Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp học nhóm của môn sức khoẻ lớp 5

doc 8 trang thienle22 2710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp học nhóm của môn sức khoẻ lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_su_dung.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp học nhóm của môn sức khoẻ lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp học nhóm của môn sức khoẻ lớp 5. Người thực hiện : Tạ Hoàng Tín. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 I. Lý do chọn đề tài. Sức khoẻ là vốn quý của mỗi người, của cả xã hội. Biết tự chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cả cộng đồng, học sinh mới có sức khoẻ tốt để hăng say học tập, hăng hái lao động và rèn luyện, tham gia tích cực mọi sinh hoạt, vui chơi, giải trí ở trường và ở nhà. Đó chính là điều kiện để nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy, sức khoẻ là một môn học có vị trí quan trọng trong trường Tiểu học. Chương trình môn Sức khoẻ lớp 5 (Học kỳ I) nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ, biết cách xử lý những trường hợp tai nạn hay xảy ra ở lứa tuổi học đường với mong muốn chỉ là sơ cứu ban đầu rồi sau đó chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế để chữa trị. Chương trình môn Sức khoẻ lớp 5 (Học kỳ II) có phần nâng cao hơn, giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa sức khoẻ và môi trường sống với nhu cầu dinh dưỡng để phát triển cơ thể một cách toàn diện, cân đối, giáo dục giới tính, biết cách giữ vệ sinh và những việc làm nên tránh trong giai đoạn ở tuổi dậy thì. Để tiết học đạt hiệu quả, phát huy trí lực của học sinh và phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh khi dạy môn Sức khoẻ, tôi đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học hợp tác nhóm và thực hành ở một số tiết học cụ thể. Sau đây xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp về “Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dạy học nhóm - thực hành trong môn Sức khoẻ lớp 5”. II. Cơ sở lý luận thực tiễn để giải quyết đề tài. Trong các môn học ở trường Tiểu học, việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong một giờ dạy không những giúp học sinh hình thành tri thức qua họat động thực tiễn mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh, thu hút học sinh vào bài giảng để học sinh là trung tâm của tiết dạy, làm cho các em hiểu bài sâu và nhớ lâu bài giảng trên lớp. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 10 - 11 tuổi, chương trình sức khoẻ lớp 5 được chia làm 4 chủ đề lớn: 1. Tự chăm sóc sức khoẻ và biết xử lý khi gặp người bị nạn. 2. Sự tăng trưởng cơ thể theo lứa tuổi và các yêu cầu vệ sinh ở lứa tuổi dậy thì. 3. Dinh dưỡng và vệ sinh dinh dưỡng đối với sức khoẻ.
  2. 4. Dân số và kế hoạch hoá gia đình, vai trò của sức khoẻ đối với cuộc sống. Tùy theo từng chủ đề và nội dung của từng bài mà tôi lựa chọn sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp. Trong số bài dạy sức khoẻ, tôi áp dụng phương pháp học nhóm vì học nhóm, học sinh có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ hiểu biết kinh nghiệm. ở một số bài về xử lý khi gặp người bị nạn, tôi chọn thêm phương pháp thực hành để củng cố và kiểm tra tri thức học sinh vừa được lĩnh hội. Từ đó giúp các em có thể bình tĩnh, tự tin, xử lý đúng khi giúp đỡ người bị nạn. Trong bài sức khoẻ có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, tôi thường xác định hai nhóm mục tiêu sau: * Nhóm 1: Gồm các kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh. * Nhóm 2: Gồm các kỹ năng hợp tác, cần phải rèn luyện cho học sinh trong dạy học. Khi học nhóm, học sinh có thể nhận thấy học nhóm có lợi cho cả tập thể, có lợi cho từng cá nhân vì học nhóm đã phát