Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1, 2, 3

docx 6 trang thienle22 3500
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tu_on_o_nha_mon_sinh_hoc_lop_7_tuan_1_2_3.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1, 2, 3

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN SINH HỌC LỚP 7 TUẦN 1 (TỪ 3/2- 9/2) Lớp lưỡng cư - ếch đồng Câu 1. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, Câu 2. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng? A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Câu 4. Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm? A. Xương sườn. B. Xương đòn. C. Xương chậu. D. Xương mỏ ác. Câu 5. Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống. B. Sự nâng hạ của thềm miệng. C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành. D. Sự vận động của các cơ chi trước. Câu 6. Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất? A. Não trước. B. Thuỳ thị giác. C. Tiểu não. D. Thuỳ thị giác. Câu 7. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 8. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước? A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.
  2. B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn? A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng. B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng. C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón. D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng? A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài. D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN SINH HỌC LỚP 7 TUẦN 2 (TỪ 10/2- 16/2) Đa dạng và đặc điểm chung lớp lưỡng cư Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm. B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê. C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày. D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm. Câu 2. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư? A. Cá chuồn. B. Cá cóc Tam Đảo. C. Cá cóc Nhật Bản. D. Ễnh ương. Câu 3. Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc? A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo. Câu 4. Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc? A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo. Câu 5. Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất? A. Bộ Lưỡng cư có đuôi. B. Bộ Lưỡng cư không chân.C. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Câu 6. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư? A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000 Câu 8. Cho các đặc điểm sau: (1): Tim ba ngăn; (2): Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; (3): Là động vật biến nhiệt; (4): Phát triển không qua biến thái. Đặc điểm nào có ở cá cóc Tam Đảo?
  4. A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1); (2) và (3). Câu 9. Hiện nay, bộ nào có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư? A. Lưỡng cư có đuôi. B. Lưỡng cư không chân. C. Lưỡng cư không đuôi. Câu 10. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng.
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN SINH HỌC LỚP 7 TUẦN 3 (TỪ 17/2- 23/2) LỚP BÒ SÁT Câu 1. Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bàng sự khác biệt về đời sống của ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài. Đặc điểm đời sống Ếch đồng Thằn làn bóng đuôi dài Nơi sống và thức ăn Thời gian hoạt động Tập tính Sinh sản Câu 2. Hãy chọn nhũng nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền (a, b, c ) vào cột C. A. Đặc điểm cấu tạo ngoài C. Trả lời B. Thể hiện sự thích nghi với đời sống ở của thằn lằn cạn 1. Cổ dài 1 a) Tham gia di chuyển trên cạn 2. Da khô có vảy sừng bao bọc 2 b) Động lực chính của sự di chuyển 3. Mắt có mi cử động, có nước 3 c) Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động mắt. 4 âm thanh vào màng nhĩ 4. Màng nhĩ nằm trong hai hốc 5 d) Bảo vệ mắt tránh bụi và ánh sáng nắng tai ở hai bên đầu 6 gắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô 5. Thân dài, đuôi rất dài e) Phát huy vai trò các giác quan nằm trên 6. Bàn chân có năm ngón, có đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng vuốt g) Đào hang để trú đông h) Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể Câu 3: Xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng ; S: sai)
  6. STT Câu dẫn Đ/S 1 Tim Bò sát tiến hoá hơn Lưỡng cư vì tim Lưỡng cư có 3 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu đi nuôi CO2 thể là máu pha. Còn tim Bò sát, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu tim 4 ngăn), máu ít pha hơn 2 Hệ sinh sản của thằn lằn : con đực có một cơ quan giao cấu ; trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của con cái .3 Bò sát mà đại diện là thằn lằn có hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp 4 Hệ bài tiết của thằn lằn có hậu thận, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước. 5 Bộ Có vảy không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai 6 Nguyên nhân chính giúp bò sát cỡ nhỏ có thể tồn tại và sống sót cho đến ngày nay là do cơ thể nhỏ bé nên yêu cầu vể thức ăn không cao 7 Bộ Cá sấu không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi 8 Bộ Rùa có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi 9 Hệ tiêu hoá của thằn lằn : ống tiêu hoá đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do đó có khả năng hấp thu lại nước, giúp cơ thể giữ nước 10 Thần lằn di chuyển hoàn toàn nhờ bốn chi LỚP CHIM Câu 1. Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài cùa chim bồ câu. Câu 2: Lập bảng nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bổ câu thích nghi với đời sống bay lượn.