Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2016-2017

docx 9 trang nhungbui22 09/08/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_56_van_ban_hai_dua_tre_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2016-2017

  1. Tuần 12 Ngày soạn: 3/11 /2016 Tiết 56 Ngày dạy: 11/11/2016 BẾP LỬA Bằng Việt A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến Thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mồi liên hệ chặt chẽ vớinhững tình cảm với quê hương đất nước. 3. Thái độ: Trân trọng những tình cảm mà các em đã có và sẽ có, yêu quê hương bản quán dù có ở nơi chân trời góc bể, yêu quí người thân. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực: giao tiếp tiếng Việt, giải quyết vấn đề. B. Chuẩn bị: 1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chân dung nhà thơ Bằng Việt 2. HS: Chuẩn bị bài C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Nêu vấn đề, Vấn đáp tái hiện, giảng bình - Kĩ thuật động não D. Tiến trình các hoạt động 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. - Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’) Gv cho HS quan sát 1 số hình ảnh 1
  2. Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? - Bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Tình cảm gia đình là một trong những đề tài quen thuộc , gần gũi trong văn chương nói chung, thơ ca nói riêng. Chúng ta đã từng xúc động trước hồi tưởng của người chiến sĩ về năm tháng ấu thơ bên người bà tần tảo qua bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Nhưng có lẽ không thể không kể đến nỗi niềm của nhà thơ Bằng Việt khi nhớ về những năm tháng chiến tranh đói mòn đói mỏi trong ‘Bếp lửa” hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuổi thơ ấy như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Giới thiệu chung. (5’) I. Giới thiệu chung: GV cho HS quan sát chân dung nhà thơ 1. Tác giả: - Tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh năm Nêu những hiểu biết về tác giả ? 1941 GV giới thiệu đôi nét về Bằng Việt - Quê: Thạch Thất – Hà Nội Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc Bằng, quê huyện Thạch Thất, Thành kháng chiến chống Mỹ, làm thơ từ đầu phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa những năm 60. Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam Ông làm thơ từ những năm 60 thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ nhất là trong nhà trường. Một số tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa (Tập thơ; 1968 in chung với Lưu Quang Vũ), Những gương mặt – Những khoảng trời (1973), Bếp lửa – Khoảng trời (Tập thơ) (1986), Phía nửa mặt trăng chìm (1995) GV cho HS quan sát một số tác phẩm 2. Tác phẩm: trên màn hình Hoàn cảnh: Ra đời năm 1963 khi tác Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? giả học tập và công tác tại nước ngoài, Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm bài thơ rút từ tập Hương cây - Bếp lửa. 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Liên Xô). 2
  3. Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”. Những kỷ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ dần hiện lên đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ “Bếp lửa”. Bài thơ được làm theo thể loại nào, - Thể thơ: tự do PTBĐ? - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận. - Nhân vật trữ tình: Người cháu Nhân vật trữ tình ở đây là ai? Đối tượng trữ tình trong bài thơ là gì? - Người bà và bếp lửa. GV: Vậy hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa hiện lên như thế nào trong lòng nhân vật trữ tình chúng ta cùng chuyển sang phần II. Đọc hiểu văn bản Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản (32’) II. Đọc - hiểu văn bản: GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, vừa phải 1. Đọc thể hiện tình cảm của cháu với bà và quê hương GV đọc mẫu. Học sinh đọc toàn bài thơ – HS, giáo viên nhận xét. 2.Chú thích Từ khó: Giảng giải khi phân tích bài thơ. Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về 3. Mạch cảm xúc và bố cục ai và về điều gì? - Là lời của người cháu với bà. - Thể hiện cảm xúc của cháu với bà thông qua hình ảnh bếp lửa. 3
