Phiếu bài tập khối 7 (từ 11/5 đến 17/5)
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 11/5 đến 17/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_khoi_7_tu_115_den_175.pdf
Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 11/5 đến 17/5)
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ (Từ 11/5/2020 đến 17/5/2020) 1. Toán học 2. Ngữ văn 3. Tiếng Anh NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 0 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 9 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP CỘNG TRỪ ĐA THỨC LUYỆN TẬP QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA TAM GIÁC. BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Đại số - HS nắm được cách cộng trừ đa thức 2. Hình học - Bất đẳng thức tam giác (định lí trang 61 SGK) - Hệ quả bất đẳng thức tam giác (hệ quả trang 62 SGK) II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Cho E – (3x2y –2x3y +5x2y2 – 7xy) = (– 5x2y2 + 2 x3y + 3). Bậc của đa thức E bằng: A. 3 B.4 C.2 D.0 Câu 2. Cho (11x2 + 9y – 3x –xy + x2y –xy2) – F = x2y –xy2. Bậc của đa thức F bằng: A. 3 B. 2 C.1 D.0 Câu 3. Bộ ba số đo nào sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác: A. 24cm, 30cm, 18cm B. 8cm, 18cm, 6cm C. 15cm, 15cm, 24cm D.12cm, 20cm, 28cm Câu 4. Cho tam giác ABC có CA =1cm, BC = 17cm. Cạnh AB có số đo (theo đơn vị cm) là một số nguyên. Độ dài cạnh AB bằng: A. 18cm B. 16cm C.17cm D.1cm Câu 5. Cho tam giác cân ABC có độ dài hai cạnh là 15cm và 7cm. Chu vi tam giác đó là: A. 29cm B. 21cm C.27cm D.37cm B. TỰ LUẬN Bài 1. Đại số: Bài 31, 32, 33, 38 (SGK trang 40,41) Hình học: Bài 16 (SGK trang 63), Bài 22 (SGK trang 64) Bài 2. Cho các đa thức: M = 3,5x22 y 22 - 2xy + 1,5x y + 2xy + 3xy N = 2x222 y + 3,2xy + xy - 4xy - 1,2xy a. Thu gọn các đa thức M và N. b. Tính M + N; M – N Bài 3. Cho các đa thức M, N, P thỏa mãn các điều kiện sau: M + x3 + 5x2y = x3 + y3 N – ( 4xy – 3y2 ) = x2 – 7xy + 8y2 . (2,5x2y – 3 xy2 + y3) – P = 1,5x2y – 2y3 a. Tìm đa thức M, N, P PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 1 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA b. Tính M + P; M – P c. Tìm đa thức Q sao cho N + Q = 0 d. Tính giá trị của các đa thức Q tại x = 1 và y = -1 Bài 4. Cho đa thức : A = x2 – 3xy – y2 + 2x – 3y + 1 B = – 2x2 + xy + 2y2 – 3 – 5x + 2y C = 7y2 + 3x2 – 4xy – 6x + 4y + 5 Tính A + B + C ; A – B + C ; A – B – C Bài 5. Tìm các số a, b, c , biết: (–2a2b3)10 + (3b2c4)15 = 0 Bài 6. Cho tam giác ABC có D là trung điểm của BC. Lấy điểm E trên tia đối của tia DA sao cho DA = DE. Chứng minh rằng: a. AC = BE A B + A C b. A D 2 e. Chứng minh MA + MB +MC < AB +BC + CA HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 2 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 9 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY, DẤU GẠCH NGANG TẬP LÀM VĂN: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, VĂN BẢN BÁO CÁO A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại các bài: Bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, bài Dấu gạch ngang, bài Văn bản đề nghị, bài Văn bản báo cáo (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 9. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Vẽ sơ đồ nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. Câu 2. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong các đoạn trích sau: a. Bấy giờ ai nấy trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) b. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) c. Mùa xuân của tôi – mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi) d. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán (Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương) Câu 3. Hãy điền dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ trống trong các đoạn trích sau: a. Hồ Xuân Hương ( ) người được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm ( ) là một nhà thơ nữ độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. b. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ( ) c. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình ( ) hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương ( ) dưới lòng đường ( ) trên vỉa hè( ) trong cửa tiệm. Những cu li kéo xe tay phóng cật lực ( ) đôi bàn chân giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng ( ) những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm ( ) những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 3 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA cơm ( ) cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời ( ) một viên quan uể oải bước qua ( ) tay phe phẩy cái quạt ( ) ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. (Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu) Phần II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga, nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung, êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ, dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trên và nêu cảm nhận về hiệu quả của việc sử dụng biện pháp ấy. Câu 2. Giải thích ý nghĩa từ quan phụ mẫu, vì phúc tinh. Các từ này được sử dụng với sắc thái gì? Câu 3. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên. Phần III. Câu 1. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Câu 2. Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của lớp em. Với vai trò là lớp trưởng, em sẽ viết kiểu văn bản nào trong các văn bản sau đây: đề nghị, báo cáo, kiến nghị, đơn? Vì sao em lại chọn kiểu văn bản đó? Câu 3. Cho một tình huống sau: Nhiều bạn học sinh ở lớp em và các lớp khác rất thích đọc sách. Các em có nguyện vọng được giới thiệu những cuốn sách hay; được cùng bạn bè trao đổi, thảo luận về cái hay của những cuốn sách ấy. Em hãy thay mặt các bạn viết một văn bản đề nghị gửi lên Ban giám hiệu nhà trường để trình bày nguyện vọng và đưa ra đề xuất thành lập Câu lạc bộ “Trang sách em yêu” cho các bạn học sinh trong trường. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 4 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 5 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 11/5/2020 ĐẾN 17/5/2020) - 6 -