Phiếu hướng dẫn học tuần 21 – Môn Vật lí 9 Bài 37: Máy biến thế bài tập về máy biến thế và truyền tải điện năng đi xa

docx 4 trang thienle22 7160
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu hướng dẫn học tuần 21 – Môn Vật lí 9 Bài 37: Máy biến thế bài tập về máy biến thế và truyền tải điện năng đi xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_huong_dan_hoc_tuan_21_mon_vat_li_9_bai_37_may_bien_the.docx

Nội dung text: Phiếu hướng dẫn học tuần 21 – Môn Vật lí 9 Bài 37: Máy biến thế bài tập về máy biến thế và truyền tải điện năng đi xa

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN 21 – MÔN VẬT LÍ 9 BÀI 37: MÁY BIẾN THẾ BÀI TẬP VỀ MÁY BIẾN THẾ VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA I. Yêu cầu đối với học sinh trong tuần 21 - Đọc bài 37 : Máy biến thế và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học vào vở ghi - Ôn lại kiến thức bài 36: Truyền tải điện năng đi xa ( Công thức tính công suất hao phí khi truyền tải điện năng để áp dụng làm bài tập) II. Nội dung ghi chép vở: Tiết 41, 42: BÀI 37: MÁY BIẾN THẾ BÀI TẬP VỀ MÁY BIẾN THẾ VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế 1. Cấu tạo Hướng dẫn: HS trả lời câu hỏi, ghi câu trả lời vào vở - Cấu tạo của máy biến thế gồm mấy bộ phận chính? 2. Nguyên tắc hoạt động - Nêu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế - Hướng dẫn: Hs nghiên cứu mục II, ghi phần 2. kết luận vào vở ghi. (Mục III, IV trang 101, 102 tự học)
  2. III. Bài tập: II. Bài tập về nhà: Hs hoàn thiện bài tập vào vở ghi ( Phần ghi lí thuyết và bài tập các con làm vào vở, chụp và gửi lên phần mềm shub classroom) Câu 1: Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt): 2 2 2 A. Php=IRB. P hp=UIC. P hp=PU /R D. Php=P R/U Câu 2: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ. B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. C. Hiệu suất truyền tải là 100%. D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Câu 3: Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại tốn kém? A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém. B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém. C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém. D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém. Câu 4: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng lên hai lần.B. Tăng lên bốn lần.C. Giảm đi hai lần.D. Giảm đi bốn lần. Câu 5: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là: A. Tăng tiết diện dây dẫnB. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ C. Tăng hiệu điện thếD. Giảm tiết diện dây dẫn Câu 6: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng:
  3. A. 100000 WB. 20000 kWC. 30000 kWD. 80000 kW Câu 7: Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần? A. 200 000VB. 400 000VC. 141 421VD. 50 000V Câu 8: Các bộ phận chính của máy biến thế gồm: A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện. B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt. C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu. D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện. Câu 9: Chọn phát biểu đúng A. Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều. C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều. D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và lõi sắt. B. Tự luận Bài 1: a) Tính công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây tải trong hai trường hợp: - Hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 500V. - Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 50kV b) Hãy nhận xét kết quả 2 trường hợp trên Biết công suất điện của nhà máy là 55 kW, khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là 100 km, dây dẫn có điện trở tổng cộng là 60 Ω Bài 2: Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω . Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là bao nhiêu? Bài 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220V. a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp. b) Tính dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 137,5 Ω Coi điện năng không bị mất mát
  4. Bài 4: Mắc vôn kế vào hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế thì thấy vôn kế chỉ 9V. Biết hiệu điện thế của hai đầu cuộn sơ cấp là 360V. Hỏi: a) Biến thế nói trên là biến thế tăng hay giảm thế? b) Biết cuộn thứ cấp có 42 vòng. Tính số vòng dây ở cuộn sơ cấp.