Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 9

docx 19 trang thienle22 9420
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_lop_3_tuan_9.docx

Nội dung text: Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 9

  1. Họ và tên: . Lớp: 3A . Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 1 THÁNG 4 I. TIẾNG VIỆT * Đọc đoạn văn sau: Người thầy đạo cao đức trọng Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo học ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Quát vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng, ông trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường, khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. (Theo Phan Huy Chú ) * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : 1. Tính tình thầy giáo Chu Văn An thế nào ? a- Cứng cỏi, không màng danh lợi b- Dạy giỏi, không màng danh lợi c- Cứng cỏi, không màng hư danh 2. Vì sao thầy Chu Văn An trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng ? a- Vì nhiều lần thầy ngăn vua không nên mải vui chơi nhưng vua không nghe b- Vì nhiều lần thầy khuyên nhà vua nhưng vua không nghe c- Vì nhiều lần thầy can ngăn nhà vua nhưng vua không nghe 3. Khi học trò đến thăm, thầy Chu Văn An cư xử với họ ra sao ? a- Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay rồi cho họ vào thăm b- Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm c- Nếu có điều gì không phải thì trách phạt ngay, có khi không cho vào thăm 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a- Ca ngợi người thầy thẳng thắn, ghét bọn nịnh thần b- Ca ngợi người thầy tài giỏi, không ưa danh lợi Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 1
  2. c- Ca ngợi người thầy tài giỏi, có đạo đức cao quý * Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống : a) s hoặc x - sản uất / - sơ uất/ - ơ dừa/ - ơ lược/ b) ươn hoặc ương - mãi tr / - tr tới/ - giọt s / -s núi/ Bài 2: Gạch chân các hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn sau: Cò biết ở sạch. Cò mải mê nhặt ốc, chui giữa lách với lau. Đôi cánh Cò trắng phau bị lấm đầy bùn đất. Nhưng vì biết ở sạch, Cò vội vã bước ra sông, tắm gội sạch bong, lại tung bay trắng toát. Bài 3. Thêm dấu phẩy vào các câu sau cho thích hợp : a) Bạn Ngọc bạn Thủy và bạn Lan đều là học sinh giỏi. b) Cả hai chị em trong nhà đều là vận động viên tài năng đầy triển vọng c) Kỉ niệm buổi đầu đi học là kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng và đáng nhớ suốt đời. Bài 4. Trong thời gian nghỉ học dài ngày vừa qua, ở nhà em đã làm những công việc gì giúp đỡ ông bà cha mẹ? Hãy kể lại những việc mà em đã làm. a) Em đã làm những công việc gì để phụ giúp ông bà cha mẹ ? b) Khi làm những công việc ấy em cảm thấy có gì thú vị ? c) Trong số những công việc ấy, em thích nhất công việc nào? Vì sao ? d) Kết quả sau khi em làm những công việc ấy là gì ? Bài làm: Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 2
  3. II. TOÁN A. Trắc nghiệm : Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng Câu 1. Số chín nghìn tám trăm mười hai viết là: A. 92 B. 902 C. 9812 D.912 Câu 2. Số liền trước số 7895 là: A. 6895 B. 8895 C. 7894 D. 7896 Câu 3. Chu vi hình vuông là 96 cm. Độ dài cạnh hình vuông là: A. 30cm B. 30cm C. 24cm D. 48cm Câu 4. Cho số bé là 5, số lớn là 35. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé? A. 8 lần B. 7 lần C. 9 lần Câu 5. Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 102 B. 101 C. 123 Câu 6. Giá trị của biểu thức 840 : (2 + 2) là:: A. 210 B. 220 C. 120 B. Tự luận Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 2017+ 2195 b. 4309 – 815 c. 1305 x 7 d. 1537: 3 Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau: a.(100 + 11 ) x 8 b. 132 x ( 37 - 29) c. 64 : ( 4 x 2) d. 120 : ( 36 : 6) Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ trống: 2 dam 4m = m; 7 hm 50 m = m ; 17 hm 5 dam = dam Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 3