huy hết khả năng học của mọi thành viên bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đã có của mình, cách giải quyết vấn đề theo nhiệm vụ được giao. Vì thế, người giáo viên cần tổ chức học nhóm sao cho các thành viên trong nhóm có thể trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ cho nhau về kinh nghiệm, kiến thức. Muốn học nhóm có tác dụng, người giáo viên cần xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm học để đáp ứng mục tiêu của phương pháp là: - Phát huy tối đa kết quả học tập của từng cá nhân. - Phát hiện khả năng học tập của từng em để có biện pháp nâng cao hoặc tìm cách hỗ trợ trẻ. - Giáo viên có thể chỉ định, kiểm tra nhóm truyền thống và phương pháp học nhóm hiện đại. TT Học nhóm truyền thống Học nhóm hiện đại 1 Các thành viên không phụ thuộc lẫn Các thành viên phụ thuộc vào nhau một nhau cách tích cực. 2 Không có trách nhiệm cá nhân Trách nhiệm cá nhân được đề cao. 3 Đồng nhất Đa dạng trong năng lực và tính cách 4 Nhóm trưởng được định sẵn Luân phiên nhau làm nhóm trưởng 5 Trách nhiệm của cá nhân Chia sẻ trách nhiệm lẫn nhau. 6 Chỉ tập trung giải quyết nhiệm vụ của Thực hiện nhiệm vụ trong bầu không khí từng cá nhân vui vẻ, đoàn kết. 7 Không quan tâm kỹ năng xã hội. Quan tâm dạy học kỹ năng xã hội. 8 Giáo viên không chú ý tới các chức năng Giáo viên quan sát và can thiệp kịp thời hợp tác nhóm vào quá trình thảo luận. 9 Nhóm không phân tích kết quả Nhóm phân tích kết quả. III. Quá trình triển khai thực hiện đề tài. Khi sử dụng phương pháp học nhóm, giáo viên cần nắm được cách tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: + Xác định số lượng thành viên của nhóm: gồm từ 2 - 4 em (số lượng phụ thuộc vào khối nhiệm vụ và khối lượng thời gian).
  3. + Thành phần các thành viên trong nhóm: có thể 2 em trong 1 bàn hoặc 4 em ở hai bàn quay mặt vào nhau. Trong nhóm sẽ có em học giỏi, khá, trung bình để học sinh có điều kiện học hỏi lẫn nhau. Học sinh giỏi có thể dạy cho học sinh trung bình. Chỉ khi hoạt động trong giờ sức khoẻ có yêu cầu học nhóm thì học sinh mới cùng nhau quay lại thảo luận. + Tư thế ngồi học nhóm: ngồi đối diện nhau. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch học tập để phát huy tính tích cực của học sinh. + Phát phiếu học tập cho học sinh. + Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm để thi đua với nhau. - Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em trong nhóm. + Điều khiển nhóm: là nhóm trưởng: có nhiệm vụ tóm tắt giải quyết nhiệm vụ, thống kê kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho cả nhóm. + Thư ký nhóm: ghi chép mọi ý kiến, tóm tắt ý kiến. + Báo cáo viên: thay mặt nhóm báo cáo kết quả. + Tổ viên theo dõi thời gian trong khi thực hiện nhiệm vụ và thời gian sắp kết thúc. - Bước 4: Giải thích nhiệm vụ: Giáo viên khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm cần chú ý như sau: + Ngôn ngữ phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. + Giải thích các mục tiêu của bài học. + Giải thích các khái niệm cần thiết. + Trước khi tiến hành công việc cần đưa ra các câu hỏi để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa. - Bước 5: Tổ chức đánh giá kết quả nhóm: + Các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình. + Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. + Giáo viên chốt lại các kiến thức đúng - sai. + Thu phiếu học tập của các nhóm. + Khen thưởng, động viên các nhóm có kết quả thảo luận tốt bằng phần thưởng, vỗ tay khen ngợi, cho điểm tốt v. v Sau đây, tôi xin trình bày các ví dụ tiêu biểu về bài dạy môn Sức khoẻ 5 mà tôi sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm. Ví dụ 1: Bài dạy: Xử lý khi bị ngộ độc thức ăn Bước 1: - Học nhóm 2 học sinh. - Thành viên nhóm: Nhóm hỗn hợp.
