Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 7
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_tuan_ngu_van_9_tuan_7.docx
Nội dung text: Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 7
- PHIẾU BÀI TẬP TUẦN TỪ 16/ 03/2020 ĐẾN 22/3 Phần I: Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Nếp sống giản dị thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ”. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội). Câu 1. Phần trích trên được rút ra từ văn bản nào, của ai? Câu 2. Em hiểu thế nào về cách sống không tự thần thánh hóa, khác đời, hơn đời ? Câu 3. Trong bài viết tác giả cho rằng “Nếp sống giản dị thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Từ hiểu biết về quan niệm của tác giả và thực tế, em suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống đẹp trong thời đại hiện nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi). Phần II: Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ 2 trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Câu 2: Nêu tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên. Câu 3:Xác định phép tu từ được sử dụng ở dòng thơ thứ hai: “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết câu và một câu ghép (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu ghép) Phần III: Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong một bài thơ có viết về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa như sau: “ Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già” Cũng trong bài thơ này những người lính lái xe lại hiện lên ở một nét khác: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Câu 1: Những câu trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm này sáng tác năm nào? Trình bày hiểu biết của em về nhan đề tác phẩm? Câu 2: Trong câu thơ Võng mắc chông chênh đường xe chạy xét cấu tạo từ chông chênh thuộc từ loại gì? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu) để làm rõ tình đồng chí đồng đội và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan phơi phới của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đó có sử dụng một phép lặp và câu mở rộng thành phần.( Gạch chân và giải thích rõ phép lặp, câu mở rộng thành phần). Câu 4: Câu thơ: “Bụi phun tóc trắng như người già” khiến cho em nhớ tới một hình ảnh nào cũng viết về vẻ đẹp người lính thời chống Mỹ mà em đã học. Hãy ghi lại hình ảnh đó? Cho biết tên tác giả, tên tác phẩm? Từ hai hình ảnh này vẻ đẹp nào của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ được nhắc đến?