý nghĩa công chương là với bình chứng minh chương là tình niệm sâu sắc văn dụng lòng thương luận) bạch, đầy sức cảm, lòng vị của nhà văn về 3 chương của người, thuyết phục. tha. Văn văn chương. (Hoài văn thương muôn - Lối văn nghị chương là hình Thanh) chươn loài, muôn luận vừa có lí ảnh của sự g và ý vật. Văn lẽ, vừa có cảm sống muôn nghĩa chương hình xúc và hình hình vạn trạng của nó dung và sáng ảnh. và sáng tạo ra với đời tạo sự sống, - Kết hợp giữa sự sống, gây sống nuôi dưỡng giải thích với những tình cảm con tình cảm cho bình luận. không có, người. con người. luyện những tình cảm sẵn có. II. Tiếng Việt: * Khái niệm: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. * Tác dụng: Rút gọn câu - Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh. Vd: - Khi nào cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. - Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Vd: Một hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người. - Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN). Vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Khi rút gọn câu cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. * Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN. * Tác dụng: Câu đặc biệt - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu; - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; - Bộc lộ cảm xúc; - Gọi đáp. VD: Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một 2
  3. THCS Kim Đồng to hơn. Câu chủ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào động người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Vd: Người ta / dựng lá cờ đại ở giữa sân. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật Câu bị động khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Cách 1: Lá cờ đại / được/ người ta /dựng/ ở giữa sân. Cách 2: Lá cờ đại / dựng/ ở giữa sân. III. Tập làm văn: Nghị luận chứng minh Dàn bài ➢ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. Trích dẫn (nếu có) chung ➢ Thân bài: về bài a. Giải thích ý nghĩa của vấn đề: văn - Nghĩa đen  nghĩa bóng  nội dung ý nghĩa cả câu. nghị - Từ trọng tâm ý nghĩa cả câu. luận b. Chứng minh vấn đề (chú ý phạm vi dẫn chứng) chứng LĐ1: minh + Nêu khái quát luận điểm 1 + Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. LĐ2: + Nêu khái quát luận điểm 2 + Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. c. Hướng hành động chung cho mọi người cần thực hiện theo như vấn đề được đặt ra. ➢ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã được chứng minh. Rút ra bài học bản thân. ĐỀ THAM KHẢO (PGD) Câu 1. (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý(1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy(2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm(3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày(4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến(5)." (Sách Ngữ văn 7, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1.1. Đoạn văn trên dược trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 1.2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 3
  4. THCS Kim Đồng 1.3. Chỉ ra các câu rút gọn có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu rút gọn ở đây? Câu 2. (2.0 điểm) 2.1. Chuyển câu “Chúng ta luôn đeo khẩu trang, mỗi khi đến nơi công cộng.” thành câu bị động theo một trong hai cách đã học. 2.2. Đặt một câu bị động về chủ đề “học tập”. Câu 3. (5.0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. -HẾT- B. LUYỆN TẬP I. Phần đọc – hiểu Dựa vào ma trận phần đọc – hiểu để tham khảo thực hành một số bài tập sau: + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản và ý nghĩa của một số luận cứ; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: Xác định và nêu tác dụng: Câu rút gọn; Câu đặc biệt; BT 1: Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một Ly Sữa Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói. Cậu định bụng sẽ sang nhà bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa. Nhìn thấy cậu, cô ấy biết ngay cậu đang đói và liền mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: “Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?” Người phụ nữ trả lời: “Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy cô không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.” Cậu bé cảm ơn người phụ nữ rồi ra đi. Nhiều năm sau Người phụ nữ bệnh rất nặng. Các bác sĩ ở bệnh viện địa phương đã chuyển bà đến một thành phố lớn. Và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức, ông đến phòng bệnhvà nhận ra ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp. Sau đó tiến sĩ Howard Kell đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Viết vội vài chữ bên lề của tờ hóa đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn hoá đơn viện phí, bà hốt hoảng vì bà phải trả nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó bên lề khiến bà chú ý và bà đọc được những dòng chữ này : “Trị giá hóa đơn bằng một ly sữa”- Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly (Hạt giống tâm hồn) 4
  5. THCS Kim Đồng 1.1. Từ câu chuyện trên em hãy rút ra cho mình một bài học về lẽ sống? 1.2. Gọi tên và nêu tác dụng của 2 câu in đậm trên. 1.3. Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động (theo một cách đã học): Các bác sĩ ở bệnh viện địa phương đã chuyển bà đến một thành phố lớn. BT2: Thật vậy, trước kia, dù là anh Văn Ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La Tusơ Tơrêvin, là Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris của nước Pháp, hay sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Hẳn đã là người Việt Nam, không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương. Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm chất Việt Nam như: cá kho, dưa chua, cà muối (Internet) 2.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn trích 2.2. Ở đoạn văn thứ 2, lối sống giản dị của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những phương diện nào? 2.3. Kể tên một văn bản mà em đã học trong chương trình học kì 2 và tên tác giả có liên quan đến đoạn trích trên. 2.4. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn 2 và nêu tác dụng. II. Phần vận dụng BT1: Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động theo một trong hai cách đã học. 1.1. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A. 1.2. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc. 1.3. Người ta xây dựng trường THCS Kim Đồng vào năm 1984. 1.4. Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. 1.5. Tôi tặng cô ấy bức tranh. 1.6. Mọi người thường xuyên sử dụng khẩu trang. 1.7. Cô giáo khen bạn Nam. Câu 2: Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Một câu chủ động về đề tài môi trường, trường lớp, tình cảm gia đình và chuyển thành câu bị động. 2.2. Một câu bị động về đề tài giao thông. III. Vận dụng cao: Nghị luận chứng minh * Gợi ý một số đề: - Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim - Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 5