  4. - Khi ngồi học nhóm: Ngồi đối mặt nhau. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học để phát huy tính hợp tác tích cực của học sinh. - Giáo viên phát phiếu học tập. Cách đề phòng ngộ độc thức ăn Đúng Sai a. Không dùng thực phẩm tươi, rau úa, cá ươn, thịt ôi, đồ hộp quá ? ? hạn b. Thực phẩm bị ôi nhưng nấu chín nên ăn không bị ngộ độc ? ? c. Thức ăn đã bị thiu (cơm, canh, cá, thịt, trứng ) nấu lại vẫn ăn ? ? được d. Thức ăn phải được nấu chín, có dụng cụ che đậy để chống ruồi, ? ? chuột, gián, kiến vọc vào thức ăn e. Không ăn các loại thức ăn đã gây dị ứng (mẩn ngứa sau khi ăn). ? ? Không ăn các thức ăn nghi ngờ có chất độc - Các nhóm thảo luận thi đua với nhau. Bước 3: Phân công nhiệm vụ từng nhóm.: - Một học sinh làm thư ký. - Một học sinh báo cáo viên. Bước 4: Giải thích nhiệm vụ. Giáo viên hỏi lại để kiểm tra xem học sinh đã hiểu yêu cầu của bài chưa Yêu cầu của bài là gì? (Học sinh trả lời: điền đúng, sai vào các cách đề phòng ngộ độc thức ăn). Bước 5: Tổ chức đánh giá kết quả nhóm. Các báo cáo viên của nhóm lên trình bày ý kiến thống nhất của nhóm mình. - Giáo viên chốt lại Đ, S. - Thu phiếu học tập của các nhóm sau khi đã thảo luận. - Giáo viên khen thưởng, động viên các nhóm làm tốt. Ví dụ 2: Dạy bài 10: Thực hành Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm. - Thành viên của nhóm: Nhóm hỗn hợp. - Khi ngồi học nhóm: Ngồi đối mặt nhau. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học để phát huy tính tích cực hợp tác của học sinh. - Giáo viên phát cho các nhóm vật thực để học sinh quan sát.
  5. Nhóm 1: Mảnh xương cá, mảnh xương gà, hòn bi, cúc áo, hột nhãn. Nhóm 2: Một số hạt thóc (hoặc vật cứng nhọn). Nhóm 3: Một con cá ươn, một con cá tươi, một bó rau úa. Nhóm 4: Bánh kẹo có bôi phẩm màu loè loẹt. Nhóm 5: Thức ăn có chất độc: Khoai tây mọc mầm, sắn tươi, nấm độc. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm 1: Quan sát mảnh xương cá, mảnh xương gà, hòn bi, cúc áo, hột nhãn. Nhóm 2: Quan sát hạt thóc và sờ tay vào hạt thóc. Nhóm 3: Quan sát thức ăn ôi thiu: Rau úa, cá ươn, cá tươi. Nhóm 4: Quan sát bánh kẹo có bôi phẩm màu loè loẹt. Nhóm 5: Quan sát thức ăn có chất độc: Khoai tây mọc mầm, sắn tươi, nấm độc. - Các nhóm thực hành luân phiên 5 nội dung trên. Bước 3: Phân công nhiệm vụ từng nhóm: - Nhóm trưởng - Thư ký nhóm. - Báo cáo viên. - Theo dõi viên. - Khuyến khích viên. - Tổ viên theo dõi thời gian. Bước 4: Giải thích nhiệm vụ. Các nhóm ghi lại những điều quan sát và cảm nhận được từ các vật của các thành viên vào giấy. - Các nhóm thực hành luân phiên nhau theo 5 nội dung trên. Bước 5: Cho đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả quan sát được. - Giáo viên thống nhất các ý kiên chung của các nhóm. - Giáo viên khen ngợi các nhóm làm tốt. - Giáo viên thu lại các vật thật đã phát cho học sinh. - Giáo viên thu bản thu hoạch kết quả quan sát. Ví dụ 3: Dạy bài :Sự tăng trưởng cơ thể theo lứa tuổi.
  6. Bước 1: - Học sinh học theo nhóm 4. - Thành viên nhóm (Nhóm hỗn hợp). - Khi ngồi học nhóm: Ngồi đối diện nhau. Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập. Muốn có hàm răng đẹp, chúng em phải: a. Đánh răng thường xuyên ? b. Không ăn quá nhiều bánh kẹo ? c. Súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn bánh kẹo ? d. Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh ? e. Khi bị sâu răng, đau răng không cần chữa trị gì ? g. Có thể dùng răng cắn các vật cứng (nhai nước đá, tước mía,cắn móng tay ) ? h. Hàng ngày phải tắm rửa sạch sẽ. ? Bước 3: Phân công nhiệm vụ trong nhóm - Nhóm trưởng. - Thư ký. - Báo cáo viên. - Tổ viên theo dõi thời gian. Bước 4: Giải thích nhiệm vụ: Giáo viên hỏi: Nêu yêu cầu của bài: Điền dấu x vào các ô trống mà các nhóm cho là đúng. Bước 5: Tổ chức đánh giá kết quả nhóm: - Các báo cáo viên lên trình bày các ý kiến thống nhất của nhóm mình. - Giáo viên chốt lại Đ, S. - Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm sau khi đã thảo luận. - Giáo viên khen thưởng, động viên các nhóm làm tốt. IV. Vai trò của giáo viên trong hợp tác nhóm. Khi tiến hành dạy học theo phương pháp học hợp tác nhóm, vai trò của người giáo viên: a. Giáo viên là người đưa ra quyết định - Xác định mục tiêu.
