Phiếu bài tập Ngữ văn 9 (từ 23/3 đến 30/3)

docx 2 trang thienle22 5670
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Ngữ văn 9 (từ 23/3 đến 30/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_ngu_van_9_tu_233_den_303.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Ngữ văn 9 (từ 23/3 đến 30/3)

  1. PHIẾU BÀI TẬP (Từ 23/3 đến 30/3/2020) Phần I (7 điểm): Cho đoạn trích sau [ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ] (Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1) 1. Cụm từ “cháy tàn cháy rụi” có ý nghĩa như thế nào trong đoạn trích trên? 2. Hình ảnh “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi/ Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” cho em thấy được truyền thống tốt đẹp nào của của dân tộc Việt Nam? Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung thể hiện nét đẹp đó? 3. Viết một đoạn văn từ 11 - 13 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, trong đoạn có sử dụng thích hợp một câu ghép và một trợ từ (gạch chân - chú thích). 4. Trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có một bài thơ có cùng đề tài với bài thơ “Bếp lửa”. Đó là bài thơ nào? Ghi rõ tên tác giả. Phần II (3 điểm): Cho văn bản sau Thời gian là vàng Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là có lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên, Ngữ văn 9, tập hai)
  2. 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên. 3. Qua văn bản trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của thời gian đối với con người, đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội ngày nay.