  4. 530 m = hm m; 860m = hm dam; 54 m = dam m Bài 4: Tìm x x - (32+12) = 321 x + 124 = 351 x x 9 = 981 x : 7 = 143 312 : x= 6 Bài 5: Buổi sáng cửa hàng gạo của bà Ba bán được 126 kg gạo, buổi chiều số gạo bán được giảm 3 lần. Hỏi cả ngày cửa hàng bà Ba bán được bao nhiêu gạo? Bài làm: Bài 6: Lớp trưởng chia 1 hộp phấn to gồm 100 viên vào các hộp phấn nhỏ mỗi hộp 5 viên, sau đó bạn ấy lại phát số hộp phấn đó cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ nhận được bao nhiêu hộp phấn? Bài làm: Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 4
  5. Họ và tên: . Lớp: 3A . Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 1 THÁNG 4 I. TIẾNG VIỆT * Đọc câu chuyện sau: Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) * Khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2: Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 5
  6. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4: a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." b) Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." Câu 5: Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được thuộc mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 6: Em có nhận xét gì về các bạn nhỏ trong câu chuyện? Em học được bài học gì? Câu 7: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau: Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. - Các từ chỉ sự vật là : - Các từ chỉ hoạt động là : - Các từ chỉ đặc điểm là : Câu 8: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 6
  7. II. TOÁN Câu 1: Giá trị của biểu thức 5402 + 3789 là: A. 9911 B. 9191 C. 9190 Câu 2: Số lớn nhất trong các số sau là: A. 4327 B. 8651 C. 7853 D. 8199 Câu 3: Cho dãy số: 769, 779, 789, , . Số thứ 5 của dãy là: A. 709 B. 809 C. 799 D. 899 Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ trống: Chiều dài hình chữ nhật 12cm 35dm 20cm Chiều rộng hình chữ nhật 8cm 2m 2dm Chu vi hình chữ nhật Câu 5: Tìm x, biết 80 : x = 8 A. 72 B. 9 C. 10 D. Không tìm được Câu 6: Mỗi thùng xếp được 8 gói bánh thì 684 gói bánh cần ít nhất bao nhiêu thùng để đựng hết số gói bánh đó? A. 85 thùng B. 86 thùng C. 86 gói D. 85 thùng, thừa 4 gói bánh Câu 7: Đặt tính rồi tính: 564 : 3 386 : 9 2765 : 2 2902 : 7 Câu 8: Điền dấu ; = 100 phút 1 giờ 30 phút 990 g 1kg 2m 2cm 202cm 2km .1km + 1000m Câu 9: Xe thứ nhất chở 2340kg hàng, xe thứ hai chở hơn xe thứ nhất 475kg. Hỏi cả hai xe chở bao nhiêu ki-lô-gam? Bài làm: Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 7
  8. Câu 10: a. Tính tổng của số lớn nhất có 4chữ số khác nhau và số bé nhất có 3chữ số khác nhau. b. Tính hiệu của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số bé nhất có 4 chữ số Bài làm: Câu 11: Tìm tất cả các số có 4 chữ số mà chữ số hàng nghìn hơn chữ số hàng trăm 2 đơn vị, chữ số hàng trăm hơn chữ số hàng chục 2 đơn vị, chữ số hàng chục hơn chữ số hàng đơn vị 2 đơn vị. Bài làm: Câu 12: Có 58 con gà muốn nhốt vào các chuồng, mỗi chuồng chỉ chứa được 5 con. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu chuồng để nhốt hết số gà kể trên? Bài làm: Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 8
  9. Họ và tên: . Lớp: 3A . Thứ tư ngày 01 tháng 04 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 1 THÁNG 4 I. TIẾNG VIỆT * Đọc thầm đoạn văn sau : HOA TẶNG MẸ Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn tram ki – lô – mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc . Cô bé nức nở: - Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la. Người đàn ông mỉm cười nói: - Đừng khóc nữa ! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn. Rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. ( Theo ca dao) * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì? a. Mua hoa về nhà tặng mẹ. b. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện. c. Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè. 2. Vì sao cô bé khóc? a. Vì cô bé lạc mẹ. b. Vì mẹ cô bé không mua cho cô một bông hồng. c. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ. 3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé? a. Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ. b. Chở cô bé đi tìm mẹ. c. Giúp cô tìm đường về nhà. Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 9