  7. - Quyết định số thành viên. - Quyết định thành phần nhóm. - Sắp xếp chỗ ngồi. - Cung cấp tư liệu học tập. - Phân công các thành viên của nhóm. b. Giáo viên là người tổ chức bài học cho học sinh. - Đưa ra các yêu cầu về kiến thức. - Nâng cao tính phụ thuộc tích cực của học sinh. - Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên. - Đánh giá. c. Giáo viên là người hướng dẫn điều hành nhóm: - Xem xét, điều chỉnh vị trí ngồi của từng thành viên. - Hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của học sinh trong nhóm (vui vẻ, thỏai mái, hiểu biết, động viên lẫn nhau). - Hỗ trợ khi cần thiết. - Dạy các kỹ năng hợp tác nhóm. d. Đánh giá: - Tóm tắt nhận xét: Kỹ năng, kiến thức trẻ đã lĩnh hội. - Nhận xét quá trình hoạt động. Nhìn thấy \ Nghe thấy e. Khen thưởng, động viên kịp thời các nhóm, nhắc nhở, rút kinh nghiệm để lần học nhóm sau đạt kết quả. V. Kết quả. Trong các bài sức khoẻ có hoạt động hợp tác nhóm, tôi đều dạy theo 5 bước trên. Tôi đã thu được một số kết quả sau: - Các em rất hứng thú học tập, lớp học sôi nổi thảo luận giữa các nhóm để tìm ra những ý kiến đúng. - Các em hiểu bài ngay trên lớp, nhớ lâu bài học và khi gặp tình huống cụ thể tự xử lý được nhanh chóng, chính xác. - Học sinh tự chăm sóc sức khoẻ bản thân và biết cách phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra trong cuộc sống (bị hóc, chết đuối, điện giật ), biết tránh xa các chất độc hại (rượu, thuốc lá, ma
  8. tuý ). Các em còn tự giác nhắc nhở anh chị em, bố mẹ và những người xung quanh những điều đã học được. Các em đã trở thành những thành viên tích cực cải biến môi trường xung quanh ngày một tốt hơn. - Học sinh biết cách phân bố thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Qua đó nâng cao sức khoẻ cho học sinh. VI. Kết luận. “Sức khoẻ là vốn quý của mọi nhà”, học để hiểu biết, nâng cao sức khoẻ cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội là việc quan trọng đối với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Phương pháp học hợp tác nhóm được áp dụng trong các giờ dạy sức khoẻ đã giúp học sinh cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ hiểu biết kinh nghiệm mà còn thực hiện ở mức độ cao hơn dưới sự dẫn dắt của giáo viên để học sinh là chủ thể trung tâm trong giờ học, để học sinh là người tìm hiểu và tự phát hiện ra những kiến thức mới. Qua các bài sức khoẻ đã học, học sinh có thể tự xử lý, sơ cứu những trường hợp đơn giản mắc phải trong cuộc sống hàng ngày hay giúp đỡ những người khác trong cộng đồng. Bác Hồ đã nói: “Một người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh, một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt”. Học sinh có thể chất khoẻ mạnh sẽ học tốt và có tinh thần khoẻ mạnh. Các bài sức khoẻ học sinh được học trên lớp với phương pháp học hợp tác nhóm chắc hẳn sẽ giúp các em nhớ lâu và sâu sắc bài học, sẽ là vốn kiến thức quý báu giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, hình thành thói quen ý thức giữ gìn sức khoẻ ngay từ khi còn học dưới mái trường tiểu học. Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2003 Người viết Tạ Hoàng Tín