Phiếu ôn tập môn Toán + Tiếng Việt lớp 3 tuần 4

doc 5 trang thienle22 3980
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập môn Toán + Tiếng Việt lớp 3 tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_4.doc

Nội dung text: Phiếu ôn tập môn Toán + Tiếng Việt lớp 3 tuần 4

  1. CÁC EM LÀM XONG NHỚ CHỤP ẢNH GỬI CHO CÔ NHÉ! YÊU CẦU CÁC EM LÀM BÀI CẨN THẬN, ĐẦY ĐỦ! PHIẾU ÔN TẬP MÔN TOÁN TUẦN 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh trước câu trả lời đúng Câu 1 (1đ): a. Số nào lớn nhất trong các số sau: A. 295 B. 592 C. 925 D. 952 b. Số liền sau của 489 là: A. 480 B. 488 C. 490 D. 500 Câu 2 (1đ):Chu vi hình vuông có cạnh 4cm là A. 8 B. 8cm C. 16 D. 16cm Câu 3 (1đ) 5hm + 7 m có kết quả là: A. 57 m B. 57 cm C. 507 m D. 507 cm Câu 4 : Một đàn gà có 14 con, người ta nhốt mỗi lồng 4 con. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu cái lồng để nhốt gà? A.4 B. 3 C.2 D. 5 Câu 5 (1): Một hình chữ nhật có chiều dài 7m, chiều rộng 5m. Chu vi hình chữ nhật đó là: A. 12m B. 24m C. 35m D. 16m Câu 6. Hai xe ba gác chở tổng cộng được 572kg hàng hóa, xe thứ nhất chở được 248kg. Vậy xe thứ hai chở được: A. 334 kg B. 324 kg C. 236 kg D. 224 kg Câu 7. 525 – x = 181. Vậy x bằng: A. 606 B. 444 C. 344 D. 324 Câu 8. Tìm một số sao cho số đó cộng với 39 rồi trừ đi 9 thì bằng 478 A. 408 B. 508 C. 458 D. 448 Câu 9. Tính: 7 x 4 + 49 = ? A. 60 B. 67 C. 73 D. 77 Câu 10. Một số nhân với 5 rồi cộng với 18 thì bằng 33. Vậy số đó là: A. 23 B. 15 C. 3 D. 10 Câu 11. 200 x 2 x 2 = ? A. 600 B. 400 C. 200 D. 800 Câu 12. Mỗi thùng dầu có 8 lít. Hỏi 4 thùng dầu có tất cả bao nhiêu lít dầu? A. 4 lít dầu B. 12 lít dầu C. 32 lít dầu D. 2 lít Câu 13. Tính: 3 x 8 – 5 = ? A. 19 B. 9 C. 6 D. 11 Câu 14. Hai số có tích bằng 12 và có tổng bằng 8 là: A. 3 và 4 B. 2 và 6 C. 3 và 5 D. 4 và 4 Câu 15. Mỗi thùng xà phòng đựng 4 túi, mỗi túi nặng 2kg. Vậy hai thùng xà phòng nặng bao nhiêu kilogram? A. 6 kg B. 16 kg C. 8 kg D. 12 kg
  2. Câu 16. x × 4 = 24. Vậy x bằng bao nhiêu ? A. 28 B. 20 C. 6 D. 7 Câu 17. 600 : 2 = ? A. 300 B. 400 C. 800 D. 580 Câu 18. Tính 16 : 2 + 2 = ? A. 20 B. 10 C. 4 D. 9 Câu 19. Một số nhân với 3 rồi chia cho 2 thì được kết quả bằng 30. Vậy số đó là: A. 20 B. 35 C. 25 D. 5 Câu 20. Người ta rót đều 24 lít dầu vào 3 thùng. Mỗi thùng có số lít dầu là: A. 21l B. 27l C. 8 D. 7l Câu 21. Bốn đoạn dây bằng nhau, dài tổng cộng 32cm. Vậy mỗi doạn dây dài: A. 36cm B. 9cm C. 8cm D. 28cm Câu 22. Hai số có thương bằng 3 và có tổng bằng 16. Vậy hai số đó là: A. 3 và 9 B. 6 và 10 C. 5 và 11 D. 4 và 12 B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a.1492 + 359 b. 582 – 265 c. 114 x 8 d. 956 : 6 134 : 2 872 : 8 622 : 3 407 : 4 . Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a. 139 + 603 : 3 b. 164 : (32: 8) . c. 236 x 3 : 2 d. 129 + 235 : 5 .
  3. Bài 3 : Tìm X a. X – 258 = 347 b. X x 9 = 819 . c. X – 142 = 4259 d. 6470 – X = 646 . e. 355 : X = 5 f. X : 349 = 6 . Bài 4 : Cửa hàng gạo có 232kg gạo. Cửa hàng đã bán đi 1/4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (M3) . . Bài 5: Người ta xếp 100 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp có 5 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng mỗi thùng 4 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng bánh? . Bài 6: Tìm một số biết rằng. Lấy số đó nhân với số lớn nhất có 1 chữ số thì được 108 .
  4. PHIẾU ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 4 Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông. Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3: các loài chim làm gì trên cây gạo? A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? A. Đỏ chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành. Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao? . . Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? D. Khi nào? Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo . Câu 12 : Dòng nào sau đây có các từ đều là những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc? ( Lưu ý: Tổ quốc nghĩa là đất nước nơi mà những người cùng một dân tộc có tình cảm gắn bó với nó.) a. bảo vật, giang sơn, đất nước, nước nhà, nước non, quê hương b. đất nước, non sông, nước nhà, giang sơn, nước non, quê hương c. đất nước, non sông, nước nhà, nước non, bảo vệ, giang sơn
  5. PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT A. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). B. Chính tả (5 điểm) : Đọc bài Nhà ảo thuật (trang 39). Viết chính tả đoạn 2 bài " Nhà ảo thuật " (TV3 - Tập 2 / Tr.39) Chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau: a. ( xét, sét): hỏi; xem ; nhận ; gỉ .; sấm ; đất ( xào, sào): .nấu; xáo; .ruộng; cây ( xinh, sinh): đẹp; tươi ; .đẻ; .sống b. ( gắn, gắng): .bó; hàn ; sức; cố . ( nặn, nặng): tượng; bóp .; .nhọc; việc ( khăn, khăng): áo; đội .; khít; chơi