Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 17)

docx 6 trang thienle22 5750
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_de_17.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 17)

  1. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 17 I. Đọc thầm bài văn sau: Mưa cuối thu Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn chùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới nhận ra mừa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: 1. Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? A. Những ánh chớp chói lòa B. Tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ì ầm C. Tiếng động ầm ầm, tiếng mưa ào ào, tiếng sấm ì ầm D. Bé không ngủ được 2. Ở đầu đoạn 2, tác giả đã kể mưa gió cố ý làm gì? A. Rủ Bé ra tắm mưa B. Rủ Bé ra ngoài chơi với chúng C. Mang hơi nước làm mát lạnh căn phòng của Bé
  2. D. Hắt nước vào mặt Bé 3. Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? A. Vui sướng B. Thương xót C. Nao lòng D. Buồn bã 4. Điều gì khiến Bé nhận ra cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối cùng? A. Bé mong mỏi mắt nhưng không có một trận mưa nào B. Suốt những tuần tiếp theo, không có một cơn mưa nào C. Suốt mấy tuần lễ sau đấy, trời không một gợn mây D. Vì trời không bao giờ mưa nữa 5. Điều gì khiến Bé ân hận? A. Bé không biết cơn mưa ấy đã ngắt tặng Bé chiếc lá bồ đề vàng rực B. Bé không biết cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối của mùa mưa C. Vì Bé không dậy để tắm mưa. D. Bé yêu trời mưa, Bé không biết để chào từ biệt cơn mưa cuối mùa 6. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? A. Mưa- nắng, đầu- cuối, thức- ngủ, vui- buồn B. Đầu tiên- cuối cùng, đỉnh- đáy, ngọn- gốc, mưa- nắng C. Đầu- cuối, trước- sau, ngủ- dậy, sáng suốt- tỉnh táo D. Mưa-nắng, xinh-xấu, đói-no 7. Vị ngữ trong câu “Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được.” là những từ ngữ nào? A. đã nhìn thấy nó, muốn ngắt nó xuống quá, mà không có cách gì ngắt được. B. muốn ngắt xuống quá, không có cách gì ngắt được C. đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá D. mà không có gì ngắt được 8. Chủ ngữ trong câu “Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng.” là những từ ngữ nào? A. Mưa gió B. Mưa gió, Bé C. Mưa gió như cố ý mời gọi D. Mưa gió như cố ý 9. Trạng ngữ trong câu “Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.” là những từ ngữ nào? A. Sáng hôm sau B. Cạnh chân giường C. Sáng hôm sau lúc trở dậy D. Bé vui sướng nhặt lên 10. Những từ nào trong đoạn cuối (“Bé ân hận ra sao?”) là quan hệ từ? A. và, mà, từ B. rất, và, mà, từ C. rất, và, mà, từ, chẳng D. và, mà, chẳng ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)
  3. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 18 I. Đọc thầm bài văn sau: Ấm lòng giữa mùa dịch Trong những ngày qua, tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đang có hàng trăm công-ten-nơ thanh long trước nguy cơ hư hỏng vì Trung Quốc tạm ngừng thông quan do dịch vi-rút Cô-rô-na hoành hành. Các tài xế không ai bảo ai vẫn cố bám lại giữa trời giá lạnh. Nếu không ảnh hưởng vì đại dịch, thì hiện tại sẽ rất nhộn nhịp với tiếng máy của những chiếc công-ten-nơ để thùng đông lạnh bảo quản, tiếng ồn ào của dân bốc vác và những ông chủ trao đổi buôn bán hàng hóa. Hiện tại thì khác, quán ăn đóng cửa buộc các tài xế và phụ xe phải cuốc bộ 5 ki-lô-mét mua nhu yếu phẩm rồi mang về