Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 27

docx 6 trang Thương Thanh 25/07/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_tuan_27.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 27

  1. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 6 (Tuần từ ngày 17/2/2020 – 22/2/2020) A/ LÝ THUYẾT. I. Khối lượng riêng là gì ? Công thức tính khối lượng riêng. * Công thức tính khối lượng riêng: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. * Công thức: D = m/V D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (kg/m3) m là khối lượng của vật (đơn vị đo là kg) V là thể tích của vật (đơn vị đo là m3). II. Trọng lượng riêng là gì ? Công thức tính trọng lượng riêng. * Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. * Trọng lượng riêng của một chất được xác định trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó * Công thức tính trọng lượng riêng d = P/V d: trọng lượng riêng (N/m3) P: trọng lượng (N) V: thể tích (m3) Suy ra P = d.V hay V = P/d * Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng d = 10.D B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG. I/ CÂU HỎI TỰ LUẬN. Bài 1: Tính khối lượng của 2 lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1000kg/m2 và 800kg/m2. Bài 2. Tính trọng lượng của thanh sắt có thể tích 100cm3? Biết khối lượng riêng của sắt là: 78000N/m2 Bài 3. Một hộp sữa có khối lượng 790 g và có thể tích 420 cm3. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của sữa Bài 4. Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5 kg a) Tính thể tích của 7,5 tấn cát? b) Tính trọng lượng của một đống cát có thể tích 1,5 m3?
  2. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 7 (Tuần từ ngày 17/2/2020 – 22/2/2020) SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT - HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng? Tại sao? A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện Câu 2: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính B. Vì cánh quạt có điện C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện Câu 3: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải D. Vì các hạt bụi rất nặng nên rơi xuống mặt kính. Câu 4: Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện? A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện D. Cả A và C đều đúng Câu 5: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Trường hợp nào sau đây là sai: A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không n hiễm điên D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương Câu 6: Ở xứ lạnh vào mùa đông , một người đi tất trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao? A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa C. Chỉ có câu A đúng D. Cả hai câu A và B đều đúng Câu 7: Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
  3. A. Màn hình đã bị nhiễm điện B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình C. Cả hai câu A và B đều đúng D. Cả hai câu A và B đều sai Câu 8: Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau A. Chúng luôn hút nhau B. Chúng luôn đẩy nhau C. Chúng không hút và không đẩy nhau D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Các vật nhiễm điện thì đẩy nhau, thì hút nhau A. Khác loại, cùng loại B. Cùng loại, khác loại C. Như nhau, khác nhau D. Khác nhau, như nhau Câu 10: Chọn câu sai Các vật nhiễm thì đẩy nhau. A. Cùng điện tích dương B. Cùng điện tích âm C. Điện tích cùng loại D. Điện tích khác nhau II. Tự luận Câu 1: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau: a) Ở tâm mỗi nguyên tử có một mang b) Xung quanh các hạt nhân có các mang chuyển động tạo thành lớp của nguyên tử c) Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử về điện d) có thể dịch chuyển từ sang , từ vật này sang vật khác e) Một vật nhiễm điện âm nếu electron, nhiễm điện dương nếu electron Câu 2: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích ? Câu 3: Lấy thanh thủy tinh, cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D. Hỏi thanh thủy tinh nhiểm điện gì? Các vật B,C,D nhiễm điện gì? Giữa B và C; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
  4. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 8 (Tuần từ ngày 17/2/2020 – 22/2/2020) I. Lý thuyết Hệ thống lại toàn bộ các công thức vật lý đã học trong chương I- Cơ học 8 vào vở ghi. Yêu cầu: Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. II. Bài tập. Bài 1: Động cơ của ô tô thực hiện lực kéo không đổi 3600N. Trong 30s, ô tô đi được quãng đường dài 540m, coi chuyển động của ô tô là chuyển động đều. Tính vận tốc của ô tô và công của lực kéo. Bài 2: Để kéo một vật có khối lượng 72kg lên cao 10m người ta dùng một máy kéo có công suất 1580W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên. Bài 3: Lực phát động của động cơ ô tô có độ lớn là 9000N, sau 45 giây ô tô chuyển động được 540m. Tính công suất của ô tô. Bài 4: Một người dùng ròng rọc động để nâng một vật nặng 35kg lên cao 30m với công suất 500W. Tính a. Công của người đó thực hiện trong 25 giây. b. Hiệu suất của ròng rọc động. Bài 5: Một chiếc xe máy chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Tính cong suất của xe. Biết lực cản chuyển động là 200N.
