Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3

doc 15 trang thienle22 2910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_giang_day_thong_qu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐNG ĐA TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3. Giáo viên: Đỗ Mai Hương Giáo viên trường tiểu học Cát Linh NĂM HỌC 2004 – 2005
  2. I. Đặt vấn đề Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học. Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giao dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo nâng cao chất lượng 1 giờ lên lớp nhưng vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa được lĩnh hội tri thức đồng thời vẫn được hoạt động vui chơi. Để làm được như vậy, người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng. II. Các bước tiến hành Ở lớp 3, dạy âm nhạc cho các em chủ là dạy hát, thông qua dạy hát để giáo dục âm nhạc. Trong năm học này, các em đựơc học bài Quốc ca và 10 bài hát ngắn gọn (2 bài dân ca, 1 bài nước ngoài) các bài hát thiếu nhi âm vực nói chung không qua quãng 9. Các em được tiếp tục tập các kỹ năng ca hát đã học. Tập hát ngân giọng: bước đầu, các em được tập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài. Tập đánh nhịp 2/4. Trong năm học này, các em tiếp tục tập bài hát kết hớp với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc chơi trò chơi âm nhạc.
  3. Bên cạnh đó, các em còn được nghe và nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn thập lục), nghe 2 truyện kể về âm nhạc. So với chương trình âm nhạc lớp 1, lớp 2, đến lớp 3 các em không chỉ học hát là chủ yếu mà còn đựơc học thêm một số kí hiệu ghi nhạc. Các em được làm quen với các kí hiệu như: tên các nốt nhạc, hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông, khuông nhạc, khoá son. Do đó, các em có thể nhận biết được nốt nhạc trên khuông (Chưa yêu cầu các em tập đọc nhạc). Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hớp gắn với âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú giúp các em phát triển toàn diện hơn. Chính vì những đặc điểm trên, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy sao cho phu hợp với nội dung từng tiết dạy đồng thời tạo ra sự hứng thú học tập của học sinh. Các em được học những tiết học nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. Để cụ thể tôi xin trình bày một giờ âm nhạc của học sinh lớp 3. Tiết 9 Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học Đếm sao Gà gáy A. Mục tiêu Để dạy tiết học này được hiệu quả và gây được sự chú ý học tập cho học sinh, trước hết tôi xác định mục tiêu của bài: Bài hát Bài ca đi học là một bài hành khúc tươi vui, rộn ràng do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác. Bài hát mô tả cảnh buổi sáng học sinh đến trường trong niềm vui cùng bạn bè. Bài hát đếm sao là một sáng tác của nhạc sĩ Văn Chung. Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/4 với tính chất trong sáng, nhịp nhàng. Bài hát được bắt nguồn từ câu đồng dao của trẻ em gắn liền với trò chơi Đếm sao. Bài hát mô tả cảnh các bạn nhỏ cùng nhau thi đếm sao vào những đêm hè ở nông thôn.
  4. Bài hát Gà gáy là một bài dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta. Bài hát ghi lại tiếng gà gáy gọi mặt trời và gọi dân bản đi làm nương vào buổi sáng ở miền núi. Ổ các tiết học trước các em đã được làm quen với giai điệu lời ca của 3 bài hát. Ngoài ra, các em còn được hướng dẫn để hát kết hợp với gõ đệm theo phách (theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca) và làm động tác phụ hoạ. Ở tiết học này, các em sẽ được tập luyện cho thành thạo hơn. Để từ đó các em có thể biểu diễn trước đông người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui thích. Tóm lại, các nội dung tiết học này bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho các em được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh, làm cho tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả. B. Sự chuẩn bị của giáo viên Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo nên sự thành công của một tiết học. Ở bài này tôi chuẩn bị như sau: 1. Về phân ôn tập bài hát Bài ca đi học: Để giúp học sinh gợi nhớ bài hát, tôi dùng trang vẽ minh hoạ cảnh các em học sinh đang đi tới trường. Tôi dùng máy chiếu tranh vẽ, lời ca bài hát lên màn hình rộng giúp học sinh quan sát tranh và dễ ghi nhớ lời bài hát hơn. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách (100% học sinh có phách riêng của mình). Đàn Oóc-gan điện tử là một nhạc cụ cần thiết. Nó được sử dụng trong suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ hoạ hoặc chỉ huy học sinh hát tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn. 2. Về phần ôn tập bài hát Đếm sao. Tương tự như bài hát trên, tôi cũng dùng máy chiếu để phóng to lời ca bài hát trên màn hình cho học sinh dễ nhìn và ghi nhớ bài hát hơn. 3. Về phần ôn tập bài hát Gà gáy. Cũng như bài hát bài ca đi học, ở bài này tôi cũng chuẩn bị một bức tranh vẽ minh hoạ gồm các miếng ghép ghép lại.
