Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 4

docx 3 trang thienle22 4230
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_9_phieu_on_tap_de_luyen_cho_hs_tu_on_tai.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 4

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: NGUYỄN THANH MAI NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 PHIẾU ÔN TẬP – ĐỀ LUYỆN CHO HS TỰ ÔN TẠI NHÀ TUẦN 4 ĐỀ LUYỆN 1 Phần I (6đ): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà .Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả!” Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác? Câu 2: Cùng nói với ông chủ nhà, vậy mà ông Hai vừa mới xưng “tôi” rồi ngay sau đó lại xưng “em”. Vì sao vậy? Câu 3: Trong truyện ngắn “ Làng” có một chi tiết đáng chú ý: Ông Hai- nhân vật chính trong truyện lại đi khoe với mọi người: - “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn.” Theo em chi tiết đó có đi ngược lại tâm lí thông thường của người đời không? Vì sao? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn theo cách tổng - phân - hợp khoảng 10- 12 câu làm rõ tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng cải chính trong đó có sử dụng một câu bị động, một lời dẫn trực tiếp. Phần II(4,0đ) Cho câu thơ: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” Câu 1: Chép 7 câu thơ tiếp và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? Câu 2: Nêu sắc thái biểu cảm của từ “lận đận” trong câu thơ đầu và cho biết đó là từ ghép hay từ láy? Câu 3: Qua đoạn thơ trên ta thấy bà là người luôn tần tảo sớm hôm, chăm lo cho mọi người. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận của em về đức hi sinh.
  2. ĐỀ LUYỆN 2 PHẦN I (5 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “( ) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chiụ nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” ( ) Câu 1: Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Đó là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Câu 2: Nêu nội dung chính và tác dụng của lời phủ dụ? Hãy kể tên một tác phẩm có cùng mục đích như lời phủ dụ? Câu 3: Các tác giả của đoạn văn trên vốn là những trí thức trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng lên hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy lí giải ngắn gọn về điều đó? Câu 4: Từ hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới. PHẦN II (5điểm): Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Chuyện người con gái Nam Xương có thể kết thúc ở chi tiết: qua lời bé Đản, Trương Sinh đau đớn hiểu ra nỗi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về nhân gian rồi ra đi. Câu 1: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách kết thúc đầy sáng tạo này? Câu 2: Sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương có làm mất đi tính bi kịch của truyện không? Vì sao Câu 3: Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn chỉnh một đoạn văn( 10-12 câu ) theo phương pháp lập luận diễn dịch: Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để để bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của nàng. ( đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép thế) chú thích rõ.
  3. ĐỀ LUYỆN 3 Phần I (6 điểm): Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi: “Không có kính rồi xe không có đèn” 1. Chép đúng ba câu tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. 2. Cho biết đoạn thơ vừa chép thuộc bài thơ nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? 3. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích ý nghĩa của nó? 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch phân tích hình ảnh người lính lái xe được khắc họa trong đoạn thơ. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu bị động và một thành phần khởi ngữ (gạch chân chỉ rõ). Phần II (4 điểm): Mở đầu Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan viết: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới”. a/ Năm nay mà tác giả nhắc đến ở đây là năm nào? Thời điểm ấy có ý nghĩa gì đặc biệt? b/ Giải thích ý nghĩa của từ hành trang? Theo tác giả, bước vào thời điểm trên, hành trang quan trọng nhất Việt Nam cần chuẩn bị là gì? c/ Trình bày suy nghĩ của em (15 câu) về hành trang quan trọng nhất của thế hệ trẻ ngày nay để đáp ứng nhu cầu của thời đại.