  4. Mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào? - Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi - Mạch cảm xúc của bài thơ: hồi tưởng tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy =>hiện tại, kỉ niệm =>suy ngẫm. ngẫm Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, đứa cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp bà. Bố cục: 4 phần ? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân + Phần 1: Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp vật trữ tình, em hãy nêu bố cục bài thơ? lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà. + Phần 2: (Tiếp . niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa. + Phần 3: ( Tiếp đến ”bếp lửa!”): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà + Phần 4 còn lại: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà. Gv: Hình ảnh của bà được gợi lên trong kí ức của người cháu như thế nào? Chúng ta cùng sang phần 4. Phân tích 4. Phân tích a. Những hồi tưởng về bà và tình bà Học sinh đọc 3 dòng thơ đầu. cháu Trong kí ức của người cháu hình ảnh - Một bếp lửa chờn vờn sương sớm nào được nhắc lại nhiều lần trong 2 câu Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. thơ đầu? Để gợi tả hình ảnh bếp lửa tác giả đã sử - Một bếp lửa : Điệp ngữ. dụng nghệ thuật nào? - Hình ảnh một bếp lửa trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở hai câu thơ đầu. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” 4
  5. đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà Hình ảnh bếp lửa được gợi lên như thế nào? - Từ láy: + Chờn vờn: gợi hình ảnh bập bùng, chập chờn của ngọn lửa Từ chờn vờn, ấp iu thuộc kiểu từ gì? Từ chờn vờn gợi tả hình ảnh bếp lửa như thế nào? - Từ láy chờn vờn gợi tả ngọn lửa trong màn sương sớm lung linh hắt lên vách liếp tạo nên những làn khói nhè nhẹ quyện vào sương sớm. + ấp iu: gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo Từ ấp iu lại gợi tả điều gì? và tấm lòng chi chút của người nhóm - Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của lửa bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Từ hình ảnh bếp lửa ấy, người cháu - Cháu thương bà biết mấy nắng mưa chợt nhớ về ai? => NT ẩn dụ: biết mấy nắng mưa Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ? ? Nhớ về bà nhà thơ nhớ về điều gì? - Đọng lại trong mấy dòng thơ là chữ ”thương” và hình ảnh bà lặng lẽ âm thầm trong khung cảnh ”biết mấy nắng mưa”. Chữ thương được dùng thật đắt làm cho cảm xúc lan tỏa thấm sâu vào lòng người. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà Bếp lửa ấm áp, nồng đượm mang tình yêu thương che chở ôm ấp, 5
  6. vỗ về của bà với cháu. Sớm sớm đôi bàn tay gầy guộc của bà vẫn khéo léo nhóm lửa. Bếp lửa của bà là bếp lửa của cuộc đời trải qua ” mấy nắng mưa”. Hình ảnh” mấy nắng mưa” gợi tả nỗi vất vả, khó nhọc của cuộc đời bà không chỉ có Bằng Việt mà sau này nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng viết Nắng mưa tự những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Qua hình ảnh bếp lửa cho thấy tình cảm => hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm nào chợt ùa về trong tâm trí nhà thơ? xúc về người bà yêu kính, tần tảo Với cách sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi cảm, hình ảnh đặc sắc và điệp ngữ” một bếp lửa” ba câu thơ đã nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về người bà yêu kính, tần tảo. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. GV: Từ h/ả bếp lửa, người cháu nhớ về bà và kỉ niệm ùa về trong cháu đó là những kỉ niệm nào? HS đọc khổ thơ thứ 2 - quen mùi khói Kỉ niệm năm lên 4 tuổi được thể hiện - đói mòn đói mỏi qua những hình ảnh thơ nào? Cụm từ quen mùi khói gợi cho chúng ta điều gì? - Quen mùi khói cho thấy việc nhóm bếp lửa nấu cơm, nấu nước trở thành việc làm thường xuyên của hai bà cháu. Em hiểu đói mòn đói mỏi trong câu thơ trên như thế nào? -> Chữ đói được lặp lại, từ mòn, mỏi lặp phụ âm m gợi tả cái đói kéo dài triền miên, dai dẳng mãi không thôi. Cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Tuổi thơ của cháu có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Hơn hai triệu người dân Việt Nam chết đói vì chính sách cai trị 6