  10. 4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa? a. Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ. b. Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa. c. Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng cho người mẹ đã mất. 5. Em có suy nghĩ gì về những việc làm của cô bé trong câu chuyện? 6. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ người, sự vật trong câu văn “ Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện”? a. Người, đàn ông, xe, mua, tặng, hoa, dịch vụ, bưu điện. b. Người, đàn ông, dừng, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện. c. Người, đàn ông, xe, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện. 7. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì? a) Cô bé trong câu chuyện là b) Người đàn ông trong câu chuyện là . c) Bông hồng đó là 8. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau cho thích hợp và viết lại đoạn văn cho đúng chính tả vào vở ô ly : Cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ Thấy thế người đàn ông rất xúc động Anh nhớ tới mẹ của mình Không chút chần chừ . anh mua một bó hoa thật đẹp . lái xe một mạch về nhà để gặp mẹ 9. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu văn sau: a) Cô bé ấy là một người con hiếu thảo. A. Cô bé là ai ? B. Cố bé ấy như thế nào ? C. Cô bé ấy là một người con như thế nào ? Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 10
  11. b) Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để mua hoa tặng mẹ. A. Người đàn ông làm gì ? B. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để làm gì ? C. Người đàn ông dừng xe ở đâu ? II. TOÁN Câu 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 40dm 4cm = cm. A. 44 B. 404 C. 440 D. 4040 Câu 2. Số liền sau của 72199 là: A. 72200 B. 72198 C. 73199 D. 73200 Câu 3. Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47 ta được kết quả là: A. 45 B. 65 C. 92 D. 156 Câu 4. Một hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. Chu vi hình chữ nhật đó là: A. 8cm B. 15cm2 C. 16cm2 D. 16cm Câu 5. Kết quả của phép tính 45658 + 25487 là: A. 71045 B. 61145 C. 70145 D. 71145 Câu 6. Đặt tính rồi tính: a. 39180 + 4236 b. 54781 + 12473 c. 12041 + 453 d. 486 + 25178 Câu 7. Tìm y biết: a) y – 5712 = 45105 b) y - 3500 = 841 – 72 Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 11
  12. Câu 8. Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng là 8cm. a) Tính chu vi hình chữ nhật đó. b) Cần kéo dài chiều rộng của hình chữ nhật đó bao nhiêu xăng-ti-mét nữa thì nó trở thành hình vuông? Bài giải: Câu 9. Có 10 con chim đậu trên lưng một đàn trâu. Nếu có thêm 6 con trâu nữa thì số trâu bằng số chim. Hỏi có tất cả bao nhiêu chân chim và chân trâu? Bài giải: Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 12
