Luyện tập về Dòng điện – Nguồn điện chất dẫn điện và chất cách điện

doc 2 trang thienle22 4880
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập về Dòng điện – Nguồn điện chất dẫn điện và chất cách điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_tap_ve_dong_dien_nguon_dien_chat_dan_dien_va_chat_cach.doc

Nội dung text: Luyện tập về Dòng điện – Nguồn điện chất dẫn điện và chất cách điện

  1. BT vật lý tự ôn từ 15/3 đến 29/3 LUYỆN TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN I. Bài tập trắc nghiệm: 1. Dòng điện là gì? A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng. D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 2. Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện? A. Pin ; C. Đinamô lắp ở xe đạp; B. Bóng đèn điện đang sáng; D. Acquy. 3. Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ: (Khẳng định nào dưới đây sai?) A. Dòng điện chạy qua chúng; B. Các điện tích chạy qua dây dẫn. C. Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây;D. Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện. 4. Dòng điện có thể chuyển dời trong các chất nào dưới đây: A. Sứ; C. Gỗ khô; B. Kim loại; D. Poliêtilen. 5. Nguồn điện là thiết bị: (Chọn khẳng định đúng nhất.) A. Sản xuất ra các êlectrôn; B. Trên đó có đánh dấu hai cực. C. Để duy trì dòng điện trong mạch; D. Có hai cực âm dương. 6. Sẽ có dòng điện chạy qua khi: (Chọn câu đúng trong các trả lời sau) A. Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện. B. Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện. C. Các thiết bị điện và nguồn được nối kín bằng dây dẫn. D. Khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện. 7. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Đồng; B. Nhựa; C. Cao su; D. Gỗ khô. 8. Vật nào dưới đây cách điện? A. Một đoạn ruột bút chì; B. Một đoạn dây thép. C. Một đoạn dây nhôm; D. Một đoạn dây nhựa. 9. Êlêctrôn tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilông; B. Mảnh nhôm; C. Mảnh giấy khô; D. Mảnh nhựa. 10. Chất cách điện là những vật: (Khẳng định nào sau đây đúng?) A. Có thể cho các điện tích dịch chuyển; B. Không có khả năng nhiễm điện. C. Không cho các điện tích chạy qua; D. Chỉ cho phép các electrôn đi qua. 11. Vật dẫn điện là những vật: (Khẳng định nào sau đây đúng?) A. Chỉ cho phép các electrôn chạy qua; B. Cho phép các điện tích đi qua.
  2. C. Không có khả năng tích điện; D. Chỉ là các kim loại. 12. Dây dẫn kim loại chỉ: (Khẳng định nào sau đây đúng?) A. Cho phép các êlêctrôn chạy qua; B. Cho phép các điện tích chạy qua. C. Cho phép các điện tích dương chạy qua; D. Cho phép các điện tích âm chuyển qua. 15. Các vật liệu sau thường dùng làm vật cách điện: (Chọn câu đúng trong các câu sau) A. Sứ, kim loại, nhựa, cao su; B. Sơn, gỗ, chì, gang, sành. C. Vàng, bạc, nhựa pôlyêtilen; D. Nhựa, nilông, sứ, cao su. 16. Trong kim loại, các êlêctrôn tự do là: (Chọn câu đúng trong các câu sau) A. Những êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân. B. Những êlêctrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử. C. Những êlêctrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. D. Những êlêctrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do. II. Bài tập tự luận: Bài 1. Dòng chuyển dời có hướng của các Ion dương có phải là dòng điện không? Tại sao? Bài 2. Dùng một viên pin nối với một bóng đèn pin nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng. Hỏi bóng đèn pin còn sáng không nếu ta đảo chiều hai cực của pin? Bài 3*. Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện tạo ra nguồn điện để thắp sáng bóng đèn khi đi vào ban đêm. Em hãy quan sát và mô tả hình dáng bộ phận này và cho biết khi nào thì bộ phận này mới hoạt động và thắp sáng bóng đèn Bài 4. Em hãy giải thích tại sao các cán của kìm thường được bọc bằng nhựa, cao su? Bài 5. Nếu dụng cụ chỉ gồm một bóng đèn và nguồn điện là hai viên pin thì em có thể làm cho bóng đèn phát sáng được không? Tại sao? Bài 6: Chất cách điện và chất dẫn điện có điểm nào khác biệt nhau về mặt cấu tạo? Bài 7*. Hãy kể tên mốt số chất cách điện và một số chất dẫn điện ở điều kiện thường. Bài 8*. Một học sinh lý luận rằng: “các vật dễ dàng làm nhiễm điện thì cũng dễ dàng cho dòng điện truyền qua, vì ta thấy vật đó đễ dàng nhận hay nhường êlêctrôn”. Lý luận trên có chính xác không? Hãy cho một ví dụ để minh hoạ.