  5. Để phục vụ cho phần trò chơi, tôi còn chuẩn bị một bảng thi đua, 3 hình bông hoa to mặt trước đề số 1, mặt sau đề số 2 và 15 bông hoa nhỏ có gắn nam châm để gắn lên bảng thi đua. (Mỗi tổ một màu hoa khác nhau) Phương pháp dạy môn hát - nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn âm nhạc cho học sinh lớp 3 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng, và biết vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong các giờ dạy của mình. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Ôn tập bài hát Bài ca đi học Tôi dùng máy chiếu bức tranh vẽ cảnh các em học sinh đang cắp sách đến trường lên màn hình và nêu câu hỏi để học sinh liên hệ tới bài hát mà các con đã được học. Nhìn bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cắp sách đến trường. Các em có liên hệ tới bài hát nào mà các em đã được học? (HS: Thưa cô, bài Đàn gà con ạ!) Tôi chiếu lời ca bài hát lên màn hình và cho học sinh hát bài hát 1 lần (theo nhạc). - Lần thứ hai, các em vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Khi các em đã thuộc bài hát rồi tôi cho cả lớp hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu lời ca. (Mỗi em đã được mua một đôi phách để sử dụng trong các giờ học trên lớp và tập luyện thêm khi ở nhà ). Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng. Sau khi các em đã ôn luyện bài hát dưới nhiều hình thức và hát thành thạo rồi. Tôi lại yêu cầu các em lưu ý cả mặt biểu diễn nữa. Tôi gọi từng tốp 4 – 6 em lên biểu diễn trước lớp. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước
  6. lớp. Với hình thức này các em được rèn luyện tính bạo dạn, tự tin và khả năng biểu diễn trước đông người. Sau đó tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em chỉ ra được các bạn hát đúng và mua đẹp, những bạn con sai sót. Qua đó, các em cũng tự rút kinh nghiệm đê không mắc phải những lỗi như bạn của mình. Để gây hứng thú cho học sinh, tôi cho các em chơi trò chơi. Trò chơi: Nghe tiết tấu đoán câu hát. Tôi gõ tiết tấu 1 câu hát trong bài và gọi học sinh nhận xét xem đó là câu hát nào. Học sinh 1 trả lời: câu hát 1 Học sinh 2 trả lời: câu hát 2 Học sinh 3 trả lời: câu hát 3 Học sinh 4 trả lời: câu hát 4 Tất cả 4 em đều trả lời đúng vì tiết tấu của 4 câu hát này giống nhau. Đây là một hình thức giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát hơn. 2. Ôn tập bài hát Đếm sao: Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài và đố học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được học? (Học sinh trả lời: Thưa cô, Bài hát Đếm sao ạ!). Sau đó, tôi bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao. (Tôi đánh nhịp 3/4). Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3. Ở tiết học này tôi cho các em ôn luyện lại. Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần). Sau đó, tôi yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp. Ở bài hát này, các em đã được tập một số động tác phụ học đơn giản do chính các em nghĩ ra. Tôi cho các em vừa hát vừa múa phụ hoạ. Để luyện tập, tôi mời từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp và gọi các bạn nhận xét. Giáo viên có thể cho điểm động viên đáng giá.
