Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 môn Giáo dục công dân lớp 9 (Đề 2)

doc 5 trang thienle22 5230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 môn Giáo dục công dân lớp 9 (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_nam_hoc_2019_2020_mon_giao_duc_cong_da.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 môn Giáo dục công dân lớp 9 (Đề 2)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Thời gian làm bài : 60Phút (Đề có 40 câu) Mã đề 002 Họ tên : Lớp : Câu 1: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục. B. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt. C. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế. Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Tòa án. D.Viện Kiểm sát. Câu 3: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. bảo vệ lợi ích quốc gia. B. bảo vệ nền độc lập. C. bảo vệ hòa bình. D. bảo vệ Tổ quốc. Câu 4: Người lao động là người A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ đủ 17 tuổi trở lên. D. từ đủ 15 tuổi trở lên. Câu 5: Vì sao Hiến pháo quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội. D. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội. Câu 6: Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? A. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay. B. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức. C. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. D. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức. Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của A. cán bộ nhà nước. B. lực lượng vũ tranh nhân dân. C. quân đội nhân dân Việt Nam. D. toàn dân. Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa lao động của công dân? A. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước. B. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình. C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trang 1/5
  2. D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Câu 9: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P A. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh. B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vò chưa đủ tuổi. C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật dân sự. Câu 10: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại các quan hệ A. lao động, công vụ nhà nước. B. hôn nhân và gia đình. C. chuyển dịch tài sản. D. nhân thân phi tài sản. Câu 11: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Quốc hội. B. Tòa án nhân dân tối cao. C. Hội đồng nhân dân. D. Chính phủ. Câu 12: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là A. vi phạm đạo đức. B. trách nhiệm gia đình. C. trách nhiệm pháp lí. D. vi phạm pháp luật. Câu 13: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật? A. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. B. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước. C. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động. D. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa. Câu 14: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ A. đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. B. đủ 18 tuổi đến hết 26 tuổi. C. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi. Câu 15: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật A. hình sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự. Câu 16: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm A. vi phạm điều lệ. B. vi phạm kỉ luật. C. vi phạm pháp luật. D. vi phạm nội quy. Câu 17: Công dân tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền A. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý. B. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. C. bầu cử đại biểu Quốc hội. D. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Câu 18: Ý nghĩa nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động? Trang 2/5
  3. A. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào. B. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của mình. C. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình. D. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân. Câu 19: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. C. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Câu 20: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây? A. Không làm hại ai cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức. B. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình. C. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người. D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai. Câu 21: Người tuân theo pháp luật là người A. tham gia các hoạt động từ thiện. B. hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. C. nhặt được của rơi trả lại người mất. D. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Câu 22: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động A. lao động. B. dịch vụ. C. hướng nghiệp D. trải nghiệm. Câu 23: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai. D. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 24: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới A. 18 tuổi. B. 15 tuổi. C. 13 tuổi. D. 16 tuổi. Câu 25: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây? A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. B. Du lịch khám phá nền văn hóa của nước khác. C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. D. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. Câu 26: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Trốn nghĩa vụ quân sự. B. Đi xe máy vượt đèn đỏ. C. Tham nhũng. D. Người tâm thần gây án. Câu 27: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm. B. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù. Trang 3/5
  4. C. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn. D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả. Câu 28: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việ làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học, sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tào trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. D. Sai vì chỉ có con của liệt sĩ, con thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 29: Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 16 tuổi trở lên. C. Đủ 21 tuổi trở lên. D. Đủ 20 tuổi trở lên. Câu 30: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc? A. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn. B. Cố gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình. C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ. D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 31: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp A. giáo dục, thuyết phục, răn đe. B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe. C. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. giáo dục, nhắc nhở, lên án. Câu 32: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là A. hướng nghiệp. B. học nghề. C. cải tạo. D. việc làm. Câu 33: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ quân sự, theo em, T có thể tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao? A. Không, vì công dân là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Trang 4/5
  5. Câu 34: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội bằng cách A. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. B. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân. C. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Câu 35: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. B. quyền sở hữu công nghiệp. C. các quy tắc quản lí của Nhà nước. D. quan hệ sở hữu tài sản. Câu 36: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Lễ phép với ông bà, cha mẹ. B. Vứt rác đúng nơi quy định. C. Nói tục, chửi bậy. D. Nhường nhịn các em nhỏ. Câu 37: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sử đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ A. 18 tuổi đến hết 27 tuổi. B. 17 tuổi đến hết 25 tuổi. C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. 17 tuổi đến hết 27 tuổi . Câu 38: Bộ luật lao động không cấm hành vi nào dưới đây? A. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm. B. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi. C. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. D. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động. Câu 39: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi? A. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án. C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. Câu 40: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân? A. Đủ 21 tuổi trở lên. B. Đủ 20 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ 18 tuổi trở lên. HẾT Trang 5/5