  13. Họ và tên: . Lớp: 3A . Thứ năm ngày 02 tháng 04 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 1 THÁNG 4 I. TIẾNG VIỆT * Đọc thầm đoạn văn sau : HUYỀN THOẠI MAI VÀNG Lần ấy, Sơn Ca đang bay về phương Nam tránh rét. Bất chợt, một con diều hâu lao bổ xuống. Đôi vuốt nhọn hoắt của hắn sướt qua lưng Sơn Ca làm vết thương tóe máu. Sơn Ca lảo đảo rơi xuống. Chú cố lết đến cái hốc ở gốc cây mai già thì đuối sức, ngủ thiếp đi. Đêm hôm ấy, trời trở lạnh, gió ù ù thổi, đem cái lạnh giá buốt bao trùm khắp mặt đất.Vừa đau đớn, vừa lạnh buốt làm cho Sơn Ca bị sốt cao và bật khóc. Tiếng nức nở của Sơn Ca làm Mai Vàng nhói lòng. Thế là Mai Vàng bèn nhờ chú Chích Bông dứt những chiếc lá còn bám rất chắc trên thân mình khâu thành một cái tổ ủ ấm cho Sơn Ca. Thân Mai Vàng rung lên từng đợt. Mỗi chiếc lá bị dứt cũng đau đớn như từng miếng thịt bị cắt. Tuy đau nhưng cây rất vui. Khi chiếc tổ làm xong thì cũng là lúc toàn thân Mai Vàng không còn lấy một chiếc lá. Sơn Ca được dìu vào nằm yên trong tổ. Gió gào rú và mưa xối xả cũng chẳng làm gì được chú Sơn Ca ( Theo Internet) * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu : Câu 1: Trên đường về phương Nam tránh rét, Sơn Ca đã gặp chuyện gì? a. Bị ốm vì rét. b. Bị rơi từ trên cao xuống. c. Bị thương nặng do diều hâu tấn công. Câu 2: Mai vàng đã làm gì để giúp Sơn Ca? a. Tặng những chiếc lá già úa của mình để ủ ấm cho Sơn Ca. b. Nhờ Chích Bông dứt những chiếc lá còn xanh của mình để ủ ấm cho Sơn Ca. c. An ủi Sơn Ca. Câu 3: Khi Sơn Ca khóc Mai vàng cảm thấy thế nào? a. Thương xót b. Khó chịu c. Thờ ơ. Câu 4: Vì sao tuy đau đớn nhưng Mai vàng cảm thấy rất vui? a. Vì đã giúp được Sơn Ca b. Vì cây sẽ mọc thêm những lá non mới. c. Vì cái tổ đẹp như một tòa lâu đài. Câu 5: Theo em Mai vàng có đức tính gì? a. Hiền lành, vui tính. b. Chăm chỉ, đoàn kết. c. Nhân hậu, dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Câu 6: Đọc xong câu chuyện, em có nhận xét gì về bạn Hoa Mai Vàng và học tập ở bạn Hoa Mai Vàng điều gì? Em hãy viết từ 2 đến 3 câu nói lên điều đó? ss Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 13
  14. ss Câu 7: Trong bài những sự vật nào được nhân hóa? a. Diều Hâu, Sơn Ca, Mai Vàng. b. Chích Bông, Sơn Ca, Mai Vàng. c. Diều Hâu, Chích Bông, Mai Vàng, Sơn Ca. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: Mai vàng nhờ chú Chích Bông dứt những chiếc lá còn bám rất chắc trên thân mình để khâu thành một cái tổ ủ ấm cho Sơn Ca. Câu 9: Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về một loài cây hoặc một con vật mà em thích. ss II. Toán Câu 1. Số lớn nhất trong các số: 1345, 1543, 1435, 1354 là: a. 1345 b. 1435 c. 1354 d. 1543 Câu 2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để được 7m 2cm = cm là: a. 72cm b. 702cm c. 720cm d. 725cm 1 Câu 3. của 12m là: 4 a. 48m b. 3m c. 16m d. 8m Câu 4. x : 6 = 3 (dư 2), giá trị của x là: a. 18 b. 2 c. 20 d. 21 Câu 5. Hình bên có: a. 3 góc vuông b. 4 góc vuông c. 5 góc vuông d. 6 góc vuông Bài 2: Đặt tính rồi tính 3456 + 1572 7901 – 458 192 x 5 797 : 9 ss Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 14
  15. ss Bài 3. Tìm x: a) 9710 - x = 8762 b) 875 : x = 7 ss Bài 4: a) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: - Số liền trước của số 900 là: - Số nằm giữa hai số 846 và 850 là : - Số liền sau của số 599 là: . - Số liền sau của số lớn nhất có 4 chữ số là: b) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a. 460 g + 180 g x 3 > 1 kg c. 155 dam 1 giờ Bài 5: Nhà bà nuôi 234 con gà mái, số gà trống gấp 3 lần số gà mái. Hỏi nhà bà nuôi tất cả bao nhiêu con gà? Bài làm: ss ss ss 1 Bài 6: Một cửa hàng có 405m vải hoa. Người ta đã bán đi số vải đó. Hỏi cửa 9 hàng còn lại bao nhiêu mét vải? Bài làm: ss ss ss Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 15
