Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 31 - Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 31 - Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_tuan_31_bai_16_quy.doc
Nội dung text: Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 31 - Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân A. Lý thuyết I.Khái quát nội dung * Câu chuyện 1 - Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia lấy ý kiến về “Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992”. - Quyền làm chủ, quyền được quản lí nhà nước, quản lí xã hội. * Câu chuyện 2 - Nhà nước xây dựng Pháp lệnh để tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xh, phát huy quyền làm chủ của công dân. Giúp cho công dân hiểu rõ nội dung, cách thực hiện, nâng cao phẩm chất năng lực, tích cực tham gia. - Là học sinh cần phải: Học tập tốt, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật; tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn; tham gia các hoạt động ở địa phương. ⇒ Ý nghĩa: Mọi công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân xây dựng và để phục vụ lợi ích của nhân dân. Công dân có quyền giám sát các cơ quan nhà nước, có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, giúp đỡ các cơ quan, cán bộ nhà nước thực hiện nhiệm vụ. II. Nội dung bài học 2.1. Khái niệm Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền được tham gia xây dựng, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. Ví dụ: Đi bầu cử tại đại hội Đảng, ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp
- Bầu cử thể hiện quyền dân chủ của công dân. 2.2. Nội dung quyền bầu cử của công dân Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Trực tiếp: Tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức nhà nước. - Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp). 2.3. Ý nghĩa: Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội tạo nên sức mạnh trong công việc xây dựng và quản lí đất nước. B. Trắc nghiệm Câu 1: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là? A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Câu 2: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là? A. 21/5/1990 B. 21/4/1991 C. 21/5/1994. D. 21/5/1993. Câu 3: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân? A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử. D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. Câu 4: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. Tình trạng pháp lý. C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp. D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Câu 5: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử A. Người bị khởi tố dân sự. B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án. C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương. D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án. Câu 6: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát. C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Câu 7: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử A. Người đang bị quản thúc. B. Người đang bị tạm giam. C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án. D. Người mất năng lực hành vi dân sự. Câu 8: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng A. 1 con đường duy nhất. B. 2 con đường. C. 3 con đường. D. 4 con đường. Câu 9: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 10: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.