Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 33 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

doc 5 trang Thương Thanh 24/07/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 33 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_tuan_33_bai.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 33 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

  1. Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật A. Lý thuyết I. Khái quát nội dung câu chuyện *Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật : - Sống có đạo đức: Anh luôn tâm niệm phải có cái tâm, anh luôn chăm lo về v/c và tinh thần cho mọi người, sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở; luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao uy tín của đơn vị, công ty. - Tuân theo pháp luật: Mở rộng sản xuất theo qui định của pháp luật ; giáo dục mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động ; Thực hiện qui định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội; Luôn phản đối, đấu tranh những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực (tham nhũng, trốn lậu thuế, đánh cắp, đánh cháo nguyên vật liệu trong xây dựng). - Động cơ thôi thúc anh có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng công ty Xây dựng Thăng Long : Anh muốn tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của công nhân; xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước. - Động cơ đó biểu hiện phẩm chất : Sống có đạo đức và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh Nguyễn Hải Thoại đã đem lại: Có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh. II. Nội dung bài học 2.1. Khái niệm - Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. - Tuân theo Pháp luật: Là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật . - Mối quan hệ giữa đạo đức và Pháp luật: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng và được mọi người kính trọng. 2.2. Trách nhiệm của học sinh:
  2. Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật Động viên thăm hỏi người gia neo đơn thể hiện sống có đạo đức. 2.3. Ý nghĩa: Sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ có lợi: Là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của mọi người, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân để góp phần xây dựng đất nước. B. Trắc nghiệm Câu 1: Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?
  3. A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau. C. Tham gia hiến máu nhân đạo. D. Cả A,B,C. Hiển thị đáp án Câu 2: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ? A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy D. Cả A,C Hiển thị đáp án Câu 3: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là? A. Sống có đạo đức. B. Sống có kỉ luật. C. Đạo đức. D. Pháp luật. Hiển thị đáp án Câu 4: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là? A. Tuân theo pháp luật. B. Pháp luật. C. Sống có đạo đức. D. Đạo đức.
  4. Hiển thị đáp án Câu 5: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là? A. Sống có đạo đức. B. Sống có kỉ luật. C. Sống có trách nhiệm. D. Sống có văn hóa. Hiển thị đáp án Câu 6: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là? A. Tuân theo pháp luật. B. Sống có đạo đức. C. Sống có văn hóa. D. Sống có trách nhiệm. Hiển thị đáp án Câu 7: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là? A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người. C. Được mọi người yêu quý, kính trọng D. Cả A,B,C. Hiển thị đáp án Câu 8: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là? A. Vi phạm pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Thực hiện pháp luật.
  5. D. Sử dụng pháp luật. Hiển thị đáp án Câu 9: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về? A. Sống có đạo đức. B. Sống có trách nhiệm. C. Sống có kỉ luật. D. Sống có ý thức. Hiển thị đáp án Câu 10: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện? A. Sống có đạo đức. B. Sống có kỉ luật. C. Sống có trách nhiệm. D. Sống có văn hóa.