Phiếu bài tập khối 7 (từ 4/5 đến 10/5)

pdf 16 trang thienle22 3990
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 4/5 đến 10/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_7_tu_45_den_105.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 4/5 đến 10/5)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (Từ 4/5/2020 đến 10/5/2020) 1. Toán học 5. Sinh học 2. Ngữ văn 6. Lịch sử 3. Tiếng Anh 7. Địa lí 4. Vật lí 8. Giáo dục công dân 9. Công nghệ NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP ĐA THỨC (tiếp) LUYỆN TẬP QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ *Đại số: - Khái niệm đa thức, bậc của đa thức. - Các chú ý trong SGK tr37, 38(tập 2). - Cách thu gọn đa thức, cách tìm bậc của đa thức. *Hình học - Nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên. - Nắm được định lí 1, 2 trong SGK tr58, 59(tập 2). II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Cho đường thẳng d và điểm A không thuộc đường thẳng d. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng: A. Không có đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. B. Có duy nhất một đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. C. Có vô số đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. D. Có vô số đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. Câu 2. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C. Trên đường thẳng vuông góc với AC tại B ta lấy điểm H. Khi đó: A. AH BH D. AH = BH Câu 3. Cho tam giác ABC có đường cao AH: A. Nếu BH MH B. MC < MA C. MA = MB D. HB < HC B. TỰ LUẬN Bài 1. Bài 9(SGK trang 59),12(SGK trang 60) Bài 2 . Thu gọn các đa thức và tìm bậc của các đa thức đó: a. (–5x2y + 3xy2 + 7 ) + (–6x2y + 4xy2 – 5 ) b. ( 2,4x3 – 10x2y ) + ( 7x2y – 2,4x3 + 3xy2 ) PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA 5 x3 c. ( 4x2 + x2y –5y3 ) – ( x3 – 6xy2 – x2y )+ ( +10y3 ) + (6y3 – 15xy2 – 4x2y – 10x3) 3 3 d. ( x3 + 6x2 + 5y3) – (2x3 – 5x + 7y3) e. (5,7x2y – 3,1xy + 8y3 ) – ( 6,9xy – 2,3x2y – 8y3 ) Bài 3. Cho các đa thức : A = 6x2 + 7xy – 1 – 5x2 – 7xy + 2021. Chứng minh rằng đa thức A nhận giá trị dương với mọi x, y. Bài 4. Cho đa thức P thỏa mãn: P = 9x4 – 8xy + 5 – (x4 – 6xy) + (2xy +3). Tìm giá trị nhỏ nhất của đa thức P. Bài 5. Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa A và C (BD không vuông góc với AC). Gọi E và F là chân các đường vuông góc kẻ từ A và C đến đường thẳng BD. So sánh AC với tổng AE + CF. Bài 6. Cho ΔABC nhọn có AB AC + AB . -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY TIẾNG VIỆT: LIỆT KÊ A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản Sống chết mặc bay và bài Liệt kê (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 8. B. Luyện tập Phần I. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn viết: “Ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối mặt với sức mưa to lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài, thế thời nào, quan cha mẹ ở đâu? Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1. Ghi lại một thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và giải thích thành ngữ đó. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật tương phản được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật tăng cấp. Em hãy giải thích thế nào là phép tăng cấp. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tăng cấp được sử dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”. Câu 4. Viết đoạn văn (10-12 câu) chứng minh: Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã lên án tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt và trạng ngữ (Chú thích). Phần II. Câu 1. Thế nào là biện pháp tu từ liệt kê? Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì? Câu 2. Tìm và phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong các đoạn trích sau: a. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) b. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6) PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA c. Ta đi giữa ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước. Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên Đường cách mạng, dài theo kháng chiến (Tố Hữu, Ta đi tới) Câu 3. Hàng năm, đồng bào ta ở nhiều nơi vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn do lũ lụt gây ra. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước những hoàn cảnh trên? Là học sinh, em có thể làm gì để chia sẻ, giúp đỡ nhân dân vùng lũ lụt? Hãy trả lời những câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn (7-10 câu), trong đó có sử dụng phép liệt kê. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VẬT LÝ 7 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 28 – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 76: - Vẽ sơ đồ hình 27.1b/SGK. - Trình bày cách mắc ampe kế và vôn kế. - Rút ra nhận xét về cường độ dòng điện tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch mắc nối tiếp. - Rút ra nhận xét về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với hiệu điện thế từng phần của đoạn mạch nối tiếp. 2. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 79: - Vẽ sơ đồ hình 28.1b/SGK. - Trình bày cách mắc ampe kế và vôn kế. - Rút ra nhận xét về cường độ dòng điện tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch mắc song song. - Rút ra nhận xét về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với hiệu điện thế từng phần của đoạn mạch mắc song song. II/ LUYỆN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. Câu 2. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song, thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mối quan hệ nào dưới đây? A. Cường độ dòng diện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ B. Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ C. Cường độ dòng điện mạch chính bằng cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ D. Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. Câu 3. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây? A. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. B. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. C. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. D. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 4. Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì lí do nào dưới đây? A. Để các đèn luôn sáng bình thường. B. Để dễ dàng mắc mạch điện hơn C. Để khi một bóng đèn hỏng (đứt dây tóc) thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường D. Để có thể trang trí các phòng ở đẹp hơn bằng các mạch điện với các bóng đèn. Bài 2. Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. a) luôn bằng hiệu điện thế giữa hai đầu 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc mỗi bóng đèn. vào mạch b) luôn bằng 0. 2. Hiệu điện thế giừa hai cực của nguồn điện c) luôn nhỏ hơn hiệu điện thế giữa hai 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai đầu mỗi bóng đèn bóng đèn mắc song song đang sáng d) luôn khác 0 4. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai e) luôn lớn hơn hiệu điện thế giữa hai bóng đèn mắc nối tiếp đang sáng đầu mỗi bóng đèn Bài 3. Cho hai bóng đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2 vào nguồn điện để hai đèn sáng bình thường. Vôn kế V đo hiệu điện thế của đèn 1, ampe kế A đo cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện, ampe kế A2 đo cường độ dòng điện của bóng đèn 2. a. Vẽ sơ đồ mạch điện b. Cho biết hiệu điện thế U1, U2 giữa hai đầu đèn Đ1; Đ2. c. Biết số chỉ của ampe kế A là 0,45A và số chỉ của ampe kế A1 là 0,22A. Tính cường độ dòng điện l1 chạy qua đèn Đ1 Bài 4. Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.10. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là I = 0,25A; vôn kế V có số chỉ là U = 5,8V; vôn kế V1 có số chỉ U1 = 2,8V a) Tính cường độ dòng điện l1, I2 tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2. b) Tính hiệu điện thế U2 giữa hai bóng đèn Đ1 và Đ2. c) Độ sáng nào của các đèn sẽ thay đổi như thế nào nếu thay nguồn điện đã cho bằng một nguồn điện khác sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V? Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM SINH HỌC 7 MÔN SINH HỌC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 57 và 58: Đa dạng sinh học, trả lời các câu hỏi sau: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã. C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài. Câu 2. Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì? A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể. B. Dự trữ năng lượng chống rét. C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể, dự trữ năng lượng chống rét. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh? A. Thường hoạt động vào ban đêm. B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông. C. Móng rộng, đệm thịt dày. D. Chân cao, dài. Câu 4. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì? A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể. Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân. B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. C. Có khả năng di chuyển rất xa. D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước? A. Thường săn mồi vào ban đêm. B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá. C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm. Câu 7. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau. B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau. D. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau, có nguồn sống nhất định khác nhau, có tập tính hoạt động nhất định khác nhau. Câu 8. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay? A. Do các hoạt động của con người. B. Do các loại thiên tai xảy ra. C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do các loại dịch bệnh bất thường. Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. Câu 10. Theo em biện pháp nào là quan trọng bậc nhất để bảo vệ đa dạng sinh học? A. Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi. B. Đẩy mạnh chống ô nhiễm môi trường. C. Thực hiện pháp lệnh bảo vệ rừng một cách triệt để. D. Giáo dục, nâng cao ý thức người dân. II. TỰ LUẬN: Giả sử em là một nhà nghiên cứu về đa dạng sinh học (có tiếng nói trong chính quyền), em hãy đưa ra một phương án hữu ích để bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Ba Vì. Hãy giải thích vì sao em lại chọn phương án đó? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM LỊCH SỬ 7 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Tiết 50: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 20,23,25 và tìm hiểu về chùa Tây Phương (Hà Nội), để làm các bài tập sau: I. Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1. Lần đầu tiên bia tiến sĩ được dựng tại Văn Miếu vào năm nào? A. 1480 B. 1482 C. 1484 D.1486 Câu 2. Triều đại nhà Lê khủng hoảng, vua quan chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc. Năm 1512 - 1520 kinh thành liên tiếp biến loạn. Ai là người đã đứng lên ổn định tình hình? A. Trần Cảo B. Mạc Đăng Dung C. Trịnh Kiểm D. Nguyễn Hoàng Câu 3. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Đàng Ngoài có 2 đô thị lớn. Một là Thăng Long (Kẻ Chợ). Đô thị còn lại là gì? A. Gia Định B. Thanh Hà C. Hội An D. Phố Hiến Câu 4. Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền nhà nào? A. Nhà Lê B. Nhà Nguyễn C. Nhà Mạc D. Nhà Trịnh Câu 5. Nguyễn Huệ mấy lần đem quân ra Thăng Long? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 6. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đổi tên Thăng Long thành tên gọi nào? A. Bắc Thành B. Đông Kinh C. Đông Đô D. Đông Quan Câu 7. Ai là người chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta cuối thế kỉ XVIII? A. Liễu Thăng B. Tôn Sĩ Nghị C. Thoát Hoan D. Ô Mã Nhi Câu 8. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm Kỉ Dậu 1789 diễn ra vào ngày mùng mấy Tết? A. Mùng 3 B. Mùng 4 C. Mùng 5 D. Mùng 6 Câu 9. Địa phương nào của Hà Nội được nhắc đến trong câu ca ca ngợi vẻ đẹp và niềm tự hào về quê hương trong câu sau: có bánh cuốn ngon/ Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng? A. Ngọc Hà B. Quảng Bá C. Ước Lễ D. Thanh Trì Câu 10. Câu ca “Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa” nghĩa là khi giã dó tơi ra rồi thì quẩy những thúng đại (thúng to) đem ra sông Tô Lịch đãi. Câu ca trên nhắc đến nghề truyền thống nào? A. Làm hương B. Làm giấy C. Dệt lụa D. Làm cốm II. Tự luận Câu 1. Người Thăng Long xưa thường nói, Nhắn ai trẩy hội Kinh thành/ Mua cho tấm lĩnh hoa chanh đem về. “Tấm lĩnh” được nhắc đến trong câu ca trên là gì? Làng nghề này hiện là địa phương nào của Hà Nội? Câu 2. Một công trình kiến trúc rất độc đáo thể hiện tín ngưỡng tôn giáo và sự khéo léo, tinh tế của người thợ thủ công Thăng Long thế kỉ XVI - XVII đó là chùa Tây Phương. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về ngôi chùa ấy. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM ĐỊA LÍ 7 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Học sinh nghiên cứu Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương, hoàn thành nội dung sau: I.Tự luận Câu 1: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương. Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? II. Trắc nghiệm Câu 1: Châu Đại Dương nằm trong vành đai nhiệt nào? A. Vành đai nóng và vành đai ôn hòa. B. Vành đai lạnh và vành đai ôn hòa. C. Vành đai nóng và vành đai lạnh. D. Hoàn toàn trong vành đai ôn hòa. Câu 2: Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào? A. Đảo núi lửa và đảo san hô. B. Đảo núi lửa và đảo động đất. C. Đảo san hô và đảo nhân tạo. D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần. Câu 3: Tổng diện tích của châu Đại Dương là A. 7,7 triệu km2. B. 8,5 triệu km2. C. 9 triệu km2. D. 9,5 triệu km2. Câu 4: Trong các hòn đảo của châu Đại Dương dưới đây, hòn đảo nào có diện tích lớn nhất? A. Ta-xma-ni-a. B. Niu Ghi-nê. C. Niu Di-len. D. Ma-ria-na. Câu 5: Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu A. nóng, ẩm và khô. B. nóng, ẩm và điều hòa. C. nóng, khô và lạnh. D. khô, nóng và ẩm. Câu 6: Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào? A. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương. Câu 7: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là A. nằm ở đới ôn hòa. B. nhiều thực vật. C. được biển bao quanh. D. mưa nhiều. Câu 8: Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu A. Địa Trung Hải. B. lục địa. C. ôn đới. D. nhiệt đới. Câu 9: Xét về diện tích, châu Đại Dương xếp thứ mấy thế giới? A. Thứ ba. B. Thứ tư. C. Thứ năm. D. Thứ sáu. Câu 10: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a? A. Gấu. B. Chim bồ câu. C. Khủng long. D. Cang-gu-ru. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM GDCD 7 MÔN GDCD KH Ố I 7 NĂM HỌC 2019-2020 *Lưu ý: Học sinh đọc và nghiên cứu SGK bài: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và trả lời các câu hỏi dưới đây: Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Nước ta đổi tên thành Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm nào? A. 1945 B. 1954 C. 1975 D. 1976 Câu 2: Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 3: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là gì? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 4: Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm A. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp B. Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân C. Quốc hội và chính phủ D. Quốc hội và hội đòng nhân dân các cấp Câu 5: Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan nào? A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương. B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện. C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã. D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã. Câu 6: Ai là Chủ tịch nước đầu tiên của nước ta? A. Phạm Văn Đồng B. Tôn Đức Thắng C. Hồ Chí Minh D. Trường Chinh Câu 7: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là gì? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân. Câu 8: Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Viện kiểm sát. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 9: Thủ tướng Chính phủ nước ta hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Xuân Phúc. B. Ông Trương Hòa Bình. C. Ông Vũ Đức Đam. D. Ông Phùng Xuân Nhạ. Câu 10: Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 11: Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp được gọi là gì? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân. Câu 12: Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm? A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Viện kiểm sát. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 13: Chủ tịch Quốc hội nước ta hiện nay là ai? A. Bà Tòng Thị Phóng. B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. C. Ông Vũ Đức Đam. D. Ông Trương Hòa Bình. Câu 14: Chính phủ do A. Nhà nước bầu ra B. nhân dân bầu ra. C. Đảng bầu ra. D. Quốc hội bầu ra. Câu 15: Chủ tịch nước ta hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Phú Trọng. B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. C. Ông Phùng Xuân Nhạ. D. Bà Nguyễn Kim Tiến. Phần 2: Tự luận Câu 1: a. Bộ máy Nhà nước được phân chia thành mấy cấp ? Tên gọi của từng cấp ? b. Bộ máy Nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào ? c. Bộ máy Nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) gồm có những cơ quan nào ? d. Bộ máy Nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) gồm có những cơ quan nào ? e. Bộ máy Nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào ? Câu 2: a. Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ? b. Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu cuả nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất? Tại sao? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 14 -
  16. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Công nghệ 7 Bài 35: “Thực hành – nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều” và bài 36 : “Thực hành nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều” kết hợp với quan sát tranh ảnh, quan sát thực tế hoàn thành bảng sau: Bảng 1 Tên gà Hình dạng Màu sắc Đầu gà Chân gà Hướng sản xuất giống toàn thân lông, da (mào) (to, nhỏ, cao thấp) Gà Lơ Go Gà Hồ Gà Ri Bảng 2 Giống vật Hướng sản Tầm vóc Lông, da Đặc điểm (Mõm, nuôi xuất đầu, lưng, chân) Lợn Ỉ Lợn Móng Cái Lợn Đại Bạch Lợn Lanđơrat -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 15 -