Nội dung Tuần 21 môn: Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung Tuần 21 môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_tuan_21_mon_hoa_hoc_8.docx
Nội dung text: Nội dung Tuần 21 môn: Hóa học 8
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ: HÓA – SINH – ĐỊA NỘI DUNG TUẦN 21 MÔN: HÓA HỌC 8 Tiết 41. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm - Phương pháp: đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3, - PTHH: t° 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 MnO2, t° 2KClO3 2KCl + 3O2 - Cách thu khí oxi: + đẩy không khí. + đẩy nước. 2. Phản ứng phân hủy - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. - VD: t° Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Điện phân 2H2O 2H2 + O2 B-LUYỆN TẬP Bài 1. Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4. Tính thể tích khí O2 (đktc) thu được. Bài 2. Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 13,44 lít O2 (đktc). Cho: O = 16; Cl = 35,5; K = 39; Mn = 55. Tiết 42. LUYỆN TẬP Bài 1. a. Phân loại và gọi tên các oxit sau: CuO, P2O5, SO3, Fe2O3, K2O, CO2, SiO2, MgO. b. Viết công thức hóa học của các oxit có tên sau: cacbon oxit, nhôm oxit, canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, đinitơ pentaoxit, kẽm oxit, sắt (II) oxit, nitơ oxit. Bài 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: t° a. + P2O5 t° b. Al + O2
- t° c. + Fe3O4 t° d. KMnO4 + + MnO2, t° e. KClO3 + t° f. CO + CO2 t° g. C4H10 + O2 + t° h. C2H5OH + O2 CO2 + H2O Hãy cho biết: - Những phản ứng hóa học nào thuộc loại phản ứng hóa hợp? những phản ứng hóa học nào thuộc loại phản ứng phân hủy? - Những phản ứng hóa học nào có xảy ra sự oxi hóa. Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam nhôm bằng lượng vừa đủ khí oxi. a. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng. b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành bằng 2 cách. c. Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng ở trên. Cho: O = 16; Al = 27; K = 39; Mn = 55. Lưu ý : Các con chép nội dung kiến thức trọng tâm vào vở và sau đó làm bài tập ở phần luyện tập