  5. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 9 (Tuần từ ngày 17/2/2020 – 22/2/2020) I/ CÂU HỎI TỰ LUẬN. Câu 1: Nêu các tác dụng của dòng điện. Trong các tác dụng của dòng điện, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều, tác dụng nào không phụ thuộc vào chiều dòng điện. Câu 2: Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu? Câu 3:Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 35kV. Điện trở dây dẫn bằng Câu 4: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. a. Tính hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp. b. Cho điện trở của toàn bộ đường dây là 100Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Câu 5: Một máy phát điện xoay chiều có một hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế thành 15400V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ như thế nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện? II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng 10 lần B. Tăng 100 lần. C. Giảm100 lần D. Giảm 10 lần. Câu 2: Trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều? A. Dòng điện nạp cho acquy. B. Dòng điện qua đèn LED. C. Dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định. D. Dòng điện trong đèn pin phát sáng. Câu 3: Trên một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần Câu 4: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 35kV. Điện trở dây dẫn bằng A. 50Ω B. 24,5Ω C. 15Ω D. 500Ω Câu 5: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế 220V. U bằng A. 20V B. 22V C. 11V D. 24V Câu 6: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là A. 5kV B. 10kV C. 15kV D. 20kV Câu 7: Cuộn sơ cấp của máy biến thế cso 200 vòng, cuộn thứ cấp 4000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
  6. A. 120V B. 240V C. 380V D. 220V Câu 8: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín A. có dòng điện một chiều không đổi. C. có dòng điện xoay chiều. B. có dòng điện một chiều biến đổi. D. không có dòng điện nào cả. Câu 9: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hia đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,5V Câu 10: Người ta truyền tải một công suất điện 10kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 9Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,25kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là A. 9000V B. 45000V C. 50000V D. 60000V Câu 11: Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều là? A. Máy phát điện xoay chiều là có hai thành phần cơ bản: nam châm và cuộn dây dẫn. B. Nam châm là phần tạo ra từ trường, cuộn dây dẫn là phần trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng. C. Phần đứng yên gọi là stato, phần chuyển động gọi là rôto. D. Tất cả các kết luận trên. Câu 12: Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? chọn đáp án sai A. Tác dụng nhiệt và tác dung hóa học. B. Tác dụng quang. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí Câu 13: Để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện, trong thực tế người ta thường dùng cách nào? A. Giảm điện trở của dây dẫn. B. Giảm công suất của nguồn điện. C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn. D. Tăng tiết diện của dây dẫn. Câu 14: Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế nào? A. Hiệu điện thế một chiều. B. Hiệu điện thế nhỏ. C. Hiệu điện thế lớn. D. Hiệu điện thế xoay chiều. Câu 15: Dòng điện xoay chiều là dòng điện A. đổi chiều liên tục không theo chu kì. D. Cả A và C B. luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì. C. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại. Câu 16: Máy biến thế dùng để A. tăng hiệu điện thế. B. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. C. giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi. D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế cho phù hợp với việc sử dụng. Câu 17: Ở thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt? A. Bóng đèn sợi đốt. B. Ấm điện. C. Quạt điện. D. Máy sấy tóc. Câu 18: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 3000 vòng, cuộn thứ cấp 150 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là A. 200V B. 11V C. 22V D. 240V Câu 19: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10kV. Công suất điện P bằng A. 100000W B. 20000kW C. 30000kW D. 80000kW