  7. Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi Hát bài hát bằng các nguyên âm AOUI. (Giáo viên ra hiệu bằng tay cho học sinh hát bài hát 1 – 2 lần). Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái. 3. Ôn tập bài hát Gà gáy Tôi gõ tiết tấu câu hát đầu tiên của bài Gà gáy và cho học sinh trả lời tên bài hát. Học sinh nào trả lời đúng sẽ được lắp miếng ghép tạo thành bức tranh minh hoạ bài hát. - Tôi chiếu bức tranh lên màn hình và nói tóm tắt về nội dung bức tranh. Tôi nhắc học sinh hát bài hát với tính chất vui và linh hoạt. - Tôi bật nhạc cho học sinh hát bài hát (1 lần). - Lần 2 các em sẽ hát kết hợp gõ đệm theo phách. Để thay đổi hình thức bài hát, tôi cho các em hát nối tiếp. Tổ 1: hát câu hát 1. Tổ 2: hát câu hát 2. Tổ 3: hát câu hát 3. Cả lớp hát câu hát 4. Sau đó tôi gọi một tốp lên hát trước lớp với hình thức trên. Đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung là rất thích hoạt động. Nếu phải ngồi qua lâu các em sẽ cảm thấy căng thẳng, gò bó, không hứng thú học tập. Vì vậy, tôi cho các em đứng lên hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ. Sau đó, các em sẽ được lên biểu diễn trước lớp dưới các hình thức cá nhân, nhóm để tránh phải ngồi tại chỗ suốt cả tiết học. Để củng cố bài , tôi cho các em chơi trò chơi mang tên: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. Tôi chọn mỗi tổ 2 em lên tham gia trò chơi. Tôi sẽ đánh trên đàn giai điệu 1 câu hát. Nếu trả lời đúng tên bài hát, các em sẽ được 1 điểm biểu thị bằng 1 bông hoa
  8. gắn trên bảng thi đua. Khi kết thúc trò chơi, tổ nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Với hình thức thi đua này làm cho các em hào hứng và cố gắng hơn khi chơi vì đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Nếu những trò chơi trong giờ học được các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu vài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng. IV.Kết quả Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh, các em rât yêu thích môn học này. Nhiều năm qua, tôi luôn được công nhận là giáo viên dạy giỏi của trường. Các năm học 1995-1996, 2000-2001 và 2003-2004 tôi được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận. Trong đợt hội diễn văn nghệ vừa qua, do công đoàn ngành giáo dục quận Đống Đa tổ chứcm, tôi cùng tập thể giáo viên và học sinh của trường tham gia đã đạt 2 giải A1. Tuy nhiên, trong qua trình giảng dạy môn âm nhạc còn nhiều bổ sung và phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn. Cho đến giờ, khối 3 trường tôi có kết quả như sau: - Các em đều yêu thích môn âm nhạc. -Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo. -Đa số các em nghe nhạc tốt và biết hát kết hợp làm những động tác múa phụ hoạ đơn giản. - 50% giỏi - 45% khá. - 5% trung bình. - Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ. V. Rút ra bài học kinh nghiệm Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng
  9. dạy ngày một tốt hơn. Vì những trẳn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây: Đối với giáo viên: -Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. - Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất. - Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn. - Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để. - Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp. - Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học. Đối với học sinh: - Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài. - Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học. - Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ. Giáo án âm nhạc lớp 3 Tiết 9 Ôn tập 3 bài hát: Bài hát đi học Đếm sao Gà gáy I. Mục tiêu: - Học sinh thuộc 3 bài hát: hát đúng nhạc và lời. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo 1 trong 3 kiểu, đệm theo phách, đệm theo nhịp đệm theo tiết tấu lời ca. - Tập biểu diễn các bài hát. II. Giáo viên chuẩn bị -Đàn Oóc. - Nhạc cụ gõ - 3 tờ lời ca của 3 bài hát. - Tranh vẽ minh hoạ Bài ca đi học và bài Gà gáy.