bãi tự chế biến, nấu ăn cho qua ngày. Họ đã đi xuyên Tết, cả tháng không ở nhà với gia đình, nhớ vợ con kinh khủng, ai cũng muốn về. Nhưng rồi họ đã không nản chí: “Chúng tôi khổ một, doanh nghiệp và bà con nông dân khổ mười. Lúc khó khăn là lúc cần nhau nhất, chúng tôi không thể quay về, chúng tôi không thể bỏ cuộc, tất cả ở lại vì tình người”. Họ đều nghĩ đến sự “mất mùa” của nông dân và chủ hàng sẽ có nguy cơ phá sản nên quyết tâm bám trụ để mong xuất được hàng. Hàng trăm chiếc xe công-ten-nơ bị tạm dừng lại ở cửa khẩu do dịch. Những bác tài từ những người xa lạ nhưng không ai bảo ai đã góp gạo thổi cơm chung, biến bãi xe mênh mông vắng lặng thành một khu vực đầy ắp tiếng cười, sôi động. Biết là phải ở lại đây lâu, họ bỏ tiền ra mua tích trữ thực phẩm và dụng cụ nấu nướng. Lái xe mỗi người một nơi, nhưng khi gặp khó khăn, họ như một gia đình, cùng nấu, cùng ăn và động viên nhau lạc quan cùng cố gắng vượt qua nghịch cảnh. Không có sự phân công, không ai bảo ai, mỗi người làm một việc từ nhặt rau, vo gạo, nấu nướng, rửa bát dần rồi cũng thích nghi, tự dưng anh em thành thân quen. Tổng hợp từ In-tơ-nét Nhu yếu phẩm: vật phẩm cần thiết cho đời sống hằng ngày (gạo, vải, giấy, ) 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Trung Quốc tạm ngừng do dịch vi-rút Cô-rô-na hoành hành.
  4. 2. Nếu không ảnh hưởng vì đại dịch thì cửa khẩu lúc này sẽ rất nhộn nhịp bởi những âm thanh: A. Tiếng máy của những chiếc công-ten-nơ để thùng đông lạnh bảo quản B. Tiếng trao đổi của những ông chủ buôn bán hàng hóa C. Tiếng ồn ào của dân bốc vác và những ông chủ trao đổi buôn bán hàng hóa. D. Cả a và c 3. Dòng nào không phải là khó khăn mà các tài xế công-ten-nơ đang trải qua? A. Cả tháng không ở nhà với gia đình nên rất nhớ vợ con. B. Các quán ăn đóng cửa nên phải đi xa tìm mua nhu yếu phẩm. C. Họ có nguy cơ bị phá sản bởi không bán được hàng. D. Chịu đựng thời tiết giá lạnh tại cửa khẩu phía Bắc. 4. Dựa vào nội dung bài đọc và hiểu biết của mình, xác định những thông tin dưới đây Đúng hay Sai : a) Hàng trăm tấn thanh long sẽ hư hỏng vì không được bán ra Đúng/Sai nước ngoài. b) Trung Quốc tạm ngừng nhận hàng hóa để hạn chế sự lây lan Đúng/Sai của vi-rút cô-rô-na c) Các tài xế và phụ xe phải lái xe 5 ki-lô-mét mua nhu yếu phẩm Đúng/Sai rồi mang về bãi tự chế biến, nấu ăn cho qua ngày. d) Khi gặp khó khăn, những lái xe như một gia đình, cùng nấu, cùng ăn và động viên nhau lạc quan cùng cố gắng vượt qua nghịch Đúng/Sai cảnh. 5. Vì sao các tài xế công-ten-nơ không quay về trả lại hoa quả cho bà con nông dân còn mình sớm được đoàn tụ với gia đình? 6. Em có suy nghĩ gì về các tài xế công-ten-nơ? 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: A. Họ đã đi xuyên Tết, cả tháng không ở nhà với gia đình, ai cũng muốn về. B. Chúng tôi không thể bỏ cuộc.
  5. C. Các tài xế và phụ xe phải tự đi tìm đồ ăn, thức uống để bám trụ giữa trời giá lạnh. D. Chúng tôi không thể quay về, chúng tôi không thể bỏ cuộc, tất cả ở lại vì tình người. 8. Ghi lại 3 từ láy có trong bài đọc: 9. Tìm tên một số cửa khẩu quốc tế đường bộ ở phía Bắc Việt Nam trong bảng sau: O E P B I U N T Y L M H A N Ê U Y M À H Ữ U N G H Ị T O C P A C T E N U C X S V H O I V O A M Ó N G C Á I E I T O M G I A N N S U N U T X O N G T Â N T H A N H Ê 10. Theo em, chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn trong mùa dịch? ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)