  16. Họ và tên: . Lớp: 3A . Thứ sáu ngày 03 tháng 04 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 1 THÁNG 4 I. TIẾNG VIỆT * Đọc thầm đoạn thơ sau: THẢ DIỀU C Cánh diều no gió Cánh diều no gió S Sáo nó thổi vang Tiếng nó chơi vơi S Sao trời trôi qua Diều là hạt cau Diều thành trăng vàng. P Phơi trên nong trời. Cánh diều no gió Trời như cánh đồng Tiếng nó trong ngần Xong mùa gặt hái Diều hay chiếc thuyền Diều em lưỡi liềm Trôi trên sông Ngân. Ai quên bỏ lại. Cánh diều no gió Nhạc trời reo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. Trần Đăng Khoa * Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những vật gì? a. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm. b. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân. c. Trăng vàng, chiếc thuyền, nong trời. 2. Trong khổ thơ 4 có mấy hình ảnh so sánh? a. Có một hình ảnh so sánh. Đó là: ss b. Có hai hình ảnh so sánh. Đó là: ss c. Có ba hình ảnh so sánh. Đó là: ss ss 3.Câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” tả cánh diều vào lúc nào? b. Tả cánh diều vào ban ngày. Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 16
  17. c. Tả cánh diều lúc hoàng hôn. d. Tả cánh diều vào buổi tối. 3. Em hiểu câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” như thế nào? a. Khi không có sao, cánh diều giống như mặt trăng. b. Cánh diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng. c. Khi có những ngôi sao xung quanh, cánh diều giống mặt trăng. 4. Trong câu thơ “Diều em lưỡi liềm/ Ai quên bỏ lại”, cánh diều được tả bằng biện pháp nào? a. Bằng biện pháp so sánh. b. Bằng biện pháp nhân hóa. c. Bằng cả hai biện pháp trên. 5. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật? a. thả diều, phơi, uốn cong. b. trong ngần, xanh ngát, vàng tươi. c. c.cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm. 6. Trong các câu dưới đây, câu nào cấu tạo theo mẫu Ai - làm gì? a. Diều là hạt cau. c. Tiếng sáo diều trong ngần. b. Em bé thả diều trên cánh đồng. 7. Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng viết hoa đúng các tên riêng nướcngoài: a. Cam-Pu-Chia, Thái lan, In-Đô-Nê-Xi-A, Đông Ti-Mo, Xin-Ga-Po b. Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Đông timo, Xingapo c. Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Xin-ga-po 8. Sắp xếp những câu văn sau bằng cách đánh số thứ tự vào các ô trống để tạo thành mẩu truyện có tên “ Đại bàng và Cáo” Một hôm, Đại bàng chộp được một chú cáo con và định quắp đi. Cáo bèn lượm một ôm rơm to, đặt dưới gốc tùng, nổi lửa. Cáo cầu xin Đại bàng hãy xót thương mà tha cho con nó. Thế là Đại bàng không đếm xỉa đến lời cầu xin của Cáo, cứ tha cáo con đi. Đại bàng hoảng sợ, đành van xin tha thứ và mang trả lại con cho Cáo. Đại bàng nghĩ là Cáo không thể trèo lên ngọn cây tùng mà hại mình được. Đại bàng làm tổ trên một ngọn cây tùng cao tít. Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 17
  18. II. TOÁN Bài 1: So sánh 1km và 1001m A. 1km = 1001m B. 1km 1001m Bài 2: So sánh 140 phút và 2 giờ 20 phút A. 140 phút = 2 giờ 20 phút B. 140 phút > 2 giờ 20 phút C. 140 phút NB N Nchia AB thành hai đoạn thẳng NN chia AB thành hai đoạn thẳng bẳng nhau b) Đ S M là trung điểm của đoạn thẳng AB Q là trung điểm của đoạn thẳng BC N, M, B là ba điểm thẳng hàng D, N, C là ba điểm thằng hàng Bài 4 : 9m 8cm = . cm . Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là: A. 98 B. 908 C. 980 D. 9080 Bài 5: Giá trị của biểu thức 7 + 8 x 5 là: A. 75 B. 74 C. 47 D. 57 Bài 6 : Số bé nhất trong dãy số: 6089, 6299, 6298, 6288 là: A. 6089 B. 6299 C. 6298 D. 6288 Bài 7 : Ngày 8 tháng 3 năm 2020 là chủ nhật. Vậy ngày 15 tháng 3 là ngày thứ : A. Thứ hai B. Chủ nhật C. Thứ tư D. Thứ năm Bài 8 : 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Vậy 1 vỉ thuốc đó có số viên thuốc là: A. 10 B. 8 C. 20 D. 6 Bài 9: Một số chia cho 9 dư 3 , Vậy số đó chia cho 3 có số dư là: A . 0 B. 1 C. 2 D. 4 Bài 10 : Đặt tính rồi tính 3946 + 3524 8253 - 5739 2407 × 4 4096 : 7 Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 18
  19. ss ss ss Bài 11: Điền vào mỗi ô trống của 6 hình bên một trong các số 5, 6, 7 sao cho tổng các số của 5 mỗi hàng ngang, mỗi cột 7 dọc, mỗi đường chéo đều bằng 18. Bài 12: Năm nay ông 72 tuổi, tuổi cháu bằng 1 tuổi ông. Hỏi tổng số tuổi của ông và cháu là bao nhiêu tuổi ? 8 Bài giải ss ss ss Trường TH Hoàng Văn Thụ - Lớp 3 Trang 19