  10. - Bảng thi đua, 15 bông hoa nhỏ gắn nam châm đính bảng, 3 bông hoa to bằng bìa ghi số 1, 2 ở mỗi mặt - Máy chiếu, màn hình. III. Các hoạt động Dạy và học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bài ca đi học - Giáo viên dùng máy chiếu bức tranh lên màn hình và nêu câu hỏi. Nhìn bức tranh mô tả các bạn nhỏ đang tung tăng cắp sách đến trường, các con có liên hệ với bài hát nào mà các con đã được học? (Học sinh: Thưa cô, con liên hệ tới bài hát Bài ca đi học). Giáo viên: Đúng rồi, bài hát Bài ca đi học các con đã được học ở những tiết học trước. Bây giờ các con nghe nhạc và bài hát đó nhé. (Giáo viên chiếu lời ca bài hát lên màn hình, sau đó bật nhạc và học sinh hát bài hát 1 lần). Trong những tiết học trước, cô đã dạy các con hát kết hợp gõ đệm theo phách. Các con còn nhớ không? (Học sinh đáp: Có ạ!). Bây giờ các con nghe nhạc vừa hát vừa gõ theo phách nhé! (Giáo viên bật nhạc - học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách). Ở bài này, cô còn dạy các con gõ đệm theo tiêt tấu lời ca nữa. Các con còn nhớ không? (Học sinh: Có ạ!) Các con nghe nhạc, vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca nhé! (Giáo viên bật nhạc, cả lớp hát + gõ theo tiết tấu bài hát) Bây giờ, bạn nào xung phong lên bảng hát lại bài hát nào? (Giáo viên gọi 4-6 con lên hát trước lớp + gõ đệm theo tiêt tấu lời ca). Bạn nào có thể nhận xét phần biểu diễn của các bạn nào? (Gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá lại) Bầy giờ cô có một trò chơi mang tên: “Nghe tiết tấu đoán câu hát” Các con sẽ nghe cô gõ tiết tấu một câu hát trong bài ca đi học. Đố các con đó là câu hát nào nhé!
  11. (Giáo viên làm hai câu vì câu hát 1 giống câu hát 2, câu hát 3 giống câu hát 4). + Giáo viên gõ tiết tấu từng câu hát. +Học sinh nghe và trả lời 2. Ôn tập bài hát Đếm sao Cô khen cả lớp mình nghe tiết tấu rất giỏi. Bây giờ, cô xem lớp mình nghe giai điệu có giỏi không nhé! Cô sẽ đánh trên đàn giai điệu của câu đầu tiên trong số các bài hát mà các con đã học. Các con hãy nghe xem là bài hát nào nhé. (Giáo viên đánh đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài đếm sao) HS trả lời: Thưa cô, bài Đếm sao ạ! Đúng rồi. Đó chính là bài hát thứ 2 mà hôm nay các con sẽ ôn tập. (Giáo viên chiếu lời ca bài Đếm sao lên màn hình) - Giáo viên bật nhạc: HS hát bài hát (1 lần) Bây giờ, cô mời cả lớp mình đứng lên vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3 và nhún theo nhạc thật nhịp nhàng nhé. (Giáo viên bật nhạc. HS hát bài hát 2 lần) Cô mời tổ 2 hát lại bài hát nào. (Tổ 2 vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp). Ở tiết trước, cô đã cho các con tập một số động tác phụ hoạ do bạn Tâm nghĩ ra, lớp mình còn nhớ không? (HS: Có ạ!) Cô mời cả lớp mình đứng lên vừa hát vừa làm động tác nào! (Giáo viên bậc nhạc: - HS hát và múa Giáo viên làm mẫu cùng học sinh). Cô khen lớp mình rất chịu khó ôn bài nên đã thuộc bài và làm động tác khá đẹp rồi đấy. Bây giờ lớp mình sẽ tập biểu diễn nhé! Bạn nào xung phong lên biểu diễn trước lớp nào? (Giáo viên gọi 1-2 tốp lên biểu diễn trước lớp) - Gọi học sinh nhận xét - Giáo viên đánh giá và cho điểm. Bây giờ các con có thích chơi trò chơi không?