  7. dã man của giặc Nhật, giặc Pháp. Người sống thì “dật dờ như những bóng ma”. Đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”. GV cho HS quan sát một số hình ảnh về nạn đói. Trong cái nghèo đói chung của đất nước hoàn cảnh gia đình nhà thơ như thế nào? Hình ảnh thơ đã gợi cho em cảm nhận - Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy gì đặc biệt là hình ảnh khô rạc ngựa gầy? => Tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của - Hình ảnh con ngựa gầy còm cõi, xơ nạn đói năm 1945 xác. Như vậy có thể thấy”Đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”- những chi tiết thơ đậm chất hiện thực đã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác, tiêu điều cùng những con người tiều tụy, vật lộn mưu sinh. Con đói lả ôm lưng mẹ khóc Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi Kiếp người cơm vãi cơm rơi Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi! Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là gì? Khói hun nhèm mắt là như thế nào? - khói hun nhèm mắt cháu - Bếp lửa của nhà nghèo củi, rơm ẩm => ấn tượng về bếp lửa của nhà nghèo ướt khói làm chảy nước mắt. Chắc hẳn củi, rơm ẩm ướt chúng ta ngồi đây nhiểu em còn chưa cảm nhận được mùi khói bếp vì ngày nay chúng ta thường đun bằng bếp ga, bếp điện. Từ “mùi khói” rồi lại “khói hun” Nhà thơ đã chọn được một chi tiết thật sát hợp, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện thấm thía những tình cảm khi tỏ, khi mờ, lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến. Cho đến bây giờ nhớ về điều ấy người - Nhớ lại đến giờ sống mũi còn cay. cháu còn cảm giác như thế nào? 7
  8. Tại sao khi nhớ lại những kỉ niệm ấy nhà thơ lại thấy cay nơi đầu mũi? Có phải cay vì mùi khói nữa không hay vì cảm xúc nào? Em có nhận xét gì về chi tiết, ngôn từ trong đoạn thơ? Những hình ảnh trên gợi tả cuộc sống của hai bà cháu như thế nào? - Chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị Cái vị cay xè của khói hun nơi bếp lửa => Kỉ niệm tuổi thơ cùng bà sống trong nhà nghèo mãi còn bám lấy tâm hồn cay cực, thiếu thốn nhọc nhằn. tuổi thơ. Cho dù năm tháng đã trôi qua nhưng những kí ức ấy vẫn đậm đà trong tâm hồn đứa cháu. Giờ đây dù ở phương trời xa cuộc sống khá đầy đủ nhưng cháu vẫn không quên mùi khói của bếp lửa ngày nào. Mỗi lần nhớ lại đều xúc động dâng trào “ Sống mũi còn cay” là mùi khói làm cay mắt người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt. Thơ Bằng Viết có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của ông chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mù khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng. Theo dòng hồi tưởng còn kỉ niệm nào chợt ùa về trong tâm hồn của nhà thơ? Kỉ niệm tám năm cùng bà nhóm lửa cùng những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học sau. 4 Củng cố : trò chơi giải ô chữ - Ô 1: Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ Bằng Việt nhớ về ai? Đáp án: Bà - Ô 2: Bài thơ Bếp lửa được in trong tập thơ nào? Đáp án: Hương cây – bếp lửa. - Ô 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Đáp án: Điệp ngữ - Ô 4: Bài thơ được tác giả sáng tác khi đang học tập tại quốc gia nào? 8
  9. Đáp án: Liên Xô - Ô 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Chờn vờn gợi hình ảnh bập bùng, chập chờn của Đáp án: Ngọn lửa. Ô 6: Kỉ niệm tuổi thơ về mùi khói còn nhớ mãi để đến bay giờ nhà thơ có cảm nhận như thế nào? Đấp án: sống mũi còn cay Ô chữ từ khóa: Bếp lửa. 5 Hướng dẫn về nhà (1’) - Đọc diễm cảm lại bài thơ - Học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị phần tiếp theo + Kỉ niệm tám năm cùng bà nhóm lửa + Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa 9