  12. (Học sinh: Có a!) Cô có trò chơi: Hát bài hát bằng các nguyên âm AOUI. Các con nhớ quan sát tay cô ra hiệu nhé! (Giáo viên bật nhạc, học sinh hát bài hát bằng các nguyên âm 2 lần). 4. Ôn tập bài hát Gà gáy Cô có một bức tranh nhưng bị thiếu một miếng ghép. Bây giờ cô sẽ gõ tiết tấu một câu hát đầu tiên của một bài hát. Bạn nào trả lời đúng sẽ được lên lắp miếng ghép đó để khám phá bí mật của bức tranh. (Giáo viên gõ tiết tấu câu hát đầu tiên của bài Gà gáy). - Cho học sinh lên ghép miếng ghép để hoàn thành bức tranh minh học cho bài Gà gáy. - Giáo viên chiếu bức tranh lên màn hình và nêu câu hỏi: Nhìn bức tranh vẽ chú gà đang gáy sáng gọi mọi ngưòi thức dậy đi làm nương. Các con có liên hệ tới bài hát nào đã học? (HS: Thưa cô, bài Gà gáy ạ!) Đúng rồi, bài hát tiếp theo mà lớp mình ôn tập là bài hát Gà gáy. (Giáo viên chiếu lời bài hát trên màn hình) Các con nghe nhạc và hát bài hát nhé. (Giáo viên bật nhạc - học sinh hát bài hát 1 lần) Lần này các con vừa hát vừa gõ đệm theo phách thật đều nhé. (Giáo viên bật nhạc - học sinh hát + gõ phách 2 lần) Bây giờ, lớp mình sẽ hát nối tiếp nhé. Tổ 1: Hát câu hát 1 Tổ 2: Hát câu hát 2 Tổ 3: Hát câu hát 3 Cả lớp hát câu hát 4. Các con còn nhớ động tác phụ hoaj mà cô đã dạy không? (HS: Có ạ!) Cô mời lớp mình đứng lên hát và làm động tác phụ hoạ nhé. (Giáo viên bật nhạc - học sinh hát và làm động tác 2 lần) Cô khen cả lớp hát và làm động tác rất đẹp.
  13. Bây giờ bạn nào xung phong lên bảng biểu diễn cho cả lớp cùng xem nào? (Giáo viên gọi 1 đến 2 tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn). Gọi học sinh lên nhận xét. Giáo viên cho điểm động viên. Bạn nào cho cô biết: Hôm nay, lớp mình được ôn tập mấy bài hát đó là những bài hát nào? (HS: Thưa cô hôm nay lớp mình ôn tập 3 bài hát: Đó là các bài: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy ạ!) Rất đúng. Bây giờ, cô có một trò chơi thú vị mang tên “nghe giai điệu đoán tên bài hát”. Các con sẽ nghe cô đánh giai điệu một câu hát. Nếu các con trả lới đúng sẽ ghi được một điểm, biểu thị bằng một bông hoa gắn lên bảng thi đua. Trả lời sai không được điểm. Mỗi tổ sẽ cử hai bạn lên tham gia trò chơi. Kết thúc trò chơi, tổ nào ghi đựơc nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. (Giáo viên đánh giai điệu khoảng 4-5 câu trong đó 3 câu có trong các bài đã ôn, 2 câu không có trong số các bài đã ôn tập). - Giáo viên nhận xét, xếp thứ. Giờ học của lớp mình đến đây là hết rồi. Về nhà các con nhớ ôn bài thật kỹ và tập diễn cho đẹp hơn nhé! Sắp tới sơ kết học kì I, bạn nào biểu diễn đẹp cô sẽ chọn để lên biểu diễn trước toàn trường. THỐNG KÊ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 3 1. Tập hát
  14. Học hát Quốc ca Việt Nam và 10 bài hát thiếu nhi (2 bài dân ca, 1 bài hát nước ngoài). + Quốc ca Việt Nam (Văn Cao). + Bài ca đi học (Phan Trần Bảng). + Đếm sao (Văn Chung). + Gà gáy (dân ca Cống). + Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân). + Con chim non (Dân ca Pháp). + Ngày mùa vui (Dân ca Pháp - Lời mới: Hoàng Lân). + Em yêu trường em. + Cùng múa hát dưới trăng (Hoàng Lân). + Chị ong nâu và em bé (Tân Huyền). + Tiếng hát bạn bè mình (Lê Hoàng Minh). 2. Phát triển khả năng nghe nhạc Nghe và nhận biết 1 vài nhạc cụ dân tộc phổ biến như: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn thập lục (Tiết 15). - Nghe 2 truyện kể âm nhạc. - Tập nhận biết tên nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông (Tiết 16, 20, 22, 24). - Tập nhận biết các hình nốt nhạc (Tiết 23, 24). - Tập nói tên nốt trên khung bao gồm cả tên nốt và hình nốt (Tiết 31, 32). - Